Tình hình thời Ðông Hán & Phong trào nông dân Khăn vàn g:

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 68 - 69)

VI. TRIỀU NGUYÊN VII.TRIỀU MINH

4- Tình hình thời Ðông Hán & Phong trào nông dân Khăn vàn g:

Ðầu thời Ðông Hán, Quang vũ thi hành nhiều chính sách tích cực như giãm thuế từ 1/10 xuống 1/30, phục viên binh lính để tăng

thêm ngươp nhập huyện để bớt quan lại, xây dựng các công trình thủy lợi,... nhờ vậy tình hình xã hội tương đối ổn định.

Ðối với bên, nhà Ðông Hán tiến hành xâm lược nước ta năm 40, và đến năm 43, đặt ách đô hộ lên nước ta một lần nữa. Ðối với Tây vực, nhà Hán đánh Hung nô.

Tuy nhiên sự ổn định của nhà Ðông Hán không duy trì được lâu, sang thế kỷ II, trong triều đình thường xuyên diễn ra những cuộc tranh giành quyền lực giữa ngoại thích và hoạn quan, do đó tình hình chính trị hết sức rối ren. Ở các địa phương, giai cấp địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất, lập thành những điền trang rộng lớn. Trong khi đó thiên tai thường xuyên diễn ra, làm cho đời sống nhân vô cùng khốn khổ, vì vậy nông dân đã nhiều lần khởi nghiã và đến cuối thế kỷ II, dưới sự lãnh đạo của Trương Giác, một cuộc chiến tranh nông dân đã bùng nổ.

Trương Giác vốn là thủ lĩnh của giáo phái Ðạo giáo lưu hành trong dân gian gọi là đạo Thái bình, chủ trương dùng tàn hương và nước lã chữa bệnh. Ðể chuẩn bị khởi nghiã, Trương Giác chia tín đồ thành 36 phương, mỗi phương trên dưới 1 vạn người và cử tướng lĩnh đến chỉ huy. Ðồng thời ông cón sai người đi tuyên truyền câu sấm : Trời xanh sắp chết, trời vàng đang lập, đến năm Giáp tý, thiên hạ tốt lành.

Năm 184 (năm Giáp tý), Mã Nguyên Nghiã, thủ lĩnh một phương lớn được giao nhiệm vụ tổ chức khởi nghiã, nhưng kế hoạch bị bại lộ. Bởi vậy, Trương Giác quyết định cả 36 phương phải khởi sự trước thời gian dự định. Quân khởi nghiã đầu trích khăn vàng để làm dấu hiệu riêng nên gọi là quân khăn Vàng. Khắp nơi, họ tấn công thành ấp, đốt phá dinh thự. Hoảng sợ trước sự đấu tranh của nông dân, chính phủ Ðông Hán và các tập đoàn quân phiệt ở các địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp. Quân Khăn Vàng chiến đấu rất ngoan cường, nhưng đến cuối năm 184 bị Hoàng Phủ Tung đánh bại. Trương Giác trước đó đã ốm chết, 5 vạn nghiã quân không chịu khất phục nên nhảy xuống sông tự tử, 13 vạn người khác bị quân Hoàng Phủ Tung giết chết. Mộ của Trương Giác bị quật lên, cắt đầu đưa về kinh đô. Sau khi quân chủ lực của quân

Khăn Vàng thất bại, nông dân các nơi khác vẫn tiếp tục đấu tranh 20 năm nữa mới hoàn toàn bị dập tắt.

Như vậy, triều Ðông Hán vẫn chưa bị phong trào nông dân lật đổ, nhưng từ đó lại càng thêm suy yếu. Vua Ðông Hán chỉ là bù nhỉn trong tay các tướng quân phiệt và đến năm 220 thì phải nhường ngôi cho họ Tào.

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w