Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ (Trang 49 - 57)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.5. Kết quả khảo sát

Trong quá trình thực hiện luận văn này, một khảo sát đã đƣợc tiến hành đối với Trung tâm thống kê KH&CN thuộc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 31 cơ quan Thông tin – Thƣ viện ở các địa phƣơng và Bộ- ngành, cuộc điều tra thống kê NC&PT đã thực hiện, chế độ báo cáo thống kê cơ sở ở địa phƣơng và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp với các Sở KH&CN trong cả nƣớc.

Dưới đây là các kết quả thu nhận được:

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nƣớc về thống kê KH&CN. Cho đến nay, công tác thống kê đã đƣợc triển khai ở những khía cạnh quản lý khác nhau và đã cung cấp những số liệu thống kê cơ bản phục vụ công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Công tác thống kê KH&CN ở địa phƣơng đang trong giai đoạn sơ khai. Hiện nay, do chƣa có các văn bản chỉ định giao cho đơn vị nào thuộc Sở KH&CN triển khai công tác thống kê. Có Sở KH&CN đã giao nhiệm vụ thống kê KH&CN cho đơn vị thông tin là Phòng Thông tin -Thống kê KH&CN (Hoà Bình, Lâm Đồng, Sơn La,…), Trung tâm Thông tin (Cần Thơ, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Vĩnh

Phúc,…). Tuy nhiên cũng có Sở KH&CN lại giao nhiệm vụ thống kê KH&CN cho phòng Kế hoạch – Tài chính (Hà Tĩnh).

Hình 11: Tỷ lệ các cơ quan ở địa phƣơng đƣ c giao nhiệm vụ thống kê KH&CN Đơn vị tính: % 42.9% 57.1% 0 10 20 30 40 50 60

Cơ quan được giao

Cơ quan chưa được giao

Mạng lƣới thống kê KH&CN phải nằm trong mạng lƣới thông tin KH&CN, hay nói cách khác, hoạt động thống kê KH&CN phải do các cơ quan Thông tin- Thƣ viện (TT-TV) KH&CN thực hiện để bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả về phƣơng pháp luận cũng nhƣ kỹ thuật nghiệp vụ về thống kê KH&CN. Tuy nhiên, do thời gian quá gấp gáp, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thống kê KH&CN chƣa thể đáp ứng kịp thời và đồng bộ, nên nhiệm vụ thống kê KH&CN chƣa đƣợc triển khai thống nhất tại các địa phƣơng và bộ, ngành, dẫn đến việc nhiệm vụ này đƣợc giao cho các cơ quan khác nhau địa phƣơng và bộ, ngành tùy thuộc vào ý muốn của lãnh đạo. Để có thể đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục hiện trạng này, luận văn đã tiến hành khảo sát việc triển khai nhiệm vụ thống kê KH&CN tại các cơ quan TT-TV. Kết quả nhƣ trong Bảng 2 và Hình 1, Hình 2.

Đã đƣợc giao nhiệm vụ thống kê KH&CN Số lƣợng Tỷ lệ Địa phƣơng 27 42,9% Bộ, ngành 4 15,4% Trƣờng học 0 0 Viện NC 0 0

Bảng 2. Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ thống kê KH&CN các tổ chức TT-TV KH&CN 42.9% 15.4% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Địa phương Bộ ngành

Về nhân lực thống kê KH&CN

Một trong những đặc điểm của hoạt động thông tin KH&CN nƣớc ta hiện nay là việc kết hợp hoạt động thông tin KH&CN với hoạt động thống kê KH&CN. Sự kết hợp này đặt ra những yêu cầu mới không chỉ đối với các vấn đề về phƣơng pháp luận, tổ chức..., mà còn với cả vấn đề về nhân lực. Bên cạnh đội ngũ nhân lực chuyên ngành TT-TV KH&CN, các cơ quan TT-TV cần đƣợc bổ sung đội ngũ

Hình 2. Tỷ lệ cơ quan TT-TV được giao nhiệm vụ thống kê KH&CN

giả luận văn thực hiện khảo sát nội dung về chuyên môn đƣợc đào tạo của nhân lực trong các cơ quan TT-TV.

Tổng hợp kết quả khảo sát trong Bảng 3 và các hình từ Hình 3 đến Hình 6.

