Yêu cầu và nguyên tắc chuẩn hóa chỉ tiêu thống kê KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ (Trang 57 - 61)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Yêu cầu và nguyên tắc chuẩn hóa chỉ tiêu thống kê KH&CN

3.1.1. Các vấn đề về chuẩn hóa chỉ tiêu thống kê

Ngành Thống kê đã và đang cung cấp các thông tin thống kê cho nhiều đối tƣợng sử dụng khác nhau nhƣ các cơ quan của Đảng và Nhà nƣớc ở các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trƣờng, các đoàn thể, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, v.v... và ngƣời dân. Thông tin thống kê cung cấp để đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho nhiều đối tƣợng sử dụng, vì vậy, trƣớc hết ngành Thống kê phải làm cho mọi đối tƣợng sử dụng thông tin hiểu một cách thống nhất và đầy đủ các khái niệm, nội dung của các thông tin mà ngành Thống kê đã đƣa ra. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không thể thiếu đƣợc đối với toàn bộ các khâu công tác của ngành Thống kê từ thu thập thông tin đến xử lý, phân tích và công bố thông tin.

Vấn đề chuẩn hóa là việc rất cần thiết nhƣng trong những năm qua công việc này chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ và cũng gặp rất nhiều khó khăn phức tạp do nhận thức cũng nhƣ do sự thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế xã hội ở nƣớc ta qua các thời kỳ.

Về mặt lý thuyết, chuẩn hóa là một khái niệm đƣa ra và đƣợc sử dụng để làm thế nào cho mọi ngƣời hiểu và nhận thức một sự việc, một hiện tƣợng một cách thống nhất dựa vào một "chuẩn" nào đó có tính qui ƣớc và mọi ngƣời phải thực hiện theo "chuẩn" đó. Đối với cán bộ thống kê nhất là cán bộ mới vào ngành hoặc cán bộ làm trái ngành thống kê nhƣng đang tham gia trực tiếp vào các công việc điều tra thống kê, xử lý số liệu thống kê thì việc nhận thức và thực hiện các "chuẩn" quy định là vấn đề rất cần thiết không thể xem nhẹ. Vì vậy, cần có sự học hỏi, tự nâng cao kiến thức thông qua các hình thức bồi dƣỡng đào tạo nghiệp vụ. Trong toàn bộ các khâu công việc của ngành Thống kê có rất nhiều vấn đề phải

hiểu và sử dụng một cách thống nhất không thể có tình trạng mỗi ngƣời hiểu một cách khác nhau không theo một chuẩn mực nào cả và nhƣ thế sẽ đƣa ra kết quả tính toán không thống nhất, số liệu công bố không đảm bảo độ tin cậy.

- Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp tính toán

Các chỉ tiêu thống kê phải đƣợc chuẩn hóa về khái niệm, định nghĩa, phạm vi và phƣơng pháp tính toán để bảo đảm đƣa ra đƣợc những số liệu chính xác và thống nhất giữa các nguồn số liệu do các cơ quan khác nhau cùng thu thập tính toán và công bố. [11]

Vì vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nhất thiết phải có sự thống nhất giữa ngành thống kê với các Bộ, ngành có liên quan về tên gọi chỉ tiêu, nội dung, phạm vi và phƣơng pháp tính toán đối với từng chỉ tiêu. Nhất là đối với các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành nhƣ KH&CN để tránh tình trạng cùng một chỉ tiêu nhƣng tên gọi cũng khác nhau và các khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính cũng không thống nhất đƣa đến việc đƣa ra những số liệu khác nhau.

Trong thực tế công tác thống kê có rất nhiều công việc cần đƣợc nghiên cứu để từng bƣớc cải tiến, hoàn thiện và đi tới chuẩn hóa để nâng cao không ngừng chất lƣợng công tác thống kê, làm cho thống kê nƣớc ta có thể đạt tới trình độ ngày càng cao để hòa nhập đƣợc với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu khác nhau của các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê.

