VI- CHIẾN TRANH NÔNG DÂN ÐỨC
d- nghiã của chiến tranh nông dân Ðức (1524 1525)
· Ðặc điểm :
- Gần như đồng thời ở Ðức cùng nổ ra 3 cuộc khởi nghiã lớn mà lực lượng nông dân là chủ yếu, tạo thành một phong trào rộng lớn, bao gồm 1/3 lãnh thổ, vượt phạm vi một hay một số lãnh địa.
- Tiến bộ hơn so với các phong trào nông dân khác và ở các thời kỳ trước về một số mặt :
· Bước đầu có tổ chức.
· Có cương lĩnh đấu tranh.
· Khắc phục được tình trạng ô hợp.
· Trong một chừng mực nào đó có phối hợp dược
hành động.
Ðây là phong trào dồn dập, mãnh liệt, sâu sắc, lay động được xã hội, thu hút được nhiều tầng lớp tham gia. Phong trào phát triển ngày càng cao, ít nhiều mang tính tư sản, từng bước thoát ly ý thức hệ phonng kiến. Và đây chính là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử châu Âu.
Tuy nhiên những cuộc khởi nghiã nông dân Ðức cũng cho thấy những hạn chế lớn lao của nó. (là nguyên nhân thất bại, do xã hội Ðức tạo ra).
- Nông dân : đại diện nền sản xuất nhỏ, nên chưa có một tổ chức
vững chắc và mục tiêu rõ ràng, lúc nguy hiểm nhất lại không dám đoàn kết nhất trí, có lúc lại bắt tay với kỵ sĩ và thị dân, những kẽ mà về bản chất giai cấp là không thể dung hòa được.
- Kỵ sĩ : Do bản chất giai cấp phong kiến, sẽ vì quyền lợi mà phản
bội phong trào.
- Thị dân giàu thì lưng chừng thậm chí phản bội (tiêu biểu là Luther), còn thị dân nghèo ( tiêu biểu là Muntzer ) thì hào
hùng nhưng chiếm tỷ lệ ít trong xã hội, nên chưa thể cùng nông dân đưa phong trào đến thắng lợi .
- Cùng dân : có mục tiêu nhất thời, vô kỷ luật nên đã tác hại không ít đến phong trào.
# Ý nghiã :
Chiến tranh nông dân Ðức được xem như là trận chiến đấu lần thứ nhất chống chế độ phong kiến của gai cấp tư sản châu Âu. Nó nói lên lòng căm thù tột độ của quần chúng chống áp bức bóc lột và chủ nghiã anh hùng của họ, làm lung lay nền thống trị phong kiến.
Cuối cùng nó để lại cho đời sau một bài học lớn. Bài học về sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân để đưa cách mạng đến thắng lợi.
TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN