ÐẠI TOP
# Về mặt giáo dục :
Ở thời sơ kỳ, chỉ có một số trường học do nhà thờ và tu viện mở ra để đào tạo các tăng lữ
Sang thời trung kỳ, do nhu cầu về văn hoá giáo dục đòi hỏi được mở rộng, nhằm đào tạo trí thức chung cho xã hội phong kiến (,nhu cầu quản lý trang trại, mua bán ở thành thị) do đó một số trường Trung học và Ðại học được thành lập nhưng dạy với phương pháp giáo điều và hệ tư tưởng của chủ nghĩa kinh viện.
# Về triết học :
Thời kỳ nầy trào lưu chính là triết học kinh viện, phái nầy chiếm địa vị thống trị, nó bênh vực cho quan điểm của giáo hội.
Văn học thời sơ kỳ bị giáo hội chi phối nên nội dung hết sức nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần trong xã hội nên phải nhường chổ cho nền văn hóa thế tục..
# Về nghệ thuật :
Thời kỳ nầy có hai ngành nghệ thuật phát triển, đó là kiến trúc và hội họa. Kiến trúc : phổ biến hai loại kiến trúc.
- Roman : Thịnh hành vào thế kỷ IX - XI, do bắt chước theo kiểu La mã, chủ yếu là dùng cổng vòm, nhưngthô kệch và nặng nề, tường dày, cửa sổ thấp và nhỏ,... nhưng có ưu điểm là vững chắc, phù hợp với yêu cầu phòng ngự trong chiến tranh.
- Gothique : Không chắc chắn bằng kiểu Roman, nhưngtrông vui
và nhẹ nhàng hơn, có những cột cao và duyên dáng, có cửa sổ lớn, lấp
kính màu, có nhiều tranh sặc sở ( nhà thờ Saint Deni - gần Paris, là nhà thờ đầu tiên xây dựng theo kiểu Gothique năm 1132).
- Hội họa : Hoàn toàn phục vụ giáo hội, nên nội dung khô khan, những bức họa thiếu chất sống vì dựa vào kinh thánh, với màu sắc âm u.
Tuy nhiên từ thế kỷ XIII trở đi , khi tư tưởng nhân văn xuất hiện, thì các ngành nghệ thuật mới bắt đầu chuyển biến, gần gũi với cuộc sống và con người hơn, gây được cảm xúc vui tươi sảng khoái cho người xem.