Chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 29 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

1.2.1. Chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị

Xây dựng cơ sở chính trị là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. “Cơ sở chính trị là cơ sở đảng, cơ sở quần chúng được giác ngộ, sẵn sàng ủng hộ và tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có thể hiểu cơ sở chính trị với nhiều mức khác nhau. Những vùng có quần chúng đã được giác ngộ và ủng hộ cách mạng, hoặc quần chúng đã được tổ chức vào các đoàn thể của mặt trận do Đảng lãnh đạo, hoặc đã xây dựng được tổ chức Đảng, tổ chức vũ trang tự vệ đều có thể coi là vùng có cơ sở chính trị. Những vùng này vẫn thuộc quyền thống trị của địch; chính quyền, các tổ chức chính trị và vũ trang của quần chúng vẫn còn mạnh, nhưng chúng không hoàn toàn khống chế được nhân dân, vì quần chúng đã đi theo cách mạng ngày càng nhiều” [54, tr. 102].

Có cơ sở chính trị vững mạnh, Đảng mới có chỗ dựa để lãnh đạo quần chúng tiến hành đấu tranh chính trị, có bàn đạp để phát động khởi nghĩa vũ trang, có nền tảng để tiến lên giành chính quyền làm chủ, xây dựng căn cứ địa và hậu phương vững mạnh.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, cách mạng Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng bằng sự nỗ lực, tinh thần và ý chí cách mạng kiên cường của từng đồng chí, phong trào cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh và trong

phạm vi cả nước đã dần được khôi phục và có những bước tiến đáng kể, các phong trào đấu tranh bài trừ hủ tục, giảm sưu, hoãn thuế, chống phụ thu, lạm bổ nông dân diễn ra ở nhiều nơi để nhằm mục đích xây dựng các cơ sở đảng trong công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, đến năm 1938 phong trào phát triển tương đối rộng ở khu vực Nam phần Bắc Ninh dưới nhiều các hình thức các hội chiếu, hội hỉ, hội tương tế, hội hát trống quân, hội tập võ, hội thợ cấy, thợ cày..bên cạnh các phong trào đấu tranh sôi nổi trong thời kỳ này, việc đọc sách báo công khai cũng ngày càng phát triển sâu rộng.

Bên cạnh đó thì những cơ sở cách mạng như ở Thị Cầu, Đáp Cầu (Võ Giàng), đã tuyển chọn được những quần chúng trung kiên trong các tổ chức ái hữu, nghiệp đoàn, hội hiếu, hội hỉ, vào các tổ chức nông dân phản đế, thanh niên phản đế, phụ nữ phản đế, và chuyển vào hoạt động bí mật.

Để hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa trong cả nước trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức mít tinh, treo cờ, dải truyền đơn ở thị xã Bắc Ninh, Chè (Tiên Du), nhằm động viên và huy động quần chúng ủng hộ ủng hộ gạo, tiền, quần áo, dao kiếm cho các chiến sĩ cách mạng, thông qua đó khơi dậy lòng yêu nước cho quần chúng, phát triển cơ sở và mở rộng địa bàn hoạt động ở địa phương.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng và điều kiện đã cho phép Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh đã được thành lập, với sự ra đời của Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh đã đánh dấu bước trưởng thành của Tỉnh ủy trong việc thống nhất sự lãnh đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh về một mối. Sau khi Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh được thành lập, công tác xây dựng Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng được đẩy lên một bước mới.

Năm 1941, một số con em các cơ sở cách mạng đã được tuyển chọn để thành lập đội Nhi đồng cứu vong, làm nhiệm vụ thông tin liên lạc cho cán bộ ra vào hoạt động, tại một số xã như Trung Mầu, Dương Húc (Tiên Du), Nhà máy giấy Đáp Cầu thì các đoàn thể công nhân cứu quốc, hội phụ nữ cứu quốc, thanh niên cứu quốc đã ra đời, một số nơi đã có đội tự vệ, có Mặt trận Việt Minh cơ sở.

