Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 56 - 68)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phƣơng tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc

2.1.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc

GIAI ĐOẠN 1951- 1954

2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phƣơng tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và chủ trƣơng của Đảng bộ

2.1.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

Trong điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tương quan so sánh lực lượng ban đầu rõ ràng bất lợi cho ta. Chúng ta không có điều kiện để chiến thắng địch một cách nhanh chóng mà cần phải trải qua kháng chiến lâu dài và gian khổ, dựa vào sức mình là chính mới dần tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng cho ta, làm cho ta càng đánh càng mạnh, đối phương càng đánh càng yếu, chuyển hóa dần lực lượng vũ trang theo hướng có lợi cho ta, cuối cùng đi đến thắng quân địch trong toàn bộ cuộc chiến tranh.

Muốn tiến hành kháng chiến lâu dài chúng ta phải xây dựng được hậu phương vững mạnh. “Trong xây dựng hậu phương, chúng ta rất chú trọng xây dựng căn cứ địa, bộ phận nòng cốt của hậu phương” nhằm “biến vùng tạm chiếm thành khu du kích, từ đó biến khu du kích thành vùng giải phóng” [64, tr. 22].

Hậu phương là “vùng lãnh thổ và dân cư của một bên đối chiến, không có hoặc ít chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh, nơi có điều kiện xây dựng về mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đồng thời hậu phương chính là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa cho tiền tuyến; một nhân tố cơ bản, thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh” [83, tr. 336].

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân tỉnh Bắc Ninh phải đối phó với những khó khăn chồng chất trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Kinh tế Bắc Ninh bị tàn phá nặng nề do hậu quả của những chính sách áp bức bóc lột mà thực dân Pháp và phát xít Nhật để lại, nạn đói đe dọa khắp toàn tỉnh.

Về tình hình chiến sự, từ năm 1951 quân Pháp thực hiện hành quân càn quét đánh vào những khu du kích và căn cứ du kích kháng chiến ngày càng ác liệt. Vấn đề bảo vệ khu du kích và căn cứ du kích, xây dựng hậu phương tại chỗ ngày càng trở nên bức thiết.

Đầu năm 1951, Tướng De Lattre de Tassygni (Đờlat Dờ Tatxinhi) tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh tấn công lên Hòa Bình nhằm thu hút bộ đội chủ lực kháng chiến để tiêu diệt, cắt đứt viện trợ từ Bắc Bộ cho Trung Bộ để giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

Trước những thất bại liên tiếp ở vùng đồng bằng, để đối phó với sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh nơi đây, quân Pháp quyết tâm mở chiến dịch càn quét lớn, trong vòng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5- 1952) địch mở 4 cuộc càn quét lớn trong tổng số 25 cuộc càn quét vào những khu du kích và căn cứ du kích của ta ở đồng bằng Bắc Bộ [32, tr. 26]. Trong đó ác liệt nhất là trận càn quét Bắc Ninh mang tên PoocTo- Poolo- Tuyecco. Mục đích của trận càn là:

1. Tiêu diệt chủ lực và lực lượng của ta.

2. Triệt phá khu du kích và căn cứ du kích; phá hoại làng chiến đấu, triệt phá kinh tế, bắt lính, làm giảm sức kháng chiến của nhân dân.

3. Củng cố tinh thần ngụy quyền, che dấu thất bại ở Hòa Bình [30, tr. 8]. Ngày 14-4-1952, địch tập trung toàn bộ lực lượng thực hiện tổng càn vào các khu du kích và căn cứ du kích của ta, mở đầu là huyện Thuận Thành, tiếp đến là các huyện Tiên – Quế - Võ, Gia Lương nhằm phá tan các khu du kích và căn cứ du kích, phá vỡ hậu phương tại chỗ của ta nhằm cắt đứt sự chi viện cho chiến trường [42, tr. 3].

Như vậy, đây là trận càn nguy hiểm, ác liệt. Lần đầu tiên kể từ khi cuộc kháng chiến bùng nổ, nhân dân Bắc Ninh phải đối phó với một cuộc càn quét quy mô, tàn khốc. Thách thức lớn đối với Đảng bộ và nhân dân địa phương từ

trước đến giờ, quân dân Bắc Ninh chỉ quen với những trận chống càn lẻ tẻ, hoặc đánh phục kích những tốp lính tuần tiễu mà chưa có kinh nghiệm tác chiến quy mô lớn.

