Chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 81 - 128)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phƣơng tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc

2.2.3. Chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ căn cứ

Trong chiến tranh, kẻ thù luôn có âm mưu chống phá, càn quét, quấy rối hòng xóa bỏ căn cứ địa kháng chiến. Chúng vừa sử dụng lực lượng biệt kích, gián điệp, dùng những luận điệu bịp bợm kết hợp với đe dọa nhân dân ta, ép nhân dân ta theo chúng; vừa mở các cuộc hành quân càn quét hòng tiêu diệt lực lượng của ta. Do vậy, bảo vệ căn cứ du kích là vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng ngay từ khi du kích mới thành lập. Để bảo vệ căn cứ du kích vấn đề quan trọng nhất là chống lại các cuộc càn quét của địch. Ngoài ra, công tác phòng gian, bảo mật cho căn cứ, phối hợp với chủ động, tấn công tiêu diệt đồn bốt, vận động binh lính ngụy giã ngũ, đảo ngũ trở về với gia đình, với nhân dân, trên cơ sở đó mở rộng căn cứ du kích tiến lên giải phóng quê hương. Lực lượng chủ yếu thực hiện gồm có bộ đội địa phương, dân quân du kích, có sự giúp đỡ của bộ đội chủ lực tỉnh và trung ương đóng trên địa bàn.

Chiến đấu chống càn quét của thực dân Pháp

Càn quét và chống càn quét là hình thức đấu tranh chủ yếu giữa ta và địch ở trên chiến trường sau lưng địch, đó là quy luật chung cho toàn bộ chiến trường sau lưng địch từ Nam đến Bắc. Địch bị tiêu hao nhiều về người cũng như về của, quân Pháp bắt buộc phải ra sức đánh phá và “bình định” vùng sau lưng địch, mong đánh phá nhân lực, vật lực của ta để thực hiện âm mưu “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh và dùng người Việt đánh người Việt”. Để củng cố vùng sau lưng địch và thực hiện âm mưu nói trên hiện tượng càn quét trở nên thường xuyên và tàn khốc hơn trước, chỉ có chống càn quét thắng lợi mới giữ vững và đẩy mạnh được chiến tranh du kích và cuộc chiến tranh sau lưng địch,mới bảo vệ được nguồn nhân lực, vật lực của kháng chiến. Chỉ có chống càn quét thắng lợi, đánh cho địch những đòn nặng, tiêu diệt từng bộ phận quan trọng ở ngay trong lòng địch, trong khi chủ lực của ta tiêu diệt sinh lực địch ở tuyến ngoài thì mới

làm giảm được các cuộc càn quét, buộc địch phải ngừng càn quét, như vậy tiến tới thay đổi cục diện sau lưng địch” [32, tr. 2-4].

Các khu du kích, căn cứ du kích là mục tiêu càn quét của Pháp nhằm thực hiện âm mưu “bình định” vùng tạm chiếm. Bởi thế, chống càn quét thắng lợi là nhiệm vụ quan trọng nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của các khu, căn cứ du kích. Để tăng cường chống lại sự càn quét ác liệt của thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 1951, tỉnh ủy Bắc Ninh giao nhiệm vụ cho dân quân Tiên - Quế - Võ:

Đấy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá đường giao thông, ngăn chặn sự chi viện của địch;

Mở rộng và củng cố căn cứ du kích;

Cung cấp nhân lực, vật lực cho chiến trường.

Với nhiệm vụ được giao, bộ đội địa phương và dân quân du kích chủ động tiến công tiêu diệt các vị trí Cung Kiếm, Phố Mới (Võ Giàng); Từ Phong, La Miệt (Quế Dương), mở rộng cơ sở xuống Đại Xuân, Việt Thắng. Ở Tiên Du, ta đánh bốt Châu Khê, Chi Lăng, Mao Trung diệt hàng trung đội địch. Căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ được mở rộng nối liền với căn cứ du kích Gia Lang. Tuy nhiên, sau những chiến dịch lớn địch lại lui về mở những cuộc càn quét khốc liệt trong cơ sở căn cứ du kích gây nhiều tội ác man rợ, thế nhưng quân dân căn cứ du kích đã anh dũng chiến đấu đập tan các cuộc càn quét của địch và thu nhiều thắng lợi, cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng ở căn cứ du kích vẫn phát triển, tính đến cuối năm 1951, Tiên Du có 16 chi bộ Đảng, trong đó những chi bộ như Tân Chi, Việt Đoàn, Đại Đồng, Trung Hưng, Cảnh Hưng, Hiền Vân được coi là những chi bộ khá.