3.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu chuẩn hóa 3.1.2.1. Các nguyên tắc chung 3.1.2.1. Các nguyên tắc chung

Việc chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN phải đảm bảo một số nguyên tắc:

- Bảo đảm tính tƣơng hợp và so sánh quốc tế;

- Bảo đảm tính lý luận và cơ sở khoa học của chỉ tiêu:

Tính lý luận và cơ sở khoa học của chỉ tiêu thể hiện bản chất của chỉ tiêu thống kê mà nó phản ánh. Các chỉ tiêu phải đảm bảo phán ánh đúng bản chất, phạm vi tính toán, thời gian và địa điểm mà chỉ tiêu phản ánh. Các phân tổ của chỉ tiêu phải có tên gọi chuẩn xác, rõ ràng, không gây ra nhầm lẫn. Mỗi chỉ tiêu phải

có quy định chặt chẽ theo một phƣơng pháp tính riêng biệt. Phƣơng pháp tính phải bao gồm: nội dung tính toán, phạm vi tính toán, đơn vị tính và phân tổ thích hợp.

- Không trùng lặp: bao quát đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết, song không trùng lặp với chỉ tiêu do các cơ quan có thẩm quyền khác thu thập; [37]

- Có tính mở: đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt nhƣng có tính đến nhu cầu thông tin thống kê lâu dài và trong tƣơng lai; có khả năng mở rộng, bổ sung, chỉnh sửa khi cần thiết;

- Nội dung sau khi chuẩn hóa các chỉ tiêu sau khi hoàn thiện sẽ đƣợc áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Cần cố gắng cao nhất để nội dung, phƣơng pháp tính bảo đảm chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này cũng phải phù hợp với thực tế của Việt Nam để đảm bảo tính tƣơng thích và tƣơng hợp khi so sánh quốc tế nhằm phản ánh khách quan nhất hoạt động KH&CN. Tránh tình trạng thiếu hiểu biết của ngƣời cung cấp, thu thập và xử lý thông tin.

Các chỉ tiêu thống kê KH&CN sau khi đƣợc nghiên cứu hoàn thiện về định nghĩa/nội dung, phƣơng pháp tính sẽ đƣợc sử dụng làm quy chuẩn áp dụng thống nhất toàn quốc trong việc quy định trong các chế độ báo cáo thống kê (cả báo cáo thống kê tổng hợp, cả báo cáo thống kê cơ sở), trong các phƣơng án điều tra, các tài liệu hƣớng dẫn cũng nhƣ kèm theo các bản công bố số liệu.

3.1.2.2. Yêu cầu đối với chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN cần đảm bảo:

- Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ tổng hợp chỉ tiêu thống kê quốc gia đã phân công cho Bộ KH&CN theo Quyết định 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Quyết

định 15/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành;

- Đáp ứng đƣợc yêu cầu về cung cấp thông tin thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về hoạt động KH&CN của Bộ KH&CN theo tinh thần đổi mới của Luật KH&CN 2013; phục vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở Việt Nam nói chung và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê KH&CN của xã hội;

- Khả thi: có thể thực hiện đƣợc trong điều kiện thực tế hiện nay, phù hợp với trình độ cung cấp thông tin thống kê;

- Tuân thủ chuẩn mực thống kê; đảm bảo khả năng so sánh quốc tế; - Bảo đảm tính tƣơng hợp và so sánh quốc tế.

3.1.3. Phương pháp tính toán

1- Nội dung tính toán:

Đƣợc xác định phù hợp với bản chất của hiện tƣợng để khi thu thập số liệu không bỏ sót, không tính trùng, tính lẫn với hiện tƣợng khác.

2- Phạm vi tính toán: Bao gồm phạm vi thời gian (hoặc thời điểm), phạm vi không gian và phạm vi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động.

3- Đơn vị tính: Mỗi chỉ tiêu có thể tính theo một đơn vị nhất định (hay nhiều đơn vị khác nhau), theo một đơn vị hay một đơn vị kép phải đƣợc ghi rõ kèm chỉ tiêu. Song đơn vị tính cần theo bảng danh mục các đơn vị đo lƣờng hợp pháp.

4- Các chỉ tiêu trong cùng hệ thống phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phƣơng pháp tính phải tôn trọng tính thống nhất về phạm vi (thời gian, không gian, phạm vi họat động…) giữa các chỉ tiêu cần so sánh. Mỗi chỉ tiêu đều đƣợc xác định một hay nhiều hình thức thu thập thông tin (báo cáo định kỳ, điều tra toàn bộ hoặc điều tra chọn mẫu, hoặc vừa báo cáo vừa điều tra…) thích hợp với nhu cầu quản lý và điều kiện hạch toán.

Mỗi chỉ tiêu sẽ đƣợc hoàn thiện theo các nội dung: Mục đích/ý nghĩa/khái niệm/định nghĩa/nội dung, phƣơng pháp tính, đơn vị tính, các phân tổ chủ yếu, kỳ công bố và nguồn số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)