Ngày 18-5-1952, khi ta chưa khắc phục được hậu quả của trận càn quét trước, thực dân Pháp huy động 2000 quân tiếp tục càn quét căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ trong 4 ngày liền, đi đến đâu chúng đốt nhà, giết người, cướp của, phá hoại cơ sở kháng chiến.

Từ năm 1953 trở đi, quân địch ở Bắc Ninh rơi vào tình thế phòng ngự là chính. Thỉnh thoảng chúng tiến hành những cuộc càn quét lẻ tẻ, chúng không ngừng bắt lính bằng mọi biện pháp, tiến hành cướp tài sản thóc gạo của nhân dân để khủng bố tinh thần của nhân dân, phá hoại hậu phương tại chỗ của ta, đồng thời khắc phục khó khăn ngày càng lớn trên chiến trường. Ở Quế Dương trong năm 1953 địch càn 27 cuộc lớn, trong đó có 25 cuộc càn vào những làng có tề, chúng bắt nhân dân trong tỉnh nhổ lúa hai bên đường và xung quanh vị trí đóng quân.

Về tình hình của ta, trải qua hơn 6 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Bắc Ninh vượt qua gian khổ, kiên trì kháng chiến. Lực lượng quân sự địa phương ngày càng lớn mạnh và trưởng thành đã tiến hành đánh địch liên tục trên tất cả các địa phương. Đánh bại những trận càn quét của kẻ thù, bảo vệ, phát triển khu du kích và căn cứ du kích trong lòng địch, đồng thời xây dựng hậu phương tại chỗ vững mạnh về mọi mặt, chi viện ngày càng nhiều cho cuộc kháng chiến.

Tuy nhiên hoạt động của quân Pháp cũng gây cho ta những khó khăn lớn. Về kinh tế, năm 1953 nhiều nơi nhân dân bị đói, tổng số gia đình bị đói lên đến 1.337 hộ, sang năm 1954 có 242 gia đình bị đói [34, tr. 178].

Tháng 11-1951, Tổng tư lệnh chỉ thị cho Đại đoàn 316 điều hai trung đoàn là trung đoàn 98 và Trung đoàn 174 vào Bắc Ninh hoạt động. Bộ đội chủ lực tác chiến tại Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho cuộc chiến tranh chống Pháp ở Bắc Ninh phát triển, đồng thời vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ ở nơi đây cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

Tháng 4 năm 1952, Tỉnh ủy chủ trương kiểm tra các tổ du kích ở từng thôn xóm về công tác tổ chức, kế hoạch tác chiến, bổ sung vũ khí cho những nơi thiếu. Những đơn vị chiến đấu được bổ sung quân số, huấn luyện tân binh, điều chỉnh cán bộ.

Sau trận càn PoocTo- Poolo- Tuyeco (4-1954). Tỉnh ủy Bắc Ninh đã có những kế hoạch cử các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy về các địa phương để tìm hiểu tình hình cơ sở. Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ thị cho các cấp phải:

1. Định tư tưởng, cán bộ, đồng chí, bộ đội và nhân dân.

2. Ổn chấn chỉnh lực lượng bộ đội, du kích và bám sát địa phương, phát triển chiến tranh du kích, kiên quyết chống càn lẻ tẻ để củng cố, phục hồi cơ sở bảo vệ thu hoạch vụ chiêm.

3. Kiểm thảo rút kkinh nghiệm chống càn.

4. Tổ chức chon cất dọn dẹp phòng dịch. Vận động trả lại trâu bò của cải thất lạc, tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

5. Chuyển hướng đấu tranh, quy định lại vùng. 6. Các chi bộ phải bám sát địa phương.

Về phía địch, ở mặt trận chính trị, địch hòng củng cố tinh thần ngụy quân,

ngụy quyền nhưng thấy hàng ngũ của chúng vẫn hoang mạng dao động, trong và sau tổng càn hàng chục ngụy binh quay trở về với tổ quốc, bọn lính Âu - Phi đã chán ghét chiến tranh. Để bổ sung quân số thiếu hụt trong trận càn, quân Pháp đã bắt được hơn một trăm thanh niên, chúng tìm mọi cách để mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp thanh niên, chia rẽ nhân dân vơi bộ đội, chia rẽ tôn giáo.