Chuyên ngành đào tạo

Cơ quan TT-TV TT-TV Thống kê Khác Ngƣời Tỷ lệ % Ngƣời Tỷ lệ % Ngƣời Tỷ lệ % Địa phƣơng 39 5,3% 1 0,1% 701 94,6% Bộ, ngành 259 14% 12 0.7% 1.570 85.3% Trƣờng học kxđ 58% - - kxđ 42% Viện NC kxđ 24,4% - - kxđ 75,6%

Bảng 3. Chuyên môn được đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV

5% 0% 95% TT-TV TKê Khác 14% 85.3% 0.7% TT-TV TKê Khác 53% 0% 47% TT-TV TKê Khác 24% 0% 76% TT-TV TKê Khác

Hình 3. Tỷ lệ ngành được đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV địa phương

Hình 4. Tỷ lệ ngành được đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV bộ, ngành

* Nhận xét:

- Số lƣợng nhân lực đƣợc đào tạo chuyên ngành thống kê là không đáng kể, cao nhất chỉ đạt 0,7% ở khu vực bộ, ngành. Số nhân lực này chủ yếu tập trung ở Cục Thông tin KH&CN Quốc gia phục vụ cho triển khai hoạt động thống kê KH&CN tại Cục.

Đây sẽ là một khó khăn cho các cơ quan TT-TV, chủ yếu là cơ quan TT-TV khu vực địa phƣơng và bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thống kê KH&CN.

2.5.1. Về chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN

Có những khó khăn trong việc triển khai công tác thống kê KH&CN: một mặt các chỉ tiêu thống kê trong lĩnh vực KH&CN chƣa có các hƣớng dẫn cụ thể, mặt khác công tác thống kê đòi hỏi phải có một bộ máy chuyên trách đƣợc đào tạo có chuyên môn nghiệp vụ và đầu tƣ ban đầu tƣơng xứng với nhiệm vụ hơn nữa trong quá trình thực hiện có các đơn vị thực hiện nghiêm túc nhƣng vẫn còn không ít các đơn vị thực hiện báo cáo chƣa đầy đủ và chƣa coi đây là nhiệm vụ hoặc không nộp báo cáo và không có Công văn phản hồi lại phía các Sở Khoa học và Công nghệ. Việc thực hiện báo cáo thống kê tổng hợp đƣợc tiến hành bằng cách nhập dữ liệu các báo cáo thống kê cơ sở (qua file điện tử) hoặc từ các bản giấy do các đơn vị cơ sở gửi lên, tuy nhiên việc cập nhật bằng hình thức qua file điện tử (Import) của các đơn vị cơ sở đến nay vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Vì thế, cán bộ làm công tác cập nhật phần mềm báo cáo thống kê chủ yếu cập nhật thủ công các dữ liệu từ bản giấy, các đơn vị thực hiện báo cáo thống kê cơ sở chƣa thực hiện nghiêm túc đúng thời gian và đảm bảo về chất lƣợng báo cáo: năm 2014 tính tỷ lệ trung bình trong 1 tỉnh có 64 đơn vị thuộc đối tƣợng thực hiện báo cáo thống kê cơ sở nhƣng chỉ có 28 đơn vị thực hiện báo cáo theo các phụ lục đúng quy định, còn lại có 32 đơn vị không thực hiện báo cáo cũng nhƣ không có công văn phúc đáp và có 04 đơn vị có công văn phúc đáp (trả lời không có số liệu thống kê) (Xem Bảng 5). Con số các đơn vị thực hiện báo cáo có chiều hƣớng giảm dần (năm 2012 có 40

đơn vị thực hiện báo cáo và năm 2013 có 39 đơn vị thực hiện báo cáo trong tổng số 64 đơn vị phải thực hiện báo cáo thống kê cơ sở); về các bảng biểu của 08 phụ lục: Các cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ tổng hợp và cung cấp thông tin, số liệu vào các bảng biểu còn sơ sài, thiếu nhiều dữ liệu quan trọng, chƣa cụ thể, chi tiết nên ảnh hƣởng đến kết quả do đó biểu tổng hợp của báo cáo chỉ mang tính chất tƣơng đối.

Bảng 4: Thống kê tỷ lệ trung bình chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN của 1 tỉnh

STT Báo cáo thống kê cơ sở Số lƣ ng Tỷ lệ làm tròn (%)

1. Đơn vị thuộc đối tƣợng thực hiện báo cáo

thống kê cơ sở 64 100

2. Đơn vị thực hiện báo cáo theo các phụ lục

đúng quy định 28 44

3. Đơn vị không thực hiện báo cáo 32 50

4. Đơn vị có công văn phúc đáp (trả lời không có

số liệu thống kê) 4 6

2.5.2. Về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về KH&CN với các Sở KH&CN

Theo số liệu khảo sát tại Trung tâm thống kê KH&CN thuộc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thì tính tới thời điểm hiện nay của năm 2014, trong tổng số 63 Sở KH&CN trong danh sách phải nộp báo cáo thống kê về cho Trung tâm thống kê tổng hợp thì mới chỉ có 41 Sở KH&CN nộp báo cáo đúng hạn, còn lại 22 Sở KH&CN chƣa nộp báo cáo thống kê (Số liệu xem Bảng 6). Các Sở KH&CN thuộc các tỉnh chƣa nộp báo cáo đúng hạn có nguyên nhân là do chƣa tổng hợp đƣợc đủ số liệu từ các báo cáo thống kê cơ sở. Điều này phản ánh rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Báo cáo thống kê tổng hợp chỉ có thể đầy đủ và chính xác nếu báo cáo thống kê cơ sở phải

đảm bảo hiệu quả, chính xác ngay từ đầu.