Quế Dương có 12 chi bộ, trong đó có các chi bộ khá là Đại Tân, Việt Hùng, Phương Mao, Châu Phong, Chi Lăng.l

Võ Giàng có 11 chi bộ, các chi bộ khá là Cống Lạc, Nam Sơn, Nhân Hòa, Việt Thắng, Tân Dân.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở Đảng, xây dựng căn cứ cách mạng, thì Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phát huy thắng lợi của Chiến dịch Biên

giới, chiến thắng Biên giới đã tạo điều kiện đã tạo điều kiện cho phong trào kháng chiến ở Tiên - Quế - Võ được đẩy mạnh, ta thu hẹp phạm vi chiến đóng của thực dân Pháp, giữ vững được đất và dân nhiều nơi trước đó đã mất.

Từ cuối năm 1950, thực dân Pháp chuyển sang thế bị động lung túng. Hòng làm xoay chuyển tình thế, đầu tháng 12-1950, tướng 5 sao của Pháp là De Lattre de Tassigni (Đờlat Dờ Tatxinhi) được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, nắm toàn bộ quền lực trong tay, được sự viện trợ hậu thuẫn của Mỹ, De Lattre de Tassigni ( Đờlat Dờ Tatxinhi) đã vạch ra và thực hiện một kế hoạch quân sự toàn diện gồm 4 điểm trọng tâm là:

Gấp rút tập trung quân đội Âu – Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh đồng thời ra sức phát triển ngụy quân với quy mô lớn để bổ sung vào quân đội viễn chinh Pháp;

Xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm đối phó với chủ lực quân đội và ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra các vùng tự do;

Tiến hành “chiến tranh tổng lực” bình định vùng tạm chiếm và vùng du kích, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng;

Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lý, chiến tranh kinh tế.

Thực hiện chủ trương đó, De Lattre de Tassigni (Đờlat Dờ Tatxinhi) đã tập trung phần lớn các tiểu đoàn cơ động chiến thuật thuộc lực lượng chiếm đóng ở Bắc Bộ, xây dựng được 7 binh đoàn cơ động (GM) và 4 tiểu đoàn dù bố trí ở các tỉnh phía bắc đồng bằng Bắc Bộ.

De Lattre de Tassigni (Đờlat Dờ Tatxinhi) tin rằng, với lực lượng cơ động mạnh và hỏa lực mạnh, tuyến công sự boong ke sẽ đánh bại tất cả các cuộc hành quân của đối phương vào trong vùng đồng bằng, chặt đứt liên hệ giữa các vùng tự do với vùng tạm chiếm. Ông ta chủ trương phải bình định triệt để, quét sạch cơ sở của đối phương, trục lực lượng vũ trang của đối phương ra khỏi đồng bằng, triệt hạ nguồn cung cấp kháng chiến, lập lại chính quyền ngụy. Bộ chỉ huy quân

sự Pháp coi đây là biện pháp chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu “giành đất, giành dân”, “dùng người Việt đánh người Việt”, đồng thời, chúng còn ra sức xây dựng củng cố chính quyền ngụy bằng cách lập “hương dung”, “hương đồn” trong các làng mạc xung quanh, đẩy mạnh hoạt động phòng nhì, lung diệt lực lượng vũ trang và phá căn cứ để chuẩn bị cho các cuộc càn quét ác liệt thiết lập “vành đai trắng”. kế hoạch De Lattre de Tassigni (Đờlat Dờ Tatxinhi) đã khiến cuộc đấu tranh ở Bắc Ninh nói chung và căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ nói riêng trở nên gay go, ác liệt.

Để phá vỡ kế hoạch bình định vùng đồng bằng bắc bộ của Pháp và giữ thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ ta đã liên tiếp mở ba chiến dịch lớn: chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch đường 18) và chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh), trong thời gian từ tháng 12-1950 đến tháng 6-1951. Để phối hợp với các chiến dịch trên, Liên khu ủy Khu I giao nhiệm vụ cho Bắc Ninh:

“1. Đánh phá,chặn đánh những đường giao thông quan trọng, phá phương tiện của địch;

2 . Đẩy mạnh du kích chiến tranh và phát triển nhân dân chiến tranh tiêu diệt những bộ phận sinh lực nhỏ của địch, tiêu diệt tháp canh và lô cốt bảo an ( đặc biệt trên đường số 1 và Nam phần) chống mọi cuộc càn quét và phá tề gây cơ sở mở rộng khu du kích Tiên - Quế - Võ và Gia Lâm;

3 . Tăng cường công tác địch vận, lôi kéo ngụy binh, Âu - Phi, phối hợp tác chiến địch vận động các làng có phản động;

4 . Tích cực vận chuyển thóc lúa ra vùng tự do;

5 . Mạnh dạn khếch trương chiến quả kịp thời, đánh địch cả về quân sự lẫn chính trị” [57, tr.191].