Về kinh tế, trong cuộc tổng càn và sau những cuộc càn lẻ tẻ, địch ra sức phá hoại kinh tế, đốt phá nhà cửa, thiệt hại nhất là ở căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ chúng bao vây trên các ngả đường…

Về tình hình của ta

Trên mặt quân sự, trong cuộc tổng càn, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và du kích đều chiến đấu anh dũng, ngoài viêc tiêu diệt sinh lực địch đã cũng đã giành một số thắng lợi, phát triển du kích chiến tranh.

Về cơ sở chính trị, nhìn chung cơ sở của ta đều vững vàng, các cấp, các đồng chí tích cực công tác, bám sát địa phương trong những giờ phút gay go, quyết liệt để chỉ đạo nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược.

Về kinh tế, trong tổng càn địch phá hoa màu, thóc lúa của nhân dân ta, đốt và cướp phá nhiều thóc lúa ở căn cư du kích Tiên - Quế - Võ, trâu bò bị chúng bắt giết.

Hội nghị ban chấp hành Tỉnh ủy mở rộng đề ra “Nhiệm vụ công tác của tỉnh đảng bộ Bắc Ninh trong tháng 4, tháng 6,7,8,9 năm 1952 về kinh tế là: vạch kế hoạch sản xuất và tiết kiệm năm 1952, nội dung bao gồm: chú trọng bảo vệ sửa chữa đê điều phòng nạn lụt, thực hiện biên chế ở cơ quan thuộc chính quyền tỉnh, vận động nhân dân bảo vệ mùa màng, nghiên cứu kế hoạch đấu tranh kinh tế nhất là khu căn cứ, vạch kế hoạch vừa học vừa làm, tăng gia sản xuất, tổ chức cho bộ đội, du kích sẵn sàng phá mọi cuộc càn quét của quân Pháp.

Nhiệm vụ về chính trị, thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền giáo

dục động viên trong Đảng và ngoài quần chúng nhân dân nhằm mấy điểm như: tuyên truyền ý nghĩa chiến thắng Hòa Bình và vùng địch hậu, khơi dậy lòng yêu nước và căm thù giặc, đề cao tình đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tích cực củng cố, giữ vững, phát triển các tổ chức quần chúng nhân dân với địch, đặc biệt tranh thủ củng cố các căn cứ du kích và khu du kích, chú trọng cho quần chúng về ý thức kháng chiến.

Về nhiệm vụ quân sự, phải tiếp tục tổ chức rút và phổ biến kinh nghiệm

học tập, kinh nghiệm đánh càn trong thời gian qua, tiếp tục thi hành chỉ thị của Tỉnh ủy về vấn đề kiểm thảo, rút kinh nghiệm đánh càn, nơi nào chưa làm thì tiếp tục tiến hành.

Hội nghị chủ trương vận động thanh niên tòng quân, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, sẵn sàng đối phó với những cuộc càn quét để tiêu diệt sinh lực địch bảo vệ cơ sở, bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân, tiếp tục kiểm thảo để đúc rút và phổ biến kinh nghiệm đánh càn trong bộ đội địa phương và dân quân du kích, phải có kế hoạch bảo vệ và tiết kiệm đạn dược, vừa đánh giặc, vừa tranh thủ nghỉ

ngơi, giải quyết những khó khăn về tuyển quân, tăng cường công tác ngụy vận và chống địch bắt lính, tích cực vận động thanh niên xung phong tòng quân, chú trọng giáo dục cho quần chúng nhân dân, đẩy mạnh công tác phòng gian bảo mật thành một phong trào quần chúng rộng rãi, đẩy mạnh công tác đấu tranh trong vùng tạm chiếm, sửa chữa lại công tác lãnh đạo nhân dân, đấu tranh cho mềm dẻo nhưng tránh khuynh hướng tả khuynh.

Đối với những khu du kích và căn cứ du kích, tổ chức giúp đỡ, tương trợ nhân dân những nơi bị tàn phá là căn cứ du kích Quế Dương và Võ Giàng. Nêu những cảnh tàn ác của địch gây ra, vận động giúp đỡ đồng bào trên tinh thần tự giác.

Hội nghị chủ trương “giữ vững, mở rộng vùng du kích Gia - Thuận, Tiên -

Quế - Võ, phục hồi Từ Sơn, Yên Phong… phát triển du kích ở những xã, cơ sở, chính trị còn non yếu chưa có cơ sở vũ trang, củng cố cơ sở ở những nơi non yếu” [50, tr. 36].