Bảng 5: Thống kê chế độ báo cáo thống kê t ng h p về KH&CN với các Sở KH&CN

STT Báo cáo thống kê t ng h p Số lƣ ng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số Sở KH&CN phải nộp báo cáo 63 100 2. Các báo cáo thống kê nộp đúng hạn 41 65 3. Các báo cáo thống kê không nộp đúng hạn 22 35

Từ các kết quả điều tra cho thấy một số nhận xét sau:

+ Nhiệm vụ thống kê KH&CN chỉ đƣợc triển khai ở khu vực địa phƣơng và khu vực bộ, ngành. Trong đó, khu vực địa phƣơng triển khai tốt hơn (42,9% cơ quan TT-TV đƣợc giao nhiệm vụ thống kê KH&CN so với 15,4% của khu vực Bộ, ngành);

+ Số liệu tổng hợp trên cho thấy: trƣớc mắt, công tác thống kê KH&CN sẽ rất khó triển khai ở các Bộ, ngành Trung ƣơng.

+ Thống kê cơ sở và thống kê tổng hợp về KH&CN là việc làm thƣờng xuyên, song hành cùng với quá trình quản lý KH&CN, giúp cho phần báo cáo thống kê tổng hợp trở thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đáp ứng đƣợc đầy đủ và chính xác nhất các thông tin cần thiết nhất về lĩnh vực này. Nhìn vào các số liệu khảo sát có thể thấy rằng chế độ báo cáo thống kê cơ sở thì chƣa đƣợc thực hiện một cách hiệu quả, còn chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do tổng hợp dựa trên kết quả của các báo cáo thống kê cơ sở nên dẫn tới kết quả cũng không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Do vậy trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị và tổ chức cần phải xem đó là một nhiệm vụ cần thiết, thƣờng xuyên và chủ động thực hiện để đạt hiệu quả cao góp phần đƣa hoạt động thống kê cơ sở KH&CN dần đi vào nền nếp, phù hợp với các quy định pháp luật đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống thống kê tổng hợp về KH&CN phản ảnh chân thực, đúng thực trạng các hoạt động lĩnh vực KH&CN của địa phƣơng.

* Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2 đã phân tích bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý thông tin KH&CN ở Việt Nam. Sau đó đi vào phân tích thực trạng của công tác thống kê KH&CN.

Nội dung chính của chƣơng 2 tập trung vào phân tích hiện trạng của các chỉ tiêu thống kê KH&CN Việt Nam. Bắt đầu từ hiện trạng xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN cho đến hiện trạng về thu thập và cung cấp các chỉ tiêu thống kê về KH&CN. Ở đây đi sâu phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia KH&CN và hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN.

Ngoài ra, chƣơng 2 cũng đã phân tích tình hình thu thập chỉ tiêu thống kê KH&CN ngoài chỉ tiêu thống kê quốc gia. Đó là các chỉ tiêu về thống kê cơ sở hạ tầng cho KH&CN; thống kê sở hữu công nghiệp; thống kê tiêu chuẩn, đo lƣờng và chất lƣợng; an toàn bức xạ và hạt nhân; thống kê số bài báo KH&CN của Việt Nam công bố trong nƣớc và ngoài nƣớc và số bài báo KH&CN của Việt Nam công bố ở nƣớc ngoài đƣợc trích dẫn.

Một phần rất quan trọng của chƣơng 2 là phân tích về hiện trạng các chỉ tiêu thống kê về thông tin KH&CN. Ở đây, tác giả luận văn đã chỉ ra hiện trạng của các chỉ tiêu thống kê này cũng nhƣ phân tích một số nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin KH&CN để làm tiền để đề xuất chuẩn hoá ở chƣơng 3.

Cuối cùng, chƣơng 2 đã chỉ ra những mặt hạn chế của công tác thống kê KH&CN cũng nhƣ phân tích sự thiếu đồng bộ của hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN hiện nay. Đó chính là thực trạng các chỉ tiêu thống kê KH&CN chƣa đƣợc thu thập, xử lý một cách hệ thống và đầy đủ. Đi kèm với đó là các nguyên nhân tạo nên sự thiếu đồng bộ đó. Cuối cùng, tác giả đã đƣa ra các con số khảo sát thực tế để chứng minh tính thuyết phục của những vấn đề đã nêu.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ CHUẨN HÓA HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)