Giải pháp tin học hóa hoạt động thống kê KH&CN phục vụ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ (Trang 86 - 106)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3.2. Giải pháp tin học hóa hoạt động thống kê KH&CN phục vụ quản

thông tin KH&CN

3.3.2.1. Xây dựng, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê

- Triển khai mạng máy tính diện rộng đồng bộ thông suốt từ Trung ƣơng đến địa phƣơng (chạy trên đƣờng truyền của VinaREN).

- Đảm bảo khả năng kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sau:

1. Mạng máy tính

a) Trung tâm Tích hợp dữ liệu

Xây dựng Trung tâm Tích hợp dữ liệu thành bộ phận chính của mạng máy tính trong Ngành, có nhiệm vụ cung cấp các dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu … đƣợc tổ chức theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa tập trung và phân cấp để phối hợp, trao đổi, chia sẻ, công bố và cung cấp thông tin thống kê cho lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê; cung cấp các sản phẩm dịch vụ: thƣ điện tử, phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên dùng và các ứng dụng.

b) Trung tâm Tích hợp dự phòng

Xây dựng Trung tâm Tích hợp dự phòng để sao lƣu (backup) dữ liệu và dịch vụ, thay thế khi Trung tâm chính xảy ra sự cố để bảo đảm hệ thống hoạt động thông suốt và an toàn.

2. Đƣờng truyền và an toàn, bảo mật

Hiện nay đã có Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) với tốc độ đƣờng truyền đi quốc tế lên tới 622 Mbps, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam có thể kết nối mạng tốc độ cao với hơn 50 triệu đồng nghiệp tại hơn 8.000 trung tâm nghiên cứu và đào tạo trên thế giới

để chia sẻ thông tin khoa học công nghệ, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, hợp tác về nghiên cứu và đào tạo trong các lĩnh vực y học từ xa, tính toán lƣới, điện toán đám mây, e-learning, công nghệ mạng tiên tiến, dự báo thời tiết, ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v... Vậy nên đề xuất tận dụng thiết lập hệ thống chạy trên đƣờng truyền của mạng VinaREN để đảm bảo tốc độ và băng thông dữ liệu.

Ngoài ra, cần thiết lập đồng bộ và hiện đại đối với phần cứng, phần mềm về an toàn, bảo mật dữ liệu đi đôi với hoàn thiện các quy chế về an toàn, bảo mật dữ liệu ở các khâu lƣu trữ, xử lý cũng nhƣ trên đƣờng truyền.

3. Hệ điều hành và phần mềm hệ thống

Hệ điều hành máy chủ cần đƣợc cài đặt lên Microsoft Windows Server phiên bản mới. Hệ điều hành máy chủ mã nguồn mở sẽ đƣợc sử dụng trong một số máy chủ. Hệ điều hành máy trạm cũng sẽ đƣợc nâng cấp lên Windows phiên bản mới sau khi hãng Microsoft không tiếp tục cung cấp những bản vá lỗi cho Windows XP.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của Ngành đề xuất nâng cấp từ MS Access lên MS SQL Server phiên bản mới. Từng bƣớc nâng cấp phần mềm Microsoft Office lên Microsoft Office 2010 hoặc phiên bản mới hơn. Các phần mềm khác cũng cần nâng cấp lên phiên bản mới trong những thời gian thích hợp để đảm bảo tính đồng bộ của các phần mềm trong hệ thống.

4. Ứng dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số

Sau khi hạ tầng kỹ thuật CNTT đã đƣợc nâng cấp và xây dựng đồng bộ, nghiên cứu áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử trong toàn hệ thống thống kê.

3.3.2.2. Phát triển phần mềm ứng dụng trong thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích và dự báo, truyền đưa, lưu giữ và phổ biến thông tin thống kê

-Phát triển phần mềm thu thập thông tin thống kê bằng các phƣơng tiện điện tử: + Thu thập và truyền đƣa dữ liệu điều tra thống kê qua web, email và các thiết bị di động nhƣ máy tính xách tay, thiết bị PDA cho một số cuộc điều tra

Áp dụng công nghệ quét và nhận dạng tự động ký tự, cho phép tự động gần nhƣ hoàn toàn khâu thu nhận và xử lý phiếu điều tra. Điều này cho phép nâng cao độ chính xác, giảm bớt thời gian nhập và xử lý dữ liệu xuống còn một nửa so với công nghệ cũ sử dụng bàn phím. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến về thiết kế, tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) cho phép đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc lƣu trữ và khai thác CSDL một cách lâu dài.

