Cải cách tôn giáo ở ÐỨC TOP

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 47 - 48)

IV- PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG TOP

1- Cải cách tôn giáo ở ÐỨC TOP

Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở Ðức, vì Ðức là nước bị giáo hoàng và giáo hội áp bức bóc lột tồi tệ nhất : vừa áp bức giai cấp, vừa áp bức dân tộc.

Ngoài ra người dân Ðức còn phải đóng nộp thuế thập phân (1/10), tiền sắc phong, tiền bán thẻ xá tội cho giáo hội. Vì thế giai cấp phong kiến, qúi tộc, thị dân và nông dân đều căm ghét và oán hận giáo hoàng.

Vào thế kỷ XVI, CNTB đã hình thành ở Ðức, nên tư tưởng tư sản đã thâm nhập vào nước nầy. Người đầu tiên khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo ở Ðức là Martin Luther (1483-1546) người Ðức, là một tu sĩ, giáo sư thần học và triết học của trường đại học Wittenberg. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả, cha là một thợ mỏ.

# Nội dung cải cách của Luther :

- Trở lại tôn giáo cơ đốc nguyên thủy, lấy kinh thánh làm giáo lý duy nhất. Vì đạo cơ đốc lúc nầy đã bị giáo hoàng đưa vào giáo lý nhiều tư tưởng xấu.

- Thực hiện giáo hội rẽ tiền, tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội đương thời. Giáo hội không cần có tài sản, không cần tổ chức những nghi lễ tế tự phiền phức ( đã có nhiều người theo phe cải cách để lấy tài sản của giáo hội).

- Lấy cơ sở là cứu vớt con người bằng lóng tin, chống lại việc cứu vớt con người bằng việc thiện. ( đối với đạo thiên chúa, việc gì nhà thờ cũng buộc tín đồ nộp tiền để làm lễ, nên Luther tuyên bố Mỗi người là một linh mục của chính mình.

Như vậy nội dung cải cách của Luther đã biểu hiện tính tư sản vì còn duy trì tôn giáo, hay nói cách khác , Luther muốn tách giáo hội Ðức ra khỏi Giáo hoàng và chuyển tài sản giáo hội cho tư sản và qúi tộc. # Diễn tiến:

Cải cách của Luther nhanh chóng lan ra khắp nước Ðức. Lúc đầu Luther viết Luận văn 95 điều chống việc giáo hoàng bán thẻ xá tội, nên được qúi tộc, thị dân nghèo mà đặc biệt là nông dân ủng hộ. Những người nông dân đã biến việc ủng hộ cải cách của Luther thành cuộc đấu tranh chống lại giáo hoàng, được sự ủng hộ của tiểu qúi tộc, cuộc đấu tranh đã biến thành cuộc đại khởi nghiã của nông dân Ðức.

Trước tình hình đó, năm 1520 Giáo hoàng đã Rút phép thông công của Luther, Còn bản thân Luther khi thấy cuộc đại khởi nghiã của nông dân nổ ra cũng hoảng sợ, nên vội chạy theo phe qúi tộc lớn và kêu gọi qúi tộc đàn áp nông dân.

Năm 1521, trước những biến động do khởi nghiã nông dân gây ra, Hoàng đế Ðức đã ra lệnh bắt giam Luther, nhưng hầu tước xứ Dacsen là Frederik đã che chở và dấu Luther vào lâu đài Wartburg. Từ đó coi như Luther không còn là người lãnh đạo phong trào nữa.

# Kết qủa :

Cải cách tôn giáo của Luther không triệt để, vì sự phản bội của Luther đã biến tôn giáo cải cách của ông thành thứ tôn giáo của qúi tộc và vì thế giáo hội Tân giáo trở thành tay chân của phong kiến.

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w