Chỉ đạo đấu tranh bảo vệ khu du kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 46 - 56)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

1.2.3. Chỉ đạo đấu tranh bảo vệ khu du kích

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp càng tăng cường mở rộng quy mô chiến tranh, tháng 12-1946, thực dân Pháp đưa viện binh từ Hà Nội lên giải vây cho cánh quân ở Bắc Ninh, thực dân Pháp đã liên tiếp mở những trận đánh vào các huyện trên địa bàn Tỉnh, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến lực lượng vệ quốc đoàn đã phối hợp với tự vệ xã đã anh dũng chiến đấu, tấn công, bao vây, đánh trả quyết liệt, đội cảnh vệ đã kiên trì giữ thành trước những đợt tấn công của thực dân Pháp. Thi hành chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 6-1-1947, Uỷ ban kháng chiến Tỉnh Bắc Ninh đã phát mệnh lệnh đầu tiên về công tác phá hoại giao thông của thực dân Pháp nhằm vào các vị trí quan trọng: cắt đường số 5 (Hà Nội – Hải Phòng), qua địa phận Gia Lâm, phá đường số 1, đường xe lửa Yên Viên đến Đáp Cầu, làm kè ngăn sông Đuống, sông Cầu [3, tr.21].

Chỉ trong một thời gian ngắn, công tác phá hoại giao thông đã thu được kết quả lớn, đường số 1 đã bị đào phá 22 quãng, đường số 18 đi Phả Lại đã bị phá 12 quãng, đường số 5 đã bị phá 2 quãng [18, tr.36].

Từ năm 1947 trở đi, thực dân Pháp liên tiếp mở nhiều cuộc càn quét lớn vào các huyện như Quế Dương, Võ Giàng, quân Pháp ráo riết truy lùng, dụ dỗ chiêu hàng du kích, trong đợt càn quét này, quân Pháp bắn giết, đốt nhà, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân các địa phương trong tỉnh, thực dân Pháp vừa tăng cường càn quét chiếm đóng, vừa ráo riết thúc ép dân chúng lập tề, bắt nhân dân đi xây đồn bốt, tháp canh. Tuy nhiên, cuối năm 1947, thực dân Pháp bị thất bại nặng nề trong chiến dịch Việt Bắc, các cánh quân của thực dân Pháp rút về đồng bằng, chúng càn quét, khủng bố ráo riết, đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp để điều tra, nắm bắt tình hình cơ quan, đơn vị quân sự của các huyện Tiên Du, Võ Giàng, Yên Phong, chúng dải

nhiều truyền đơn phản động, hô hào ủng hộ Bảo Đại đã xuất hiện ở một vài địa phương ở huyện Tiên Du, bộ đội các huyện Tiên Du, Quế Dương đã chiến đấu chống lại sự càn quét của quân Pháp nhiều lần pháo kích vào các vị trí của quân Pháp ở nam sông Đuống và vượt sông Đuống phối hợp với du kích Nam phần đánh Pháp.

Bước sang năm 1948, hưởng ứng phong trào “thi đua giết giặc lập công”, phong trào “bày mưu kế đánh giặc” do Trung ương Đảng và Tỉnh ủy phát động, lực lượng dân quân du kích đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chống càn quét, bảo vệ mùa màng và tài sản của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh mọi hoạt động chống gián điệp, trừ khử bọn Việt gian phản động, diệt những tên nguy hiểm làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp, tăng cường lực lượng tuần tra, canh gác bảo vệ an toàn các cơ quan và các hội nghị của Tỉnh ủy.

Bước sang năm 1949, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã phát triển sang giai đoạn mới, những thắng lợi trên khắp các chiến trường Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp. Lực lượng của ta ngày càng mạnh, địch ngày càng lún sâu vào thế lung túng, bị động, buộc chúng phải thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” và thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” và “dùng người Việt đánh người Việt”.