Quán triệt nhiệm vụ của Trung ương và Liên khu ủy Liên khu I, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã quyết định mở các đợt hoạt động, phối hợp với các chiến dịch từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951 nhằm đánh phá các trục đường giao thông, các phương tiện giao thông vân tải của thực

dân Pháp, chiến đấu tiêu diệt sinh lực của đối phương, phá hủy các tháp canh, lô cốt, chống mọi cuộc càn quét để phân tán lực lượng chúng, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi ở mặt trận trung du. Mở đầu cho đợt hoạt động phối hợp, lực lượng du kích Tiên - Quế - Võ tổ chức nhiều trận đánh mìn, phục kích các đoàn xe trên tuyến đường giao thông số 1 và 16, các tuyến đường sắt và đường đê, phong trào địa lôi chiến hoạt động sôi nổi trong toàn vùng. Đêm ngày 9-1-1951, các chiến sĩ đã đột nhập, đặt bộc phá sát chân cầu và giật trực tiếp, bộc phá nổ chặt đứt 1/3 cầu, phần còn lại bị hỏng nặng, diệt hàng chục tên địch. Từ ngày 26- 12-1950 đến 6-1-1951, suốt dọc đường quốc lộ 1A, đường số 18, du kích Tiên Du đã mai phục tiêu diệt 15 xe tải, thành Bắc Ninh diệt 11 xe của địch. Các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động mạnh, hỗ trợ nhân dân đấu tranh chống lập tề, trừ gian. Ở Quế Dương, ta phá tổ chức phản động “Việt Quốc”, còn ở Võ Giàng phá bảo an Dũng Đoàn, trong tháng vận động chúng ta đã vận động và phá được 51 ban tề (trong đó có 30 ban tề phản động), trừ khử một số tên tay sai, việt gian phản động, tạo điều kiện cho việc ổn định tổ chức, phát triển lực lượng của ta.

Đến hết tháng 1-1951, kết thúc đợt hoạt động phối hợp với chiến dịch Trần Hưng Đạo, quân và dân Bắc Ninh phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công 18 đồn bốt, diệt, bắt sống và gọi hàng 819 tên địch, phá hủy 57 xe quân sự, 1 đại bác 75 ly, thu nhiều vũ khí.

Sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, địch đưa quân từ Hà Nội về tăng cường cho Bắc Ninh để phối hợp với quân tại chỗ, tiến hành càn quét các khu du kích của ta. Ngày 30 và 31-1-1951, chúng ném bom dữ dội vào khu du kích Tiên - Quế - Võ, đốt cháy nhiều làng, làm chết và bị thương hàng trăm người. Tiếp đó, ngày 2-2-1951, chúng lại điều thêm Tiểu đoàn 1/6RTA và Tiểu đoàn 1/3RTA (thuộc GM1) về chốt tại các điểm quan trọng để bao vây và khống chế khu du kích Tiên - Quế - Võ, đồng thời chúng dùng không quân, pháo binh bắn phá dữ dội vào các điểm dọc sông Đuống, sông Cầu mà chúng nghi có chủ lực của ta. Thời điểm này địch tung nhiều gián điệp vào khu du kích, các căn cứ du kích để

dò la tin tức. Mặt khác chúng tích cực dụ dỗ, lừa phỉnh, tung tin xuyên tạc chiến thắng của ta, đề cao viện trợ của Mỹ và ông vua bù nhìn Bảo Đại.

Phối hợp với chiến dịch Hoàng Hoa Thám, tháng 3-1951, ta tấn công tiêu diệt bốt Cung Kiệm (Võ Giàng), Mẫn Xá Đông (Thuận Thành) và nhiều vị trí khác thuộc Quế Dương, Tiên Du. Đặc biệt, đêm ngày 16-4-1951, ta đã phá 8 tháp canh bảo an của địch, bắt sống một số tên, thu nhiều vũ khí đạn dược. Kết thúc đợt hoạt động phối hợp với chiến dịch Hoàng Hoa Thám, ta đã diệt được 227 tên địch, bắn bị thương 152 tên, thu 93 súng các loại, phá 28 xe quân sự, 1 đầu máy xe lửa và nhiều tài sản khác [19, tr.38].

Sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám, lực lượng vũ trang Bắc Ninh ngày càng phát triển, du kích các huyện Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng chiến đấu liên tục, hỗ trợ lẫn nhau tiêu diệt địch.

Phát huy thắng lợi của chiến dịch Trần Hưng Đạo và chiến dịch Hoàng Hoa Thám, ta tiếp tực mở chiến dịch Quang Trung từ ngày 18-5 đến ngày 20-6- 1951, tập trung lực lượng đánh vào tuyến phòng ngự của địch ở Đồng bằng Bắc Bộ, sau ba đợt hoạt động phối hợp với các chiến trường chính, toàn tỉnh Bắc Ninh đã phá và diệt 82 đồn bốt, vị trí tháp canh, cắt đứt hàng chục kilomet đường giao thông, tiêu diệt hàng tram tên địch.

Trước tình hình trên, Trung ương Đảng phân tích và nhận định: Địch ra Hòa Bình là cơ hội tốt để ta tiêu diệt chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trước kia ta phải lừa địch mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta” [66, tr. 137].

Trung ương Đảng khẳng định: “Lúc này là cơ hội rất tốt cho chiến tranh du kích phát triển” [42, tr. 38]. Tổng quân ủy nhận định: “Vì phần lớn lực lượng cơ động đã tập trung vào mặt trận cho nên lực lượng của địch ở vùng địch hậu, đồng bằng bị dàn mỏng…” “các vùng từ hữu ngạn, Liên khu III đến trung du đều sơ hở” [92, tr.55]. Cuối năm 1951 để phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, Đại đoàn 316 về hoạt động ở Bắc Giang, bộ đội chủ lực điều Trung đoàn 98 và trung đoàn 174 vào tăng cường cho Bắc Ninh. Trung đoàn 98 vào Bắc Ninh lấy căn cứ

du kích Tiên - Quế - Võ làm chỗ đứng chân, để giữ bí mật, du kích được bao vây bắn tỉa các bốt địch không cho chúng ra ngoài, cụ già, em nhỏ cảnh giới, phụ nữ cấp dưỡng nuôi hơn 2.000 bộ đội, sau đó, Trung đoàn tiếp tục vượt sông Đuống tiến công một loạt đồn bốt địch ở Nam phần. Đêm 22-12 Trung đoàn phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích Tiên - Quế - Võ tiêu diệt các vị trí cầu Ngà, Phố Mới (huyện Quế Dương) và một loạt vị trí phòng thủ đường 18.

Được sự phối hợp của Trung đoàn 98, trung đoàn 174 và sự hoạt động tích cực của bộ đội địa phương, dân quân du kích, phong trào kháng chiến của ta diễn ra sôi nổi và ngày càng phát triển, nhân dân các làng nổi dậy phá tề, du kích phá bốt, địch co cụm không dám hoạt động. Bị bao vây, có vị trí địch phải tiếp tế bằng máy bay như Phố Mới (Quế Dương) và Tiên Du. Căn cứ Tiên - Quế - Võ mở sát ra đường số 1, nối liền các khu du kích Văn Lâm (Hưng Yên), Cẩm Giàng (Hải Dương), thông sang Yên Dũng, nam Lạng Giang (Bắc Giang). Sau chiến dịch Hòa Bình dân quân Bắc Ninh đã thu được nhiều thành quả quan trọng, nhiều đồn bốt của địch bị tiêu hủy, lực lượng địch bị tiêu diệt, các khu căn cứ của ta được mở rộng, lực lượng vũ trang, bộ đội địa phương và du kích phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó thì Trung đoàn 98 lại về Tiên - Quế - Võ củng cố và dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích chủ động tiến công địch ở Bắc Ninh, chia lửa với quân dân Thái Bình phá cuộc càn Mercure, Tỉnh trưởng Bắc Ninh phải thú nhận: Tình hình ở đây rất nguy ngập, Việt Minh hoành hành dữ dội và đã chiếm được nhiều nơi. Sau thắng lợi ở chiến dịch Hòa Bình, so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi, quân ta ngày càng mạnh lên, nắm quyền chủ động trên chiến trường, địch bị lung túng, phạm vi chiếm đóng của địch bị thu hẹp, vùng giải phống của ta được mở rộng, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ trên toàn tỉnh.

Lúc này Trung ương Đảng cũng đã ra chỉ thị vạch rõ: giặc Pháp đang lung túng to, nhưng sức địch còn mạnh, cần phải “sẵn sàng chống lại tất cả các cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 81 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)