Kết qủa Ý nghiã :

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 46 - 47)

IV- PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG TOP

6-Kết qủa Ý nghiã :

- Nền văn hóa phục hưng mang tính chất giai cấp rõ rệt. Nền văn hóa đó là nền văn hóa của giai cấp tư sản mới ra đời, nó đại diện cho nền kinh tế mới tiến bộ. Trong khi đấu tranh chống những tư tưởng và hành động của giáo hội, nó đề cao gía trị con người, đòi giải phóng con người, phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.

- Trong đấu tranh chống chế độ cũ, xuất hiện một bộ phận tri thức của giai cấp tư sản mới hình thành, đó là nền tảng của nền văn hóa tư tưởng mới.

Tuy nhiên nền văn hóa phục hưng cũng còn nhiều hạn chế :

- Trong khi đấu tranh chống lại giáo hội, chống chế độ phong kiến, các nhà tư tưởng không đòi thủ tiêu tôn giáo màchỉ thay bằng tôn giáo khác ( tôn giáo cải cách).

- Khi đề cao gía trị con người, thì lại đề cao con người tư sản , với những đức tính khôn ngoan, óc sáng tạo, nghị lực làm giàu,...

- Khi đòi giải phóng cá nhân, đòi tự do cá nhân, các nhà văn hóa đã đặt nền mống cho chủ nghiã cá nhân thâm chí cực đoan.

V- CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở CHÂU ÂU TOP

Cùng với phong trào văn hóa phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo cũng ra đời. Ðây là mặt thứ hai của cuộc đấu tranh phản phong trong hệ tư tưởng-văn hóa của giai cấp tư sản.

Cải cách tôn giáo kịch liệt lên án những hành vi tham nhũng và đồi bại của của giáo hoàng thời ấy, chỉ trích những giáo lý của giáo hội, đòi cải tổ giáo hội về tổ chức và nghi lễ.

Cải cách tôn giáo được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, vì gần như toàn bộ dân chúng châu âu đều là tín đồ Thiên chúa giáo, và những người khởi xướng phong trào nầy là những tăng lữ thiên chúa mang tư tưởng tư sản.

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 46 - 47)