CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6. Yêu cầu chính xác và hiệu quả trong thống kê
1.6.1. Yêu cầu chính xác trong thống kê
Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc điều tra, báo cáo, tổng hợp, công bố thông tin thông kê. [24]
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong thống kê. Bởi vì nó liên quan đến hai đối tƣợng chủ yếu nhất của Luật Thống kê là tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc làm công tác thống kê. Đồng thời nó cũng liên quan đến cả 3 yêu cầu cơ bản của thông tin thống kê: nếu không đầy đủ sẽ không đánh giá đƣợc toàn diện tình hình, quyết định sẽ không đồng bộ, bị sai lệch; nếu không chính xác thì quyết định sẽ sai, chẳng những không đạt kết quả nhƣ mong muốn mà còn ngƣợc lại; nếu không kịp thời sẽ lỡ thời cơ, vì nó bao quát tất cả các khâu
của hoạt động thống kê từ điều tra, báo cáo, tổng hợp đến công bố thông tin. Nguyên tắc này có liên quan đến nhiều quy định khác ở trong luật, từ nghĩa vụ quyền hạn của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin phải trung thực; tổ chức, cá nhân làm công tác thống kê phải khách quan.
Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm so sánh quốc tế. [24]
Nguyên tắc này là một trong những điều kiện bảo đảm tính chính xác và sự so sánh của thông tin thống kê theo thời gian và theo không gian ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Nếu không bảo đảm tính thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phƣơng pháp tính, bảng phân loại thống kê, đơn vị đo lƣờng, niên độ thống kê... thì số liệu sẽ không thống nhất, không chính xác, không so sánh đƣợc. Vì số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa khi thông qua so sánh về thời gian và không gian. Nguyên tắc thống nhất này còn đƣợc cụ thể trong các điều của Luật nhƣ: giải thích từ ngữ, hệ thống chỉ tiêu thống kê, bảng phân loại thống kê, chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, thẩm quyền quyết định, công bố của hệ thống thống kê tập trung, cũng nhƣ quyền nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đƣợc điều tra, báo cáo, công bố, sử dụng thông tin...
1.6.2. Yêu cầu hiệu quả trong thống kê
Không trùng lắp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra, báo cáo. [24]
Việc thu thập thông tin dù bằng hình thức điều tra hay báo cáo đều rất tốn kém về thời gian, công sức, tiền của cho các nhu cầu in ấn tài liệu, biểu mẫu báo cáo; thuê điều tra viên; huấn luyện nghiệp vụ; thời gian ghi chép hoặc trả lời phỏng vấn, thu thập, kiểm ta, xử lý, tổng hợp, công bố thông tin. Vì vậy, nếu trùng lắp giữa các cuộc điều tra với báo cáo sẽ làm tăng gánh nặng cho ngƣời trả lời, tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động thống kê. Nguyên tắc này cũng đã đƣợc thể hiện ở một số điều trong Luật nhƣ: nghiêm cấm quyết định điều tra, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái với quy định của pháp luật; chỉ có một số ngƣời có thẩm quyền mới đƣợc ban hành chế độ báo cáo hay quyết định điều tra; các chế độ báo
cáo và phƣơng án điều tra trƣớc khi ban hành đều phải đƣợc sự thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục thống kê.
1.7. Mối quan hệ giữa chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê với quản lý thông tin KH&CN
Hoạt động thống kê KH&CN là hoạt động không thể thiếu đƣợc trong công tác phát triển KH&CN. Trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nƣớc về KH&CN, thống kê có mặt trong tất cả các công đoạn và có vai trò rất lớn.
Thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu về KH&CN. Hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN là bộ công cụ rất quan trọng giúp cho việc quan sát toàn bộ hoạt động KH&CN quốc gia, tạo điều kiện để các nhà phân tích, dự báo, các nhà quản lý nhận biết chính xác về thông tin của từng lĩnh vực KH&CN, đánh giá đƣợc phần nào hiệu quả của hệ thống KH&CN, đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Đây là vai trò quan trọng hàng đầu đối với công tác quản lý thông tin KH&CN.
Thống kê cung cấp cơ sở dữ liệu về thông tin KH&CN, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về KH&CN. Có rất nhiều dạng số liệu, thông tin mà thống kê KH&CN có thể cung cấp cho công tác quản lý thông tin KH&CN. Đối với số liệu định kỳ, thƣờng xuyên mà hệ thống quản lý cần có để nhận dạng, phân tích, đánh giá thông tin KH&CN, thì việc tổ chức thu thập số liệu đƣợc tiến hành theo kiểu báo cáo định kỳ. [17] Ngoài ra, để định kỳ tổ chức, đánh giá, phân tích cùng một lúc tổng thể các hoạt động KH&CN, thì việc thu thập số liệu đƣợc tiến hành thông qua các cuộc điều tra. Hiện nay, việc thu thập thông tin đang đƣợc xúc tiến theo Chế độ báo cáo thống kê cơ sở và Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp cũng nhƣ các cuộc điều tra thống kê quốc gia, điều tra thống kê ngành về KH&CN.
Ngày càng gia tăng nhu cầu thông tin thực tế phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc về KH&CN nhằm hỗ trợ các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc ra quyết định phù hợp, hiệu quả, góp phần nâng cao sự đóng góp quan trọng của KH&CN cho
phát triển kinh tế - xã hội. Việc chuẩn hóa thống kê KH&CN sẽ góp phần rất quan trọng trong việc đƣa ra những thông tin KH&CN chính xác, đầy đủ. Từ đó giúp cho việc quản lý thông tin KH&CN đƣợc thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ngày nay, thống kê KH&CN có vai trò quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về KH&CN phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý, xây dựng chiến lƣợc và chính sách phát triển KH&CN. Thống kê KH&CN là công cụ rất quan trọng, cung cấp các số liệu giúp các nhà phân tích, dự báo, các nhà quản lý có đƣợc những nhận biết chính xác về từng lĩnh vực KH&CN, góp phần quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động KH&CN cũng nhƣ việc quản lý thông tin KH&CN.
* Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng 1, đã cung cấp những nội dung lý thuyết về thống kê KH&CN, làm cơ sở cho những phân tích về thực trạng thống kê KH&CN ở chƣơng 2. Sau khi lý giải chi tiết các khái niệm về thông tin KH&CN, phân tích các hƣớng tiếp cận khái niệm thống kê, thống kê KH&CN, chƣơng 1 đã đƣa ra các đặc điểm, vai trò của công tác thống kê KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chƣơng 1 cũng đã đi sâu phân tích các yêu cầu về chính xác và hiệu quả trong thống kê KH&CN, về tính chính xác đó là yêu cầu về bảo đảm tính khách quan trong các hoạt động thông tin thông kê cũng nhƣ thống nhất về phƣơng pháp luận thống kê, về tính hiệu quả đó là không chồng chéo giữa các cuộc điều tra, báo cáo. Ngoài ra, chƣơng 1 cũng đã nêu ra các khái niệm về quản lý thông tin KH&CN, chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN và mối quan hệ giữa việc chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN với quản lý thông tin KH&CN.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN KH&CN Ở
VIỆT NAM