+ Cập nhật số liệu thống kê trên các phiếu điều tra thống kê điện tử

Các cuộc điều tra thống kê KH&CN cần đƣa vào ứng dụng công nghệ cập nhật số liệu điều tra trực tiếp trên các phiếu điện tử (e-Form) nhằm tăng tính hiệu quả, đơn giản và thuận tiện. Công nghệ này đƣợc đƣa vào nhằm mục đích thử nghiệm phƣơng pháp điều tra mới, với việc thu thập số liệu qua các kênh thông tin khác nhau nhƣ: Web, Mobile (notebook) và Email.

-Xây dựng phần mềm xử lý, tổng hợp số liệu các cuộc điều tra thống kê do hệ thống thống kê thực hiện:

a) Công nghệ quét và nhận dạng ký tự thông minh (ICR) trong xử lý số liệu điều tra

Cần ứng dụng công nghệ quét, nhận dạng ký tự thông minh trong xử lý thông tin các cuộc điều tra có quy mô lớn.

b) Phần mềm xử lý số liệu điều tra thống kê

Thực hiện nâng cấp hoặc xây dựng mới các chƣơng trình ứng dụng xử lý số liệu để đảm bảo mỗi cuộc điều tra thống kê đều có ứng dụng đƣợc áp dụng thống nhất, theo chuẩn chung, tích hợp dữ liệu theo yêu cầu tập trung dữ liệu.

-Xây dựng phần mềm xử lý, tổng hợp số liệu theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ do Hệ thống thống kê chịu trách nhiệm:

+ Các mẫu biểu điện tử thống nhất đƣợc áp dụng đối với các đơn vị báo cáo thực hiện báo cáo trực tuyến;

+ Các báo cáo tổng hợp đƣợc thực hiện bằng chƣơng trình ứng dụng -Ứng dụng CNTT trong chọn mẫu điều tra thống kê

Xây dựng các CSDL dàn mẫu chủ và phát triển công cụ khai thác, chọn mẫu từ các dàn mẫu chủ thống nhất cho các điều tra chọn mẫu.

-Phát triển các ứng dụng Chính phủ điện tử trên Internet. [8, 38]

-Quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động CNTT và truyền thông trong công tác thống kê:

+ Xây dựng các chuẩn về thông tin thống kê, chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông áp dụng cho thống kê để thực hiện thống nhất và đồng bộ trong Hệ thống thống kê

+ Xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong Hệ thống thống kê

+ Đánh giá, bổ sung các hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê:

Báo cáo hàng năm đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác thống kê.

3.3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin thống kê

- Tin học hóa Chế độ báo cáo thống kê cơ sở và Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp thành hệ thống thống nhất với các mẫu biểu điện tử cho từng biểu mẫu. Thông tin từ các báo cáo loại này đƣợc tích hợp vào trong hệ thống báo cáo thống kê tổng hợp, tập trung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu.

* Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng này, trên cơ sở phân tích các vấn đề về chuẩn hóa chỉ tiêu thống kê KH&CN, chƣơng 3 đã nhận định các yêu cầu và nguyên tắc chuẩn hóa các chỉ tiêu này, đó là yêu cầu bảo đảm tính tƣơng thích quốc tế, bảo đảm tính cơ sở khoa học và lý luận, không trùng lặp, tính mở và nội dung áp dụng thống nhất trên toàn quốc, tính khả thi.

Trƣớc khi đề xuất ra bộ chỉ tiêu thống kê chuẩn hóa, chƣơng 3 đã phân tích phƣơng pháp tính các chỉ tiêu thống kê, bao gồm: nội dung tính toán, phƣơng pháp tính toán, đơn vị tính, phạm vi tính toán.