Từ tháng 1 đến tháng 3-1942, quân thù tăng cường dò la, lùng sục, vây ráp các cơ sở cách mạng trên địa bàn tỉnh trong đó có Dương Húc, Đáp Cầu, Thị Cầu, đã có nhiều đồng chí cách mạng bị bắt trong thời gian này điều đó làm cho cách mạng đã điêu đứng. Trước sự khủng bố điên cuồng của kẻ thù đặc biệt là từ những năm 1941-1942, Đảng đã rút kinh nghiệm là muốn đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của phong trào cách mạng, tổ chức cách mạng và cơ quan lãnh đạo phải có những địa bàn hoạt động tương đối an toàn ( khi ấy gọi là An toàn khu).

Cuối năm 1943, được cách mạng mang lại quyền lợi, quần chúng phấn khởi, hang hái gia nhập Việt Minh. Phong trào Việt Minh ở Dương Húc, Trung Mầu, Sộp Thượng, Phật Tích, Long Khám, Long Văn, Bựu, Chè, Dọc, Ve (Tiên Du), Đáp Cầu, Thị Cầu (Võ Giàng) phát triển mạnh mẽ, thế liên hoàn cách mạng được hình thành.

Năm 1944, các cơ sở cách mạng ở huyện Tiên Du được xây dựng ở Sộp Thượng, Phật Tích, Vân Trinh, Đông Sơn, Long Khám, Đại Tảo, Vân Khám, Dọc, Bựu Thượng, Bựu Trung, phố Cầu giếng, Duệ Đông, Đồng Sép, Ve, Thịnh Liên. Không khí cách mạng sôi sục trong quần chúng.

Sang năm 1945, phong trào Việt Minh phát triển cả bề rộng và chiều sâu, trước tình hình ấy các đảng phái phản động hoạt động tranh chấp quần chúng với ta. Nhưng do uy tín của Mặt trận Việt Minh vô cùng to lớn, nên quần chúng chẳng những không bị lừa gạt mà còn hiểu rõ bộ mặt bán nước của hại dân của chúng.

Sau các sự kiện thực dân Pháp gây chiến, tại vùng địch tạm chiếm ngay từ đầu Tỉnh ủy chủ trương cần chấn chỉnh lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu diệt từng bộ phận địch, tích cực đấu tranh phá tề, diệt trừ Việt gian phản động. Tháng 6-1947, Tỉnh ủy Bắc Ninh họp ra nghị quyết ấn định công tác ở những vùng thực dân Pháp kiểm soát là “bước đầu phải cho dân tản cư sang các khu tương đối an toàn, tổ chức việc tản cư theo nguyên tắc phân tán ra nhiều địa điểm tương đối xa vị trí địch, xa các đường giao thông” [2, tr.15]. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Đảng, xây dựng làng kháng chiến được xúc tiến khẩn trương, nhất là các khu vực quanh Hà Nội và dọc các đường số 1, số 5, số 6, số

21, số 10. Sau Hiệp định Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 và Tạm ước Pháp - Việt ngày 14-9-1946 thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa, đứng trước tình hình nghiêm trọng đó, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong cả nước và đưa ra phương hướng cho cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến bùng nổ cả dân tộc ta đứng lên với tinh thần lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946 đó là: thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ. Cùng với việc xây dựng làng chiến đấu thì phong trào xây dựng dân quân tự vệ cũng đã dấy lên ở khắp nơi, thực hiện chỉ thị của Bộ quốc phòng, tỉnh Bắc Ninh khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân, du kích ở tỉnh, ở huyện. các đơn vị du kích tập trung ra đời và phát triển nhanh chóng ở các địa phương.

Tỉnh Bắc Ninh có hai đơn vị bộ đội địa phương là Đại đội Nghĩa Quân và Đại đội Hồng Hà, cuối năm 1948 hai đơn vị bộ đội này trở thành bộ đội chủ lực, bên cạnh đó tỉnh cũng quyết định thành lập đại đội Long Biên và tiểu đoàn Thiên Đức, đồng thời làng chiến đấu được xây dựng ở nhiều nơi, điển hình là làng Phù Lãng (Quế Dương), Đình Bảng (Từ Sơn) Tú Hồ (Thuận Thành), đây “là những làng chiến đấu được xây dựng kiên cố, rào kín, có nhiều cộng sự, ụ sung, ổ mìn, cạm bẫy và dân quân canh gác suốt ngày đêm” [56, tr.142].

