Chỉ đạo xây dựng căn cứ du kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 72 - 81)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phƣơng tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc

2.2.2. Chỉ đạo xây dựng căn cứ du kích

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã diễn ra rất gay go quyết liệt, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến bên cạnh sự chống phá, càn quét, bóc lột tàn ác của thực dân Pháp thì Chính phủ Việt Nam cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn, nạn thù trong giặc ngoài vẫn đang đe dọa vận mệnh dân tộc,

kinh tế - tài chính nghèo nàn, kiệt quệ, văn hóa thất kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, về chính trị thì phải đương đầu với nhiều kẻ thù, với chính phủ bù nhìn làm tay sai cho giặc.

Trước tình hình khó khăn trên, Trung ương Đảng đã đề ra những chủ trương và những biện pháp cho cuộc kháng chiến, vận dụng những chủ trương của Trung ương Đảng thì ngay từ đầu của cuộc kháng chiến Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cũng đề ra những chủ trương, đường lối xây dựng căn cứ du kích về mọi mặt để đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Ninh nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Về chính trị, thực hiện chủ trương “chỉnh Đảng” của Trung ương, Tỉnh ủy Bắc Ninh mở nhiều lớp chỉnh huấn “rèn cán” cho cán bộ, học tập kiểm thảo theo điều lệ Đảng và “bình công phân loại” đảng viên. Đợt chỉnh Đảng nhằm làm cho cán bộ, đảng viên thông suốt quan điểm kháng chiến lâu dài và tự lực cánh sinh, khắc phục tư tưởng hữu khuynh trong công tác mặt trận, chính quyền và trong việc thực hiện chính sách ruộng đất, nâng tao tinh thần phê bình và tự phê bình, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng về tư tưởng, hành động, sửa đổi tác phong công tác. Từ mùa hè năm 1950, thực hiện chỉ thị “rèn cán chỉnh quân” của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Ninh (8-4-1950) về chấn chỉnh bộ đội địa phương trong tỉnh, huyện, dân quân du kích tiến tới làm chủ thôn quê, cán bộ các đơn vị khu du kích đã được đưa sang Hiệp Hòa, Thái Nguyên để huấn luyện, thực hiện chỉnh huấn nhằm nâng cao nhận thức chính trị, trình độ tác chiến. Từ đó, phong trào chỉnh huấn, chỉnh quân được tổ chức thường xuyên, chặt chẽ, nghiêm túc, tại các đơn vị, trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang được nâng lên một bước, đủ sức đánh quân Pháp để bảo vệ địa bàn.

Để hỗ trợ các địa phương trong căn cứ du kích, vùng tạm chiếm, tháng 7- 1950 tỉnh đội Bắc Ninh quyết định thành lập 2 đại đội địa phương mang phiên hiệu 601 và 603, trong đó tăng cường đại đội 601 cho ba huyện Tiên Du - Quế