Nội dung chính của chƣơng 3 tập trung đề xuất đƣa ra bộ 4 nhóm chỉ tiêu chuẩn hóa về thống kê thông tin KH&CN. Đó là các nhóm chỉ tiêu: “Nguồn lực thông tin KH&CN”, “Tài chính thông tin KH&CN”, “Hạ tầng thông tin KH&CN” và “Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart)”. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại bao gồm các chỉ tiêu thống kê cụ thể đƣợc đề xuất với nội dung chuẩn hóa về: tên chỉ tiêu, mục đích/ ý nghĩa của chỉ tiêu, khái niệm/ nội dung/ phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu, đơn vị tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố và nguồn số liệu.

Sau khi đề xuất ra bộ chỉ tiêu chuẩn hóa về thống kê thông tin KH&CN, chƣơng 3 đã phân tích và đƣa ra các giải pháp để áp dụng thành công và hiệu quả bộ chỉ tiêu chuẩn hóa này. Đó là các giải pháp về đảm bảo độ chính xác và hiệu quả của chế độ báo cáo thống kê, giải pháp tin học hóa hoạt động thống kê KH&CN để phục vụ quản lý thông tin KH&CN.

KẾT LUẬN

1. Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN là một nội dung rất quan trọng của thống kê KH&CN

Việc xây dựng phƣơng pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu thống kê KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý KH&CN. Đây cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp mà thực tế trong thời gian qua chúng ta chƣa quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng, nhất là trƣớc yêu cầu đổi mới công tác quản lý KH&CN hiện nay.

Trong giai đoạn hiện nay, với vai trò là quốc sách hàng đầu đƣa đất nƣớc sớm trở thành một nƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho Bộ KH&CN, Ngành KH&CN vừa lớn về quy mô, phạm vi, vừa đồ sộ về khối lƣợng công việc. Để hoàn thành các nhiệm vụ này trong thời điểm hiện nay cũng nhƣ trong thời gian tới, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ KH&CN đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trên cơ sở những thông tin thống kê chính xác, đầy đủ và cập nhật. Với tƣ cách là hoạt động nhằm cung cấp thông tin thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; là một trong những cơ sở quan trọng để hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch Ngành KH&CN, công tác thống kê KH&CN hơn lúc nào hết đòi hỏi phải đƣợc xây dựng và phát triển theo hƣớng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà trƣớc hết phải chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê KH&CN.

2. Bộ chỉ tiêu thống kê về thông tin KH&CN sớm được ban hành sẽ góp phần quan trọng trong công tác quản lý thông tin KH&CN

Luận văn đã đƣa ra đƣợc đề xuất một bộ chỉ tiêu thống kê về thông tin KH&CN, với 4 nhóm chỉ tiêu: “Nguồn lực thông tin KH&CN”, “Tài chính thông tin KH&CN”, “Hạ tầng thông tin KH&CN”, và “Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart)”, trong đó bao gồm 20 chỉ tiêu thống kê cụ thể. Bộ chỉ tiêu thống kê đƣợc tác giả đƣa ra trong bối cảnh công tác quản lý thông tin KH&CN đang rất thiếu các hệ tiêu chí thống kê để xác định, đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, vì trong thời gian ngắn nên vẫn chƣa bao quát đƣợc hết phạm vi hoạt động của công tác

quản lý thông tin KH&CN. Vì vậy cần có thêm thời gian để nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung. Sau khi hoàn thiện và sớm đƣợc ban hành, hoà vào trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chắc chắn sẽ đóng góp rất quan trọng trong công tác quản lý thông tin KH&CN. Đây chính là hệ tiêu chí rất cần thiết để phục vụ công tác thống kê, đánh giá hiệu quả của từng khía cạnh thông tin KH&CN hay toàn bộ các hoạt động thuộc lĩnh vực thông tin KH&CN. Từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thông tin KH&CN một cách thiết thực và lâu dài.