Bên cạnh xây dựng lực lượng vũ trang thì công tác bồi dưỡng, huấn luyện quân sự cho cán bộ, dân quân, du kích cũng được Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm, tỉnh đội Bắc Ninh đã tổ chức được 51 lớp đào tạo,huấn luyện quân sự, 3 lớp bồi dưỡng chính trị, 1 lớp tình báo họa đồ. Toàn tỉnh đã tổ chức huấn luyện quân sự cho khoảng 4.000 dân quân [3, tr.15]. Ngoài công tác xây dựng lực lương ra thì Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cũng chú trọng trong công tác sản xuất vũ khí để phục vụ cho công tác chiến đấu, ngay từ đầu cuộc kháng chiến thì trên địa bàn tỉnh đã có một xưởng công binh ở Tiên Du, chuyên sản xuất lựu đạn, sửa chữa vũ khí, từ tháng 7-1947, công binh xưởng Tiên Du do tỉnh đội Bắc Ninh quản lý và ở huyện Từ Sơn có một xưởng sản xuất sung kíp. Trong 16 tháng kháng chiến (từ tháng

12-1946 đến tháng 4-1948) các công binh xưởng của tỉnh đã sản xuất được 30 súng kíp, 3 bom ba càng, 770 lựu đạn, ngoài ra còn sửa chữa nhiều sung bị hỏng.

Làng chiến đấu, sau các sự kiện giặc Pháp gây chiến ở các tỉnh lân cận, thực hiện chủ trương của Đảng việc xây dựng làng kháng chiến được chú trọng, “phong trào xây dựng dân quân tự vệ, lập làng kháng chiến đã dấy lên ở khắp nơi”, phát huy chủ trương của Đảng cũng như hưởng ứng các phong trào của các tỉnh trong đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương xây dựng làng chiến đấu, từ những ngảy kháng chiến, tỉnh ủy đã có nghị quyết về việc xây dựng làng chiến đấu. Nhân dân ra sức rào làng, tổ chức sản xuất theo nề nếp quân sự, vừa ổn định đời sống, vừa sẵn sàng chống giặc, ở Bắc Ninh một số làng chiến đấu được xây dựng như Yên Giả, Phù Lãng (Quế Dương). Trong đó làng Phù Lãng là làng chiến đấu kiểu mẫu xuất hiện đầu tiên trong tỉnh. Xung quanh làng được rào kín bởi lũy tre, sau lũy tre là lũy đất, phía trong là các hào giao thông, từng đoạn có công sự chiến đấu, ra vào làng qua các cầu cơ động, mô hình làng chiến đấu rất thuận lợi cho lối đánh du kích. Tính đến tháng 4-1948, toàn tỉnh đã xây dựng được 47 làng chiến đấu, và chia làm hai loại:

Một là, các làng chiến đấu ở ven các đường giao thông chính đẻ phục kích đánh địch trên đường chính của chúng - làng được rào kín xung quanh, các ngõ chính có đào hầm tác chiến và ổ chiến đấu, có đường giao thông kín từ ngõ nọ ra ngõ kia điển hình là Yên Phụ (Yên Phong), Đình Bảng (Từ Sơn), Phù Lãng (Võ Giàng).

Hai là, những làng chiến đấu ở xa đường giao thông và có các làng gần nhau, trên đường đi vào làng đều đắp các ụ chướng ngại, lũy đất để ngăn cản xe cơ giới của địch, cạm bẫy đặt trước đầu ngõ, các hầm bí mật, đường giao thông bí mật giữa các ngõ và các nhà, điển hình là các làng Hoài Bão, Nghi Vệ, Trần (Tiên Du), Yên Gỉa (Quế Dương) [3, tr.10]. Công việc kiến thiết kế xây dựng thôn trang trở thành một phong trào rầm rộ, hàng ngàn làng kháng chiến được xây dựng lên.

Có thể coi làng kháng chiến là nền tảng để tiến hành chiến tranh nhân dân ở cơ sở, là hình thức căn cứ địa cấp cơ sở, là chỗ dựa để phá tan âm mưu vơ vét

sức người, sức của của địch, đồng thời bồi dưỡng, tích lũy tiềm lực kháng chiến của ta. Đó là những viên gạch để xây dựng nên bức tường chiến tranh du kích sau này.