Thực dân Pháp huy động lực lượng lớn quân đội mở các cuộc càn quét sang vùng tự do Bắc phần nhằm thăm dò lực lượng, tiêu diệt bộ đội chủ lực, phá hoại kinh tế, dồn ép dân tản cư trở về Nam phần để tái lập tề. Cuối tháng 1-1949 , Pháp cho quân nhảy dù xuống núi Và (Hạp Lĩnh - Tiên Du), đồng thời, mở cuộc tấn công từ nhiều hướng đánh vào các huyện Tiên Du, và các xã thuộc huyện Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong, chúng ra sức đốt phá, cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ, gây nhiều tội ác. Trong đợt càn quét lớn này, thực dân Pháp đã bắn giết 410 người, bắt 296 người, cướp 3.322 tạ thóc, đốt 3.311 nóc nhà, phá 15 ngôi đình, chùa, cướp 572 trâu bò, 1.567 con lợn, riêng ở làng Đình Cả huyện Tiên Du thực dân Pháp đã bắn chết trên 40 dân thường [66. tr.73]. Trước sự càn

quét quyết liệt trên, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lực lượng bộ đội cùng với dân quân du kích và nhân dân Bắc Ninh đặc biệt là nhân dân khu du kích Tiên - Quế - Võ đã chiến đấu quyết liệt trên tất cả các mặt. Sau khi quân Pháp tấn công vào núi Và (Tiên Du) thì tai đây, du kích Tiên Du đã dùng cối ly 60 diệt nhiều quân Pháp, còn tại Đình Cả (Tiên Du), du kích đã đánh quân Pháp quyết liệt để giữ làng, bên cạnh đó các du kích, bộ đội của Tỉnh cũng liên tiếp đánh quân Pháp ở Vân Khám, Vân Trung, Bất Lự, Phật Tích, Hoài Thượng (Tiên Du) đã giành được những thắng lợi giòn giã, gây tiếng vang lớn.

Tháng 5-1949, chính phủ Pháp đã cử tướng Rove, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp cùng một số nghị sĩ Quốc hội Pháp sang Đông Dương xem xét tình hình và sau đó vạch ra một kế hoạch mới để đối phó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Nội dung cơ bản của kế hoạch Rove là:

Mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong tỏa biên giới Việt – Trung.

Tăng cường xây dựng quân ngụy, dùng quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng; tập trung quân quân Âu - Phi để xây dựng lực lượng cơ động càn quét và mở những cuộc tấn công lớn.

Củng cố và ngụy quyền, thực dân Pháp âm mưu dùng chúng làm công cụ để tiếp tục thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Vì nền kinh tế tài chính của thực dân Pháp gặp khó khăn, lúc này đế quốc Mỹ đã lợi dụng cơ hội đó để tham gia vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương và Việt Nam bằng việc hỗ trợ Pháp về tài chính và phương tiện chiến tranh cho thực dân Pháp. Rove đã xây dựng kế hoạch, phương án đánh chiếm đối với chiến trường Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tại các huyện Quế Dương, Tiên Du, Võ Giàng, Từ Sơn và Yên Phong, quân Pháp cho máy bay do thám hàng chục lượt và thả truyền đơn xuyên tạc chính sách của ta, chúng cho máy bay ném bom bắn phá một số cơ sở thuộc huyện Yên Phong và Tiên Du, đẩy mạnh hoạt động gián điệp biệt kích, mua chuộc, lôi kéo bọn phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

Thực dân Pháp tăng cường càn quét, bắt lính, lập thêm nhiều đồn bốt tháp canh ở các huyện Nam phần, đặt biệt là dọc bờ sông Đuống, đường số 5, đường số 38. Việc địch xây dựng thêm nhiều đồn, bốt, tháp canh, tăng cường tuần tra canh gác liên tục ngày đêm đã gây nhiều khó khăn cho sự hoạt động, liên lạc của ta giữa Bắc phần và Nam phần, giữa phía đông và phía tây đường số 38,

Trước những hoạt động ráo riết của địch, ngày 10-3-1949, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã họp và nhận định: địch rất có thể tấn công lên Bắc phần bất cứ lúc nào, chúng đánh toàn bộ hoặc càn từng phần. Hội nghị đề ra nhiệm vụ là: Phải nắm vừng quyền lãnh đạo khi chiến sự xảy ra, giữ vững liên lạc giữa các cấp, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; lãnh đạo chiến tranh du kích ở Bắc phần, phối hợp với bộ đội chủ lực, phá tan cuộc tấn công của địch, đánh mạnh và tiếp tục phá ngụy quyền ở Nam phần để phối hợp với chiến trường ở Bắc phần. Thực hiện chủ trương của Tỉnh, các huyện sông bắc Đuống tích cự vận động và tổ chức nhân dân triệt phá các đường giao thông chính (quốc lộ 1A, đường số 38, đường số 18) tháo dỡ những nơi địch có thể đóng quân (đình, chùa, đền). Nhân dân các xã tích cực đào hầm hố, giao thông hào xung quanh làng, tạo thành làng chiến đấu, củng cố lực lượng du kích, tích cực làm chông mìn, cạm bẫy để đánh địch càn quét, có kế hoạc tổ chức và hướng dẫn nhân dân cất giấu thóc lúa, đưa cụ già, trẻ em tản cư sang các huyện Hiệp Hòa (Bắc giang) Phú Bình (Thái Nguyên).

