Chính sách thống trị của nhà Nguyên:

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 79 - 82)

C- THỜI KỲ SUY TÀN CỦA CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

2- Chính sách thống trị của nhà Nguyên:

Trong qúa trình chinh phục nước Kim, quân Mông cổ thi hành chính sách giết sạch, cướp sạch, đốt sạch để lấy đất làm bãi chăn nuôi.

Sau khi tiêu diệt Nam Tống, Triều Nguyên một mặt hoàn toàn bắt chước cách tổ chức bộ máy nhà nước, chế đô phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa,... của Trung quốc, nhưng mặt khác lại thi hành chính sách áp bức dân tộc trắng trợn. Ðể giành quyền ưu tiên cho dân tộc chinh phục, triều Nguyên chia cư dân cả nước làm 4 loại :

- Loại 1 là người Mông cổ.

- Loại 2 là người Sắc, Mục (bao gồm người Tây Hạ,Duy Ngô Nhĩ, các tộc ở Trung á, Ba tư,...)

- Loại 3 là người Hán ( bao gồm người Khiết Ðan, Nữ Chân, Hán, Cao Li,... vốn là cư dân của nước Kim).

- Loại 4 là người Nam ( tức là cư dân của Nam Tống).

Bốn loại người nầy bị đối xử phân biệt rõ rệt về mọi mặt. Quyền chỉ huy quân đội hoàn toàn thuộc về người Mông cổ.Về pháp luật, nếu người Hán, người Nam phạm tội giết người thì bị xử tử, còn người Mông cổ thì chỉ bị phạt đánh gậy hoặc đưa lên biên giới phía Bắc sung vào quân đội. Ðể đề phòng nhân dân Trung quốc nổi dậy đấu tranh, pháp luật hà Nguyên còn nghiêm cấm người Hán, người Nam không được tụ họp đông người như đi săn, rước thần và không được cầm vũ khí.

Về mặt ruộng đất, nhà Nguyên ban cấp nhiều ruộng đất cho qúy tộc Mông cổ và các chùa chiền. Ngoài ruộng đất được phong, bọn qúi tộc Mông cổ còn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.Nhân đó ở Hoa Nam, các địa chủ Hán tộc cũng tìm mọi cách phát triển thế lực kinh tế của mình.,

Do chính sách khủng bố, cướp đoạt và nô dịch đó, nông dân Trung quốc rất cực khổ. Rất nhiều người bị biến thành nô tỳ mà đời Nguyên gọi là khu khẩu hoặc khu đinh.

Ðầu đời Nguyên, chỉ trong vòng 20 năm, Hốt Tất Liệt đã phát động nhiều cuộc chiến tranh để xâm lược Nhật Bản, Miến Ðiện, Chiêm Thành, Ðại Việt và Gia Va.

Từ lâu Nhật Bản là mục tiêu chinh phục của Mông Cổ. Năm 1226, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ đưa thư sang Nhật Bản yêu cầu lập quan hệ ngoại giao và gịuc vua Nhật Bản cử ngay sứ giả sang triều đình Mông Cổ, nếu không đáp ứng yêu cầu đó, thì chiến tranh không thể tránh khỏi nhưng trước sau Nhật Bản vẫn không trả lời.

Vì vậy, sau khi thành lập nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt sai Hân Ðô, Hồng Trà Khâu đưa quân sang đánh Nhật Bản. Quân Nguyên chiếm

được các đảo nhỏ Su Si Ma và I Ki rồi đổ bộ lên miền Tây Bắc đảo Kiu Sư. Tuy nhiên, tự nhận thấy mình chưa đủ lực lượng tiến sâu hơn nữa, quân Nguyên phải rút lui.

Năm 1281, nhà Nguyên lại sai các tướng A Tháp Hải, Phạm Văn Hổ, A Hàn Ðô, Hồng Trà Khâu đưa quân sang tấn công Nhật Bản lần thứ hai. Khi quân Nguyên vừa mới tới Nhật Bản chưa kịp giao chiến thì gặp bão, nhiều thuyền bị đắm. Văn Hổ cùng các tướng khác tự chọn lấy những chiếc thuyền chắc chắn và tốt để về, bỏ lại hơn 10 vạn binh lính ở dưới chân núi... mọi người đang chặt gổ đóng thuyền để về thì người Nhật Bản đến đánh, binh sĩ chết gần hết, ba vạn người bị bắt đem đi...thế là 10 vạn quân chỉ còn ba người về được mà thôi..