Chủ trương xây dựng Đảng được đẩy mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1948, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy triển khai kế hoạch xây dựng chi bộ tự động công tác, tháng 8-1948, Tỉnh ủy mở cuộc vận động kết nạp đảng viên lớp “Tháng Tám”. Qua các phong trào thi đua kháng chiến, kiến quốc, nhiều thanh niên, dân quân du kích, phụ nữ ưu tú, có nhiều thành tích trong sản xuất, chiến đấu đã được kết nạp vào Đảng. Tháng 6-1947, Đảng bộ Tỉnh có 920 đảng viên, đầu năm 1948, Đảng bộ tỉnh có 762 đảng viên mới, tính đến hết tháng 12-1948 Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh có 3.546 đảng viên ( trong đó có 2.052 đảng viên chính thức và 1.546 đảng viên dự bị) [3, tr.12].

Thực hiện thông tư về tổ chức dân quân tự vệ (2-1947) của chính phủ và quyết định của hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất, cơ sở dân quân thu hút mọi người từ 18 đến 45 tuổi tham gia, cùng với đó là sự thành lập của ban dân quân khu, các tỉnh bộ đội, huyện đội, đại bộ đội, trung bộ đội, và tiểu bộ đội. Sự phát triển của lực lượng dân quân du kích là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, là một trong những điều kiện không thể thiếu để hình thành và phát triển các khu du kích và căn cứ du kích. Sự phát triển của lực lượng dân quân du kích là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, là một trong những điều kiện không thể thiếu để hình thành và phát triển các khu du kích và căn cứ du kích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bên cạnh đó sự chỉ đạo xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, phát triển kinh tế, công tác xây dựng lực lượng vũ trang để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ quê hương là nhiệm vụ trọng tâm.

Theo chủ trương trên, tại Bắc Ninh thì nhiều huyện đã thành lập “đội võ trang công tác”, “đội công an danh dự”, diệt tề, trừ gian. Lực lượng công an các

huyện phối hợp chặt chẽ với bộ đội và dân quân du kích tiến hành các cuộc chiến tranh phá tề, các chiến sĩ kiên trì bám đất, bám làng, có khi ban ngày ẩn trong hầm bí mật, ban đêm về với dân để tổ chức lực lượng, kháng chiến và điều tra tình hình địch. Năm 1948, tỉnh Bắc Ninh mở hội nghị bàn về xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh xây dựng bộ đội địa phương, dân quân du kích, kiện toàn các ban chỉ huy xã đội, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1948, hai trung đội thoát ly ở Nam phần được thành lập, nâng tổng số du kích thoát ly của tỉnh lên 900 đội viên, bên cạnh đó Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh phong trào “kháng chiến kiến quốc” nhằm tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ trên mọi mặt chính trị, quân sự, sản xuất và tiết kiệm.

Song song với hoạt động quân sự, tỉnh ủy còn lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chính trị, chống bắt phu, lính, chống địch thu thuế.

Tháng 6 năm 1948, các ban huyện ở Nam phần thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy phát động một cao trào đấu tranh chống thuế, Tỉnh ủy đã có nghị quyết nêu rõ chủ trương và biện pháp đấu tranh “ở những nơi hội tề ta nắm chắc, nhất quyết phải đấu tranh chống thuế. Những nơi gần vị trí địch làm giấy khất và nếu bị thúc ép, mới đóng rất ít, và giải tán tề ở những làng ta nắm được” [70, tr.15]. Mặt trận Việt Minh là tổ chức chính trị rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tính đến tháng 6-1948, trên toàn tỉnh có 70.839 hội viên Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Việt Minh ở các phủ, huyện tích cực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ. Huyện Từ Sơn đã mở được 6 lớp bồi dưỡng cán bộ Việt Minh, trong đó 1 lớp cho phụ nữ, ở các huyện Võ Giàng, Từ Sơn, Lang Tài, Thị xã Bắc Ninh đã tổ chức được các hội nghị thân hào, nhân sĩ yêu nước, tạo ra không khí sôi nổi động viên các tầng lớp tham gia ủng hộ kháng chiến. Tỉnh ủy đã thành lập Ban chấp hành Mặt trận Liên Việt lâm thời cấp tỉnh. Mặt trận Liên Việt đã đoàn kết các nhân sĩ yêu nước và mọi thành phần xã hội, đóng góp tích cực cho kháng chiến.

Hội nông dân cứu quốc trong tỉnh có 13.428 hội viên (số liệu tháng 8 năm 1948), trong đó thành phần bần nông chiếm 55,88%, cố nông chiếm 14,58%, họ

luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất. Các huyện đã tổ chức được 97 đội gặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)