Những nội dung được đề ra tại hội nghị Ban chấp hành Tỉnh ủy Bắc Ninh nói trên thực sự đã vạch ra chủ trương, và biện pháp để nhân dân Bắc Ninh tiến hành xây dựng hậu phương tại chỗ một cách chi tiết toàn diện, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của chiến trường Bắc Ninh.

Từ cuối năm 1953, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã nêu ra ba công tác để thực hiện là: Một là, phát động tư tưởng đấu tranh vũ trang trong nhân dân.

Hai là, xây dựng thôn trang, cải tạo địa hình, xây dựng lực lượng vũ trang. Ba là, củng cố chi bộ thường lệ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Thi hành chủ trương nói trên, quân và dân Bắc Ninh đã thực hiện xây dựng hậu phương tại chỗ và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt trận.

Về kinh tế, năm 1952, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã quyết định đã phát động

phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm, vận động nhân dân đóng góp để sửa chữa đê điều.

Năm 1953, tỉnh Bắc Ninh đắp được 29.028 mét đường khuyến nông, 450 con mương (với tổng chiều dài là 2350m), nạo vét được 74.262m ngòi, đắp

735m đập nước với 23.646m khối đất, sửa 20.937m đê sông Thái Bình…[28, tr. 23-24].

Nhờ việc quan tâm đến việc xây dựng hậu phương tại chỗ về kinh tế nên diện tích sản xuất tăng lên. Năm 1954, diện tích sản xuất tăng lên 5942 mẫu, sản xuất vụ mùa tăng lên 659 mẫu so với năm 1952. Năm 1954 cây sước 71.778 mẫu, thu được 33.131 tấn, diện tích hoa mầu các loại đạt 35.612 mẫu, các địa phương lập quỹ hỗ trợ đồng bào bị đói [43, tr. 78].

Năm 1953, thi hành chủ trương “Triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức” của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức ở vùng du kích và khu du kích, đồng thời tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân thiếu ruộng, kết quả công tác giảm tô, giảm tức làm động lực thúc đẩy tinh thần hăng say kháng chiến của nhân dân. Nhân dân càng tin tưởng vào thành quả của cuộc kháng chiến, để rồi quyết tâm chi viện sức người, sức của cho chiến trường, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đặc biệt, việc giao ruộng cho gia đình ngụy binh thiếu ruộng đã tác động mạnh mẽ đến hàng ngũ ngụy binh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác binh vận và ngụy vận.

Về mặt chính trị, các cơ quan chính quyền và đoàn thể được bổ sung hoàn

thiện, thành lập đảng ủy dân - chính đảng, về chi bộ cũng đề bạt chi ủy viên, các ban Đảng, Đoàn tương đối kiện toàn. Các địa phương trong tỉnh cũng chú ý đến công tác dân vận, tuyên truyền giác ngộ quần chúng tin tưởng, xin gia nhập hàng ngũ của Đảng, nhân dân Bắc Ninh đã hăng hái tham gia mọi công tác từ phục vụ chiến đấu đến trực tiếp chống càn, điều đó đã khẳng định sự thành công của công tác dân vận.

Về công tác xây dựng nuôi dưỡng, trang bị cho lực lượng quân sự thu

được nhiều kết quả. Tháng 4-1952, Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ thị cho các địa phương kiểm tra tổ chức từng thôn xóm về tổ chức, kế hoạch tác chiến và bổ sung vũ khí, những đơn vị yếu kém thì tập trung kịp thời chấn chỉnh, những lớp học tập về đường lối quân sự và tình hình thời sự được mở ra.

Tháng 7-1953, Hội nghị bàn về kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển dân quân du kích được triệu tập. Hội nghị đã vạch kế hoạch củng cố tổ chức dân quân du kích từ tỉnh đến xã theo ba bước:

Bước 1: Giáo dục vai trò, nhiệm vụ của dân quân du kích. Bước 2: Chấn chỉnh biên chế tổ chức.

Bước 3: Huấn luyện quân sự cho dân quân du kích bao gồm các kỹ năng chiến đấu như bắn súng, đánh mìn, đánh lựu đạn, chống càn.

Để cung cấp lương thực cho lực lượng vũ trang địa phương, mỗi thôn xóm trong vùng du kích và căn cứ du kích đều có sẵn gạo, muối gửi phân tán trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)