KHUYẾN NGHỊ

1. Tin học hoá hoạt động thống kê KH&CN – giải pháp hiệu quả phục vụ quản lý thông tin KH&CN

Bộ chỉ tiêu thống kê chuẩn hoá đƣợc đƣa ra là điều kiện cần cho sự thành công của công tác quản lý thông tin KH&CN. Nhƣng hiệu quả quản lý thông tin KH&CN có đạt đƣợc hay không thì tin học hoá hoạt động thống kê KH&CN lại là điều kiện đủ vô cùng cần thiết. Hiện nay, công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng trong công tác thống kê nói chung và thống kê KH&CN nói riêng còn rất hạn chế và tản mạn. Trong thời đại công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay, với xu hƣớng xã hội thông tin ngày càng mở rộng, thì việc áp dụng thành quả công nghệ thông tin vào công tác thống kê KH&CN là cực kỳ quan trọng. Việc tin học hoá hoạt động thống kê KH&CN một cách bài bản và toàn diện sẽ giúp rút ngắn đƣợc quá trình thống kê, thu thập số liệu. Hơn nữa, còn giúp mang lại sự chính xác, trung thực của số liệu thống kê. Đây chính là yêu cầu và nguyên tắc cần đạt đƣợc của số liệu thống kê. Làm đƣợc điều này sẽ góp phần quan trọng giúp việc quản lý thông tin KH&CN dễ dàng hơn, đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao nhƣ yêu cầu thống kê đã đặt ra.

2. Tăng cường đào tạo, xây dựng tài liệu, cẩm nang hướng dẫn về chuẩn hóa, xây dựng các từ điển điện tử phục vụ thống kê.

Để triển khai đƣợc thống kê KH&CN thành công thì một trong những điều kiện tiên quyết là nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm thống kê KH&CN từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực phục vụ thống kê KH&CN ngay từ các trƣờng Đại học, viện nghiên cứu, cải cách chƣơng trình, giáo trình thống kê phù hợp với thời đại.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, dƣới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ

KH&CN, cần tiếp tục các hoạt động nâng cao năng lực thống kê, tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê KH&CN, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, bảng phân loại thống kê và các chế độ báo cáo, điều tra thống kê KH&CN, xây dựng các CSDL

Chuẩn hoá thống kê KH&CN dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận và quy trình, tài liệu chuẩn hoá chuyên biệt theo chuẩn quốc tế và phù hợp với đặc thù ngành. Vậy nên điều quan trọng là cần xây dựng và đƣa ra đƣợc cẩm nang hƣớng dẫn về chuẩn hoá thống kê KH&CN. Bên cạnh đó, cần xây dựng các từ điển điện tử để phục vụ thống kê. Điều này là rất cần thiết trong thời đại xã hội công nghệ thông tin nhƣ hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Chỉ thị 3595/CT-BKHCN năm 2011 về tăng cƣờng công tác thống kê khoa học và công nghệ.

2. Bộ Khoa học và Công Nghệ (2008), Quyết định Số 12/2008/QĐ-BKHCN về việc ban hành một số bảng phân loại thống kê khoa học và công nghệ. 3. Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định

11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về Hoạt động thông tin KH&CN.

4. Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 30/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2006 về Thống kê KH&CN.

5. Thạc Bình Cƣờng, Phân tích và thiết kế hệ thống, Nhà xuất bản Thống kê, 2004.

6. Vũ Hy Chƣơng, 1985. Xây dựng kiến nghị về cải tiến và tổ chức hệ thống báo cáo thống kê hoạt động khoa học kỹ thuật trong hệ thống thống kê kinh tế quốc dân. Báo cáo đề tài NC cấp nhà nƣớc. Chủ nhiệm ĐT: Vũ Hy chƣơng. Cơ quan chủ trì: Vụ tổng hợp và kế hoạch, ủy ban khoa học nhà nƣớc. Mã số đề tài: 60.01.04.01.- 1985.- 59 tr.

7. Trần Huy Dần (2011), Thống kê khoa học và công nghệ cần sớm được triển

khai, Tạp chí Thông tin KH-CN Nghệ An số 8/2011.

8. Trần Huy Dƣơng (2007), Nghiên cứu, khai thác một số chuẩn quốc tế trong tổ chức và thiết kế thư viện điện tử, Một số vấn đề chọn lọc của công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ (Trang 86 - 106)