Các huyện ở phía Nam sông Đuống thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích bằng các hình thức: phục kích, độn thổ, đánh lẻ trên dọc đê sông Đuống, đường số 38, đường số 182 để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh quấy rối địch, đấu tranh chống lập tề, chống bắt phu, bắt lính. Sau khi địch thất bại ở Việt Bắc, chúng quay về đồng bằng Bắc bộ và xây dựng hệ thống phòng thủ ở những nơi trọng yếu, các chốt giao thông huyết mạch, củng cố và xây dựng thêm phòng tuyến phía bắc Hà Nội và bảo vệ sân bay Gia Lâm. Sáng ngày 13-7- 1949, thực dân Pháp bắt đầu mở cuộc càn quét Battio đánh vào các huyện ở bắc phần Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên nhằn mục đích “chặt đứt đường giao

thông huyết mạch từ Việt Bắc đến các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ, tạo chỗ đứng chân chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc một lần nữa” [36,tr. 225].

Sáng ngày 13-7-1949 thực dân Pháp bắt đầu mở cuộc càn quét Battio đánh vào các huyện ở bắc phần Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên nhằm chặn con đường giao thông huyết mạch từ Việt Bắc xuống các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ, tạo chỗ đứng chân và chuẩn bị lực lượng tấn công lên Việt Bắc một lần nữa.

Tại bắc Ninh, tổng số quân địch lên đến 4.000, bao gồm phần lớn là lính Âu - Phi của 6 tiểu đoàn tinh nhuệ thiện chiến (6 tiểu đoàn: 2 tiểu đoàn từ khu 3 về, 2 tiểu đoàn rút từ Hà Nội sang, 2 tiểu đoàn từ Pháp mới sang) được trang bị vũ khí tối tân, có máy bay, pháo binh, ca nô, tàu chiến, xe nội nước yểm trợ và chia thành bốn cánh quân tiến vào thị xã Bắc Ninh.

Mũi thứ nhất từ cầu Đuống tiến theo quốc lộ 1A, qua Từ Sơn, Tiên Du lên thị xã Bắc Ninh.

Mũi thứ hai, từ Lạc Thổ (Thuận Thành) vượt sông Đuống đánh dọc theo đường số 38 lên Bắc Ninh.

Mũi thứ ba, từ Phả Lại theo đường thủy sông Cầu đánh lên Đáp Cầu; đánh quân bộ từ Phả Lại dọc theo đường số 18 qua phố Mới, Nội Doi đánh lên núi Pháo Đài.

Mũi thứ tư từ Thiên Thai (Gia Bình) vượt sông Đuống theo đường số 20 qua Nghiêm Xá, Hà Liễu, Nội Doi lên Đáp Cầu.

Do có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu, quân dân Tiên - Quế - Võ đã đánh thực dân Pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, với lực lượng áp đảo về quân số và vũ khí, thực dân Pháp đã chiếm được thành Bắc Ninh, ở Tiên - Quế - Võ địch chiếm đóng Đáp cầu, núi Pháo Đài, phố Mới, Dương Lôi, Ve Đạo, Phật Tích, Lũng Giang. Từ những vị trí này địch ra sức càn quét các khu vực xung quanh - nhất là ven các đường 18 và 38, dọc đê sông Cầu nhằm phá vỡ kháng chiến của quân dân Bắc Ninh.

Trong hai ngày 18 và ngày 19-7-1949, thực dân Pháp đã đánh vào các xã ven đường số 18 thuộc huyện Võ Giàng, tại Cảnh Chân lực lượng cảnh vệ huyện Võ Giàng cùng du kích địa phương đã diệt 50 tên địch, thu nhiều vũ khí. Để mở rộng địa bàn chiếm đóng, ngày 20-7-1949 quân Pháp huy động hai tiểu đoàn gồm 1500 quân có pháo binh và xe tăng yểm trợ càn quét các xã phía đông nam đường 38, thuộc địa phận huyện Võ Giàng, tại đây thực dân Pháp đã càn quét, đốt cháy gần 100 nóc nhà, cướp của cải, hãm hiếp phụ nữ, nhiều cụ già và em nhỏ bị tàn sát hết sức dã man. Thực dân Pháp tiếp tục mở rộng quy mô càn quét các xã ven sông Cầu, một làng chiến đấu của khu du kích Võ Giàng, ngoài những trận càn lớn vào huyện Võ Giàng thì thức dân Pháp cũng liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn vào các huyện Tiên Du, Quế Dương, Yên Phong

Ngày 22 và ngày 24-7-1949 địch cho quân càn quét các xã dọc đường 16, quốc lộ 1A, đường 179, mở nhiều các cuộc càn quét lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh, xây dựng nhiều đồn bốt bảo an, bộ máy chính quyền tay sai để thực hiện âm mưu phá hoại.