Nhà Nguyên dự định đánh Nhật Bản một lần nữa, nhưng khi đang chuẩn bị binh lính thuyền bè thì cuộc chiến tranh xâm lược Ðại Việt năm 1285 bị thất bại nặng nề, nên năm 1286, Hốt Tất Liệt phải quyết định bỏ việc Nhật Bản để chuyên vào việc Giao Chỉ .

Ðối với Miến Ðiện, năm 1271, Hốt Tất Liệt nhiềulân sai sứ sang yêu cầu Miến Ðiện đầu hàng, nhưng Miến Ðiện Không chịu thuần phục, thậm chí còn có lần giết sứ giả. Vì vậy Hốt Tất Liệt đã cho quân sang tấn công Miến Ðiện ba lần vào các năm 1277, 1283, 1287. Kết quả Miến Ðiện phải thuần phục dưới hình thức phải nhận phong hiệu và phải tiến cống nhà Nguyên.

Sau đó chính quyền Miến Ðiện bị ba anh em Athinhcaya thuộc bộ tộc San ( Thái ) lũng đoạn. Năm 1298, Athinhcaya bắt vua Miến Ðiện cầmtù rồi giết chết. Con rể và con trai vua Miến Ðiện chạy trốn sang Trung Quốc.

Lợi dụng sự rối ren ấy, năm 1300, vua Nguyên lại xâm lược Miến Ðiện lần thứ tư. Bị quân Nguyên bao vây, anh em Athinhcaya đã đem

nhiều vàng bạc đến đút lót cho các tướng Nguyên lấy lí do trời nóng, lam chướng phát sinh, quân khổ nhọc nếu không về sợ bị tội vì tử thương. rồi lập tức rút quân. Về đến nước, hai tướng Cao Khánh và Sát Hãn Bất Hoa đều bị xử tử vì tội ăn hối lọ làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược. Chiêm Thành cũng là mục tiêu xâm lược của triều Nguyên. Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai sứ đi yêu cầu vua Chiêm Thành đến chầu. Ðể tránh hiểm họa chiến tranh, Chiêm Thànhtỏ ý thuần phục, nhưng không đồngý để nhà Nguyên lập cơ quan hành tỉnh ở nước mình. Vì vậy, năm 1283, quân Nguyên tấn công kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành đốt kho tàng tạm thời rút vào rừng. Sau đó, vua Chiêm Thành giả vờ xin hàng để nhử quân Nguyên vào trận địa bố trí sẳn. Quân Nguyên phảiliều mình đánh mới thoát về đồn cố thủ và dến đầu 1284 phải lặng lẽ rút quân về nước.

Ðối với Ðại Việt, trước khi thành lập triều Nguyên, đầu năm 1258, quân Nguyên ở Vân Nam đã mở cuộc tấn công lần thứ nhất nhằm mục đích đánh dẹp các xứ Man Di chưa phụ thuộc , đồng thời để khép kín vòng vây đối với Nam Tống. Thế nhưng chỉ trong vòng nữa tháng, lần đầu tiên, quân Nguyên bị đánh bại hoàn toàn. Hai cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Nguyên ( 1285, 1288 ) cũng đều thất bại hoàn toàn.

Ðối với Gia Va, năm 1292, Hốt Tất Liệt sai Mạnh Kì đi yêu cầu nước này thuần phục nhà Nguyên, nhưng bị vua Kritangara (1268 - 1292 ) thuộc triều Xinggaxari thích chử vào mặt đuổi về.

Vin vào cớ ấy, cuối năm 1292, nhà Nguyên cử Sử Bật, Cao Hưng đem 2 vạn quân với 1000 chiếc thuyền vượt biển tiến xuống phía nam và đến đầu 1293 thì đến Gia Va.

Vào lúc đó, Kitangara bị một chúa phong kiến là Giayacatvang giết chết để cướp ngôi. Người con rể của ông là Rajen Vijaya giả vờ đầu hàng quân Nguyên để mượn lực lượng quân xâm lược trả thù cho nhạc phụ. Nhờ vậy quân Nguyên tạm thời thu được thắng lợi, nhưng sau đó Rajen Vijaya tổ chức phản công, quân Nguyên thấtbại phải rút lui. Về đến nước, Sử Bật bị phạt đánh 17 gậy và bị tịch thu 1/3 tài sản.

Một phần của tài liệu Bai-Giang-Ve-Che-Do-Phong-Kien pot (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w