SỰ NÃY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 38 - 42)

XÃ HỘI PHONG KIẾN

1- Sự Phát Triển Của Sức Sản Xuất TOP

a- Trong công nghiệp :

- Phát minh lò cao làm tăng khối lượng gang thép (TK XV). - Phát minh nhiều máy móc : Máy bơm nước, bánh xe guồng

nước, bánh xe quay sợi, máy in,... phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa,...

- Kỹ nghệ chiến tranh cũng phát triển : súng đại bác, súng cầm tay, thuốc nổ,...

- Có sự phân công trong lao động nên năng xuất cao. b- Trong nông nghiệp :

- Xu hướng chuyên môn hóa xuất hiện, làm cho hiệu xuất lao động tăng : nuôi bò lấy sữa làm format ; nuôi cừu lấy lông dệt dạ; trồng nho ép rượu,...

c- Trong thương nghiệp :

- Công nông nghiệp phát triển đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, quan hệ buôn bán ngày càng được đẩy mạnh, làm xuất hiện mần mống tư bản chủ nghiã.

2- Sự giải thể của chế độ phong kiến TOP

· Vào thế kỷ XVI - XVII quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị. Tuy nhiên quan hệ phong kiến bắt đầu giải thể .

Như vậy, từ sự phát triển của sức sản xuất và sự giải thể của chế độ phong kiến đã làm nãy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghiã. Mặc khác cũng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tuy nhiên bản thân nền kinh tế hàng hoá không làm nãy sinh chủ nghiã tư bản, mà chủ nghiã tư bản có điều kiện căn bản là sự tích luỹ ban đầu.

3 - Sự tích lũy ban đầu của chủ nghiã tư bản TOP# Ðiều kiện để thực hiện TLTBNT : # Ðiều kiện để thực hiện TLTBNT :

@ Tư bản :

- Bằng sự phát triển buôn bán, của cải tập trung trong tay một số ít người.

- Thuế má nặng nề đánh vào nông dân, làm cho thị dân giàu lên.

- Cho Vua vay trước tiền thuế rồi đứng ra bao thầu việc thu thuế

Tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ

ở khắp mọi lổ chân lông của nó [Marx].

@ Lực lượng lao động làm thuê :

Lực lượng lao động làm thuê có thể có được là do chiến tranh, thuế má, cướp đoạt ruộng đất,... làm cho người nông dân bị phá sản,

họ kéo lên thành thị ngày càng đông, thợ thủ công ngày càng xuất hiện nhiều, họ là một lực lượng lao động làn thuê đáng kể.

Như vậy, việc cướp đoạt nông dân là điều kiện chủ yếu vừa tạo nên tư bản, vừa tạo nên lực lượng lao động làm thuê ( Anh là nước điển hình trong việc tích luỹ TBNT).

Chủ nghiã tư bản ra đời là một bước ngoặt lớn của lịch sử, một bước tiến bộ rất dài so với chế độ phong kiến. Nó đã sản sinh ra một khối lượng của cải lớn hơn nhiều so với các xã hội trước và tạo nên một nền văn hóa phát triển cao. Tuy nhiên lịch sử vế sự tước đoạt họ (nông dân) không phải là một vấn đề nghi vấn : nó được ghi

trong sử sách của nhân loại bằng nghững chữ máu và lửa không bao giờ phai [ K.Marx- Tư bàn, Q1, T3, Sự thật, HN 1960, Tr 220].

4 - Sự ra đời của Công trường thủ công TOP

Một đặc trưng cho sự ra đời của chủ nghiã tư bản thời ấy là sự xuất hiện của các công trường thủ công. Ðây là hình thức kinh doanh công nghiệp đầu tiêbn của CNTB. Vì CNTB ra đời bằng sự phát triển của kinh tế hàng hóa, thương mại, mậu dịch hàng hải, tổ chức ngân hàng tín dụng và các công trường thủ công .

# Khái niệm CTTC :

Công trường thủ công là một tổ chức có phân công lao động và kỹ thuật thủ công trong một qúa trình sản xuất, do những người có vốn bỏ vốn ra mua nguyên liệu và tập hợp những người lao động làm thuê lại để sản xuất hàng hóa, nhằm tạo ra nhiều gía trị thặng dư trong bóc lột.

- Thế kỷ XV, những công trường thủ công ở Châu âu bắt đầu hình thành. Có hai loại công trường thủ công :

+ Công trường thủ công tập trung: Loại công trường nầy được nhà tư bản lập ra và tập hợp những người thợ thủ công khác

ngành nghề tại một xưởng để sản xuất hàng hoá.

+ Công trường thủ công phân tán : Nhà tư bản cho những người thợ thủ công chuyên nghiệp nhận gnuyên liệu về làm gia công. Trong các công trường thủ công, căn bản là sản xuất bằng tay, có một vài kiểu máy móc thô sơ (khung cửi nửa tự động, lò cao đơn giản,...) Tuy

nhiên lúc nầy công trường thủ công tập trung chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với công trường phân tán.

Công trường thủ công xuất hiện trước hết ở những ngành cổ truyền , gắn với nhu cầu sinh hoạt của quần chúng (như nghề làm len dạ) , sau đó xuất hiện các công trường khai thác quặng, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí,...

Có thê nói, công trường thủ công ra đời vào thời kỳ nầy đã gớp phần làm cải tiến bộ mặt xã hội ( nhất là bộ mặt nông thôn) , nhưng chưa cải tiến một cách triệt để, việc nầy phải đợi đến nền đại công ngiệp sử dụng nhiều máy móc mới làm được.

5- Sự ra đời của giai cấp Tư sản và Vô sản TOP

Thế kỷ XV, tầng lớp thương nhân và chủ xưởng ra sức kinh doanh lập ra nhiều công trường thủ công, bóc lột công nhân làm thuê, làm phá sản thợ thủ công và tước đoạt ruộng đất của nông dân, làm những người lao dộng ấy mất đi hết tư liệu sản xuất trở thành người vô sản. Nhờ qúa trình ấy, giai cấp tư sản ra đời đồng thời giai cấp vô sản cũng xuất hiện.

# Giai cấp tư sản :

- Thành phần xuất thân của giai cấp tư sản rất phức tạp, gồm : thợ cả, thương nhân, thị dân giàu, chủ nhà buôn, chủ ngân hàng,... họ nắm trong tay nhiều của cải, là lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản (có một bộ phận thân cận với triều đình, mua

quan bán tước, quyền lợi của họ gắn liền với triều đình phong kiến gọi là tầng lớp qúi tộc áo dài- tiêu biểu ở Pháp).

- Ngoài ra còn có bọn qúi tộc mới , xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, họ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghiã (rào đất, chuyên trồng đồng cò để nuôi cừu)

Cả hai bộ phận nầy chưa ổn định về thành phần, có nhiều quan hệ với xã hội phong kiến, và bước đầu còn phục tùng và ủng hộ triều đình, bằng nhiều hình thức bóc lột khác nhau, nhưng đều nhằm chiếm lấy tư liệu sản xuất và làm vô sản hóa nhân dân lao động.

Là những người bị tước đoạt mất tư liệu sản xuất, trở thành những người làm thuê (thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị) . Vào thời kỳ nầy họ còn quan hệ nhiều với nông thôn, đau khổ do chế độ phong kiến gây ra, nên theo giai cấp tư sản để làm cách mạng phản phong.

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w