Trước tình thế đó ngày 7-8-1949 Ban thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh đã họp và đề ra những việc cần kíp phải làm:

Địa phương nào có đại đội du kích tập trung phải tách ra 2 trung đội bám sát đường số 1;

Đánh tốp đi lẻ tẻ;

Đánh địa lôi, cạm bẫy, luôn luôn quấy rối các vị trí địch mới chiếm;

Thực hiện nhiệm vụ giữ vững trung du, bảo toàn Việt Bắc của Trung ương Đảng và Liên ủy quân khu, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chủ động tập trung lực lượng kiên quết chiến đấu, Đại đội 862, bộ đội địa phương tỉnh một số đơn vị của trung đoàn Bắc - Bắc cùng du kích và nhân dân các địa phương chặn đánh quyết liệt.

Lúc này, Tiên Du được giao đánh đường số 1 đoạn từ Đình Cả đến Xuân Ổ. Phong trào “những ngày lên đường số 1” diễn ra sôi nổi, đầu tháng 8-1949, thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ về việc lập tề, xây dựng bộ máy ngụy quyền,

tay sai của chúng ở cơ sở, thủ đoạn lập tề là vừa dụ dỗ vừa mua chuộc, vừa cưỡng bức, đến tháng 12-1949, trên đại bàn tỉnh Bắc Ninh địch đã lập ra 302 ban tề và 52 chốt bảo an.

Chúng khuyến khích sự ăn chơi, xa hoa, trụy lạc, chúng cho giáo dân đi càn quét cướp phá các làng, xây dựng hệ thống tề điệp xung quanh các vị trí đóng quân, lập các tề vũ trang phản động, chúng lập nhiều đồn bốt xung quanh thị xã Bắc Ninh, tổ chức các đội tuần tra canh gác suốt ngày đêm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch. Chúng liên tục mở các cuộc càn quét vào vùng tự do, cướp bóc của cải của nhân dân. Vụ mùa năm 1949, chúng đã gặt 1.900 mẫu lúa, cướp 2.373 con trâu, bò, và 1.067 tấn thóc của nhân dân 5 huyện Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong, Từ Sơn, riêng trận càn ngày 22-11-1949 chúng đã phá hơn 100 mẫu lúa của huyện Võ Giàng [3, tr.26].

Ngày 29-8-1949, Tỉnh ủy Bắc Ninh ra nghị quyết phát động chiến tranh nhân dân với nội dung tích cực xây dựng làng chiến đấu, phá hoại các đường giao thông, lập thêm các đội vũ trang tuyên truyền, chú trong đặc biệt đến việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích xã cả về số lượng và chất lượng; tập chung xây dựng cơ sở kháng chiến ở ven quốc lộ 1, dọc đường 16, đường 18, đường 38, đường 182, ven đê sông Đuống, sông Cầu và xung quanh các vị trí địch trong các làng Thiên chúa giáo, tích cực bao vây và phá kinh tế địch, xây dựng kinh tế ta, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời phát động thi đua giết giặc lập công từ ngày mùng 2 đến ngày 23-9-1949.

Thực hiện nghị quyết của tỉnh, phong trào chiến tranh nhân dân phát triển mạnh mẽ, các huyện đã phát động nhân dân phá hoại đường giao thông, hưởng ứng “tuần lễ phá hoại”, và cuộc vận động “lên đường số 1”, các địa phương tích cực vận động nhân dân tháo dỡ đình, chùa để không cho địch có chỗ đóng quân.

Để hòng chiếm được toàn bộ Bắc Ninh và tiêu diệt các lực lượng vũ trang cũng như thực hiện các chính sách của chúng đã đề ra chúng thực hiện chính sách “ba sạch” (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) hàng trăm nóc nhà bị chúng đốt cháy, nhiều làng bị càn quét tàn sát man rợ. Trước tình hình trên từ đầu tháng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)