Dương – Võ Giàng, kết hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích, đại đội 555 là sự bổ sung cần thiết cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, mở rộng căn cứ du kích. Phương châm tác chiến của lực lượng vũ trang vẫn là “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Cũng do mức độ khốc liệt của chiến trường Tiên - Quế - Võ, các đơn vị bộ đội liên tục phải kiện toàn, bổ sung quân sau mỗi đợt chiến đấu. Năm 1952 Tỉnh ủy điều thêm 3 đại đội chủ lực về đây. Ngoài ra, do sự thành công của công tác địch vận, lực lượng vũ trang cũng được bổ sung bởi đội ngũ các hàng binh. Trong các xóm làng, “đội công an danh dự”, “đội võ trang tuyên truyền” cùng với du kích, dân quân, luôn luôn đề cao cảnh giác, bám trụ chiến đấu, tăng cường tuần tra, canh gác, giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm. Vũ khí của các lực lượng vũ trang địa phương do tỉnh, trung ương trang bị hoặc được bổ sung qua việc “lấy sung địch giết địch” và xây dựng các binh xưởng trong khu du kích. Việc huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân du kích được tổ chức thường xuyên, chặt chẽ trở thành một phong trào thi đua sôi nổi. Để tăng cường hơn nữa lực lượng, vũ khí trang bị và vật chất cho các đơn vị du kích, theo chủ trương của tỉnh ủy, mỗi xã, huyện ở Tiên - Quế - Võ đều thành lập một “Ban bảo trợ” nhằm vận động các đoàn thể quần chúng, các cá nhân nuôi dưỡng bộ đội địa phương, dân quân du kích và bộ đội chủ lực của tỉnh, bộ đội đóng trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 1952, tỉnh chủ trương mỗi thôn xóm trong vùng du kích, căn cứ du kích đều phải chuẩn bị sẵn gạo, muối gửi phân tán trong nhân dân, có để lại ám hiệu nhận biết để khi các đơn vị chiến đấu hoặc hành quân từ làng này sang làng khác có lương thực để ăn. Nhờ những cố gắng đó, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địa phương được phát triển, củng cố, nhân dân luôn sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Ngày 29-12-1951, Ban bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị “ Về cuộc vận động chấn chỉnh Đảng”, sau đó ban tổ chức Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch chấn chỉnh Đảng bao gồm hai nội dung: vừa chỉnh huấn cán bộ các cấp, vừa chỉnh đốn các chi bộ nông thôn. Tháng 4-1952, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy chỉnh huấn Đảng làm công tác trọng tâm

trước mắt của toàn Đảng trong giai đoạn hiện tại. Mục đích của chỉnh Đảng lần này là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản.

Về kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng và Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm 1945, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh và ra sức thi đua sản xuất, tiết kiệm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục và giải quyết nạn đói. Tỉnh thành lập Ban cứu tế xã hội, chỉ đạo các ngành, các cấp, đoàn thể quần chúng tập trung mọi nỗ lực cho nhiệm vụ cứu đói, giải quyết hậu quả nạn lụt, ổn định đời sống nhân dân. Nhiều tổ công tác đặc biệt được thành lập ở các địa phương, làm công tác vận động lạc quyên trong nhân dân. Phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết, truyền thống “lá lành đùm lá rách” nhân dân trong toàn tỉnh nhiệt liệt hưởng ứng và tham gia phong trào “ngày đồng tâm nhịn ăn” lập “hũ gạo cứu đói” cưu mang giúp đỡ “nhường cơm sẻ áo” cùng nhau vượt qua đói kém. Gắn liền với những biện pháp tích cực, khẩn trương nhằm giải quyết nạn đói, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” khắp các địa phương trong toàn tỉnh đã bừng lên không khí thi đua sản xuất tiết kiệm, trong thời kỳ này tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tạm cấp ruộng đất, cấp giống, vốn cho các hộ nông dân nghèo để sản xuất, nhân dân trong toàn Tỉnh đặc biệt là nhân dân vùng Tiên - Quế - Võ đã tích cực khai hoang, khai khẩn bờ bãi, khôi phục đất bỏ hoang, trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm và rau màu ngắn ngày để cứu đói, nhân dân xã Nội Duệ đã tận dụng 12 mẫu đất nghĩa địa để trồng trọt. Một số huyện còn thành lập ở các đồn điền “nông trường tự vệ”, các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh đứng ra tự nguyện cày cấy, chăm sóc cây trồng để chính quyền chi dung phục vụ cách mạng và nuôi quân.

Nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, đơn vị bộ đội, dân quân tự vệ ở các địa phương trong toàn tỉnh đặc biệt tại vùng căn cứ Tiên - Quế - Võ đã hưởng

ứng phong trào tăng gia sản xuất, trồng nhiều ngô, lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm để tự túc một phần lương thực, thực phẩm, số còn lại tích trữ để phục vụ kháng chiến.

Sau một năm sản xuất với sự sát sao của Tỉnh ủy và chính quyền các cấp, tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả cao, diện tích canh tác và sản lượng lương thực đều tăng đáng kể. Song song với các vận động trên, tỉnh ủy Bắc Ninh còn lãnh đạo các địa phương thực hiện tịch thu ruộng đất của một số địa chủ người Pháp và người Việt đã bỏ chạy, thu một phần công điền, công thổ cấp cho nông dân nghèo để cày cấy, đồng thời thi hành giảm tô cho các tá điền, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, vận động giảm lãi suất, hoãn nợ, xóa nợ cho nông dân nghèo. Trong những ngày đầu thực hiện chính sách dân chủ, đã đêm lại lợi ích to lớn cho nhân dân, những người lao động từ đó tạo không khí phấn khởi cho nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào chính quyền, vào cách mạng, từ đó sẵn sàng phục vụ cách mạng.

Trong tình thế của cuộc chiến tranh khốc liệt, bên cạnh các hoạt động quân sự thì Tỉnh ủy luôn chú trọng đến vấn đề về kinh tế, chăm lo đời sống cho bà con nhân dân trong toàn tỉnh, nhân dân ở các huyện Nam phần đã thành lập các tiểu ban đón tiếp nhân dân vùng tản cư, đồng thời Tỉnh ủy cũng chủ trương vận động nhân dân khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện khẩu hiệu “tự cấp – tự túc”. Với tinh thần kháng chiến như vậy thì vùng tự do ở Bắc phần đã trở thành chỗ dựa vững chắc cung cấp lương thực thực phẩm cho bộ đội, du kích, giúp đỡ đồng bào vùng tạm chiếm ở Nam phần không rơi vào cảnh thiếu đói.

Ban tự túc ăn, mặc đã được thành lập để hướng dẫn bà con sản xuất nông nghiệp, tại huyện Tiên Du đã lập trại thí nghiệm nông nghiệp để tuyển chọn những giống cấy trồng cho năng suất cao. Về chăn nuôi thì mặc dù có nhiều khó khăn, song các gia đình nông dân vẫn cố gắng duy trì đàn trâu, bò để đảm bảo sức kéo và phân bón phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh vấn đề chăm lo sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi thì Tỉnh ủy còn chú trọng đến vấn đề đắp đê ngăn lũ, chống lụt lội, bảo vệ mùa màng cho nhân dân.

Trong vấn đề chăm lo sản xuất kinh tế của nhân dân thì không thể không chú trọng trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trong hoàn cảnh chiến tranh lan rộng, tỉnh Bắc Ninh vẫn chủ trương bảo tồn, phát huy và gìn giữ một số ngành thủ công bị mai một, đình đốn do chiến tranh gây ra và một phần cũng là do thiếu nguyên liệu để sản xuất, nhưng bên cạnh đó thì một số ngành vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển để làm công tác phục vụ chiến đấu như nghề làm giấy, nghề in ấn, in báo, truyền đơn phục vụ cho công tác tuyên truyền trong kháng chiến…

Có thể nói vấn đề xây dựng kinh tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là một vấn đề được đặt nên hàng đầu, là việc làm cần kíp và cấp bách, bởi nhẽ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân trong tỉnh Bắc Ninh nói riêng đi đến thắng lợi là có cơ sở kinh tế vững mạnh, kinh tế vững mạnh không chỉ giúp cho đời sống của nhân dân được cải thiện, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao mà nó còn đóng làm vai trò làm hậu phương, cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

Cùng với những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh thì vấn đề xây dựng nền văn hóa – xã hội của Tỉnh Bắc Ninh cũng đã đạt được nhiều thành quả to lớn.

Trước tình hình trên, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ”, phong trào đã diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau, tất cả nhân dân từ thành thị đến nông thôn đều hưởng ứng phong trào tích cực. Các đoàn thể ở địa phương tích cực làm công tác tuyên truyền, cổ động nhân dân toàn tỉnh đi học. Khẩu hiệu “diệt giặc dốt” được giấy nên ở khắp nơi trong tỉnh, chỉ trong một thời gian ngắn hàng nghìn lớp bình dân học vụ đã được mở ra, mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi hăng hái tích cực tham gia các lớp học. Hệ thống

giáo dục phổ thông, tiểu học, trường trung học được mở mang, thu hút rất nhiều con em lao động.

Mặc dù phong trào bình dân học vụ bị ngưng trệ trong một thời gian do tập trung sức lực cho cuộc chiến, thì sau một thời gian sau đó phong trào đã được phục hồi và phát triển.

Bên cạnh phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, thì công tác văn hóa – văn nghệ cũng được coi trọng, đây được coi là một bộ phận của kháng chiến, hầu hết các huyện ở Bắc phần đã thành lập được ủy ban kháng chiến, với nhiều hoạt động sôi nổi góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ thiết thục cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Trong đó, ban văn hóa huyện Tiên Du đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết lưu động tuyên truyền kháng chiến, ban kịch, ban thơ ca cũng được thành lập để phục vụ cho công tác văn nghệ trong kháng chiến. Các phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi trong quần chúng nhân dân, các đội vũ trang tuyên truyền không chỉ chống lại những luận điệu lừa gạt, chống lập tề, bắt lính, mà còn vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, phổ biến chính sach mới của Đảng, nhà nước, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hy sinh cho kháng chiến.

Bên cạnh công tác văn hóa – văn nghệ, tỉnh Bắc Ninh còn chỉ đạo xây dựng đời sống mới, phong trào cải tạo đường làng, ngõ xóm, làm vệ sinh nông thôn được phát động, các hoạt động tuyên truyền cổ động được phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là công tác vận động bài trừ các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cũng được Đảng bộ chú trọng.

Công tác chăm lo sức khỏe, chăm sóc thương bệnh binh, công tác chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được tăng cường, do nhu cầu của công tác chăm lo sức khỏe của nhân dân phục vụ kháng chiến ngày càng lớn, một số địa phương trong tỉnh cũng lập cơ sở y tế để chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Phong trào “ba sạch” ăn sạch, uống sạch, ở sạch và “bốn diệt” diệt muỗi, diệt ruồi, diệt chuột, diệt chấy rận được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

Về quân sự, vấn đề nòng cốt trong công tác chuẩn vị mọi mặt cho cuộc kháng chiến đã được xác định đúng đắn đó là không ngừng xây dựng và củng cố lực lượng, mở rộng cơ sở trong quần chúng. Sau khi đánh chiếm Bắc phần, thực dân Pháp đã lập ngụy quân, ngụy quyền, đồng thời ra sức dụ dỗ, cưỡng ép, đàn áp để lập hội tề, bốt bảo an và xây vị trí đóng quân viễn chinh Pháp, chốt giữ nơi xung yếu. Từ các vị trí chiếm đóng, thực dân Pháp thực hiện các cuộc càn quét để tiêu diệt lực lượng, đánh phá các cơ sở kháng chiến, âm mưu khống chế Tiên - Quế - Võ nói riêng và kiểm soát hoàn toàn đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Bởi vậy, công tác xây dựng lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến được tiến hành khẩn trương và gấp rút, nhiều địa phương trong tỉnh đã thành lập được đội tự vệ trong đó có căn cứ Tiên - Quế- Võ, ban chỉ huy tự vệ các huyện xã cũng được thành lập. Sự phát triển của lực lượng dân quân du kích là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, là một trong những điều kiện quan trọng không thể thiếu để hình thành và phát triển các khu di kích, căn cứ du kích trên địa bàn tỉnh.

Về lực lượng chính trị, ngay từ đầu của cuộc kháng chiến Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)