VI. TRIỀU NGUYÊN VII.TRIỀU MINH
2- Những cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Tây Hán:
Khi nhà Hán mới thành lập, Hán Cao tổ bắt tay ngay vào chỉnh đốn mọi việc để củng cố ngai vàng của mình.
Ðối với nhân dân, Cao tổ chú ý đến việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, khuyến khích dân trở về quê cũ làm ăn, trả tự do cho những người vì nghèo phải bán mình làm nô tỳ,...
Ðối với giai cấp địa chủ, nay trở về quê cũ thì được nhận lại đất, được khôi phục tước vị cũ, các quan đều được thăng tước một cấp.
Ðối với những người thân thích và các công thần, Cao Tổ phong đất và phong tước hiệu qúi tộc cho họ để tạo vây cánh cho mình.
Năm 195 B.C, Hán cao tổ chết, Huệ đế lên nối ngôi, nhưng mọi việc đều do Lữ Hậu ( Hoàng hậu của Lưu Bang ) quyết định .
Năm 188 B.C, Huệ đế chết, Lữ Hậu trở thành người cầm quyền như hoàng đế, đồng thời cho người họ Lữ nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều đình. Lữ Hậu còn thẳng tay giết chết nhiều người trong họ Lưu. Chính quyền họ Lưu đứng trước nguy cơ tiêu vong. Năm 180 B.C , Lữ Hậu chết, trong cung đình nổ ra cuộc chính biến, họ Lữ bị tước mọi quyền lựcm ngai vàng họ Lưu lại được củng cố. Tuy vậy cho đến giữa thế kỷ thứ II B.C, thế lực của các vương còn qúa mạnh, chính phủ trung ương thực tế chỉ cai trị được 15 quận, còn 39 quân do các vương khống chế. Vì vậy sau khi lên ngôi, Hán vủ đế (140- 87 B.C) đã thi hành nhiều chính sách nhằm tập trung mọi quyền hành vào chính phủ trung ương và đề cao hơn nữa uy quyền của hoàng đế.
Ðể làm suy yếu lực lượng các vương, Vũ đế ra lệnh cho các con thứ của các vương cũng được kế thừa đất phong và được phong tước hầu, thực chất là để chia nhỏ các vương quốc và để hoàng đế có thể quản lý một phần đất đai vốn thuộc các vương quốc, vì lãnh địa của tước hầu thuộc quyền quản lý của chính phủ trung ương.
Ngoài ra Vũ đế còn hạn chế quyền lực của thừa tướng, chia cả nước ra làm 13 khu giám sát gọi là Châu, đứng đầu là Thứ sử có quyền giám sát Quận Thú để trung ương khống chế các địa phương chặt chẽ hơn.
Về hệ tư tưởng, học thuyết của Lão Tử được tôn sùng, nhưng đến năm 136 B.C, Vũ đế ra lệnh bãi bỏ các học thuyết khác, chỉ đề cao Nho học. Từ đó học thuyết nầy trở thành công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến ở Trung quốc.
3- Triều Tân ( 9 - 23 ) :
Sau khi Vủ đế chết một thời gian, tình hình Tây Hán ngày càng rối ren. Ðến cuối thề kỷ I, quyền bính rơi vào tay ngoại thích họ Vương.
Năm 8, ngoại thích Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, tự mình lên làm Vua, đặt tên triều đại mới là Tân.
Với mục đích cứu vãn tình hình nguy ngập cuối triều Tây Hán, xoa dịu mâu thuẩn xã hội, củng cố nền tống trị, Vương Mãng đã ban hành môtü số chính sách cải cách, gồm những nội dung chính sau :
· Tuyên bố tất cả ruộng đất đều thuộc nhà vua, gọi là Vương điền, nô tỳ thì gọi là tư thuộc, gia đình nào có dưới 8 người thì không được chiềm hữu qúa 900 mẫu đất, mỗi đinh nam được nhận 100 mẫu đất. · Nhà nước độc quyền quản lý 8 thứ : Muối, sắt, nấu rượu, đúc tiền,
rừng núi, ao hồ, thị trường và cho vay nợ. · Thay đổi chế độ quan lại, đặt lại tên đất.
Những chủ trương của Vương Mãng phần thì không thực tế, phần thì đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp địa chủ, phần thì gây nhiều xáo trộn trong xã hội, nên không thi hàng được. Những mâu thuẩn trong xã hội chẳng những không giải quyết được mà càng gay gắt thêm. Vì vậy triều Tân của Vương Mãng không tránh khỏi sụp đổ.