Khung pháp lý về bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 37)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.5. Khung pháp lý về bạo lực

1.5.1. Cơ sở pháp lý quốc tế và khung chính sách

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính tồn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con ngƣời, nhất là đối với phụ nữ. Trong gần một thế kỷ qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình nhƣng bạo lực gia đình khơng giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng, trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Bƣớc sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ.

Bạo lực giới là một vấn đề tồn tại từ lâu trong lịch sử nhƣng lại là một nội dung mới trong pháp luật quốc tế. Trƣớc những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngƣời cho rằng, bạo lực đối với phụ nữ thuộc về các mối quan hệ có tính riêng tƣ giữa các cá nhân, các thành viên trong gia đình. Vì vậy mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật quốc tế nói chung, luật quốc tế về quyền con ngƣời nói riêng. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao địa vị bình đẳng của phụ nữ, nhƣng do nhiều yếu tố khác nhau mà ở nhiều nơi trên thế giới, nạn bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn ra thƣờng xuyên dƣới nhiều hình thức, mức độ khác nhau.

Nạn bạo lực đối với phụ nữ gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng. Nó

khơng chỉ hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào đời sống xã hội, gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình và tồn xã hội. Vì vậy, những nỗ lực xóa bỏ nạn bạo lực trên cơ sở giới, trong đó việc thiết lập một khn khổ pháp lý quốc tế là hết sức cần thiết.

Chính phủ Việt Nam cũng nhìn nhận bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề nghiêm trọng. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết của mình đối với vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn một số hiệp định quốc tế cơ bản về quyền con ngƣời, bao gồm: - Ngày 27/11/1981, Việt Nam ký Cơng ƣớc quốc tế xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW). Theo Nghị quyết số 34/180 ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua CEDAW và ngày 03/9/1981, Cơng ƣớc đã chính thức có hiệu lực. Tính đến nay, đã có 185 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ƣớc, chiếm hơn 90% thành viên Liên Hợp Quốc. Công ƣớc chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 19/3/1982. Sự ra đời của Công ƣớc CEDAW xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền con ngƣời, đó là bình đẳng trở thành thƣớc đo giá trị phẩm giá và quyền cơ bản của con ngƣời trong xã hội. Sự ra đời của Công ƣớc CEDAW là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ vì một xã hội cơng bằng, dân chủ, nhân đạo và văn minh. Về tổng thể, Công ƣớc CEDAW là một trong số những điều ƣớc quốc tế quan trọng nhất thuộc hệ thống điều ƣớc quốc tế đa phƣơng đƣợc ký kết trong lĩnh vực nhân quyền. Nội dung cơ bản của Công ƣớc CEDAW là hƣớng vào những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hƣởng các quyền con ngƣời cơ bản đã đƣợc xác định bởi các điều ƣớc quốc tế về nhân quyền khác.Với tính chất này, thực chất Cơng ƣớc CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con ngƣời đã đƣợc Luật Quốc tế và luật pháp của các quốc gia ghi nhận.

- Ngày 09/6/1981, Việt Nam gia nhập Cơng ƣớc quốc tế về xố bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD).

- Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, văn hố và xã hội (ICESCR) và Cơng ƣớc quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR).

- Tháng 01/1990, Việt Nam ký Công ƣớc về quyền trẻ em (CRC) và phê chuẩn ngày 20/2/1990. Việt Nam là nƣớc đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới trở thành thành viênc ủa Công ƣớc này.

Những thỏa thuận quốc tế này nêu rõ tầm quan trọng của việc nhận thức, bảo vệ và thực hiện các quyền đối với sức khỏe, cuộc sống, bảo vệ và an ninh cho nam giới, phụ nữ và trẻ em.

Những cam kết này đã tạo cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các khung pháp lý và chính sách quốc gia nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam. Các thỏa thuận quốc tế đƣợc đƣa vào Hiến pháp năm 1995 cũng nhƣ các văn bản pháp luật và chính sách. Chính phủ cũng cam kết đạt đƣợc các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, Chƣơng trình hành động đƣợc đƣa ra tại Hội nghị quốc tế Phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995 và Chƣơng trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairo năm 1994. Trong hơn 20 năm qua, Cƣơng lĩnh hành động Bắc Kinh đã đƣợc triển khai thực hiện tại Việt Nam với sự quyết tâm và cộng đồng trách nhiệm của tồn hệ thống chính trị. Ngay sau Hội nghị Bắc kinh, Tuyên bố và Cƣơng lĩnh hành động Bắc Kinh cùng các văn kiện đƣợc thông qua tại Hội nghị đã đƣợc biên dịch, xuất bản để làm tài liệu tuyên truyền rộng rãi. Năm 1996, ngay sau Hội nghị Bắc Kinh, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt bản Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 với 11 mục tiêu về thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị và phát huy quyền của họ trong gia đình - xã hội. Đây là căn cứ quan trọng nhất để các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

1.5.2. Cơ sở pháp lý quốc gia và khung chính sách.

Theo quan niệm truyền thống, bạo lực gia đình và bạo lực do chồng gây ra là những vấn đề mang tính riêng tƣ và nhạy cảm tại Việt Nam (Romedenne & Loi, 2006). Tuy nhiên, kể từ năm 1992 đã có một số văn bản pháp lý và chính sách đề cập vấn đề này và đƣa ra các biện pháp nhằm bảo vệ cho những ngƣời bị bạo lực gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới. Nhà nƣớc Việt Nam đã thiết lập sự bảo vệ bằng pháp luật các quyền của phụ nữ trên cơ sở không phân biệt đối xử và bình đẳng nam, nữ.

Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và giảm ngh o năm 2002 đã xác định bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình là những trở ngại đối với sự phát triển và một trong những mục tiêu của chiến lƣợc là giảm nguy cơ bị bạo lực gia đình cho phụ nữ. Tiếp theo đó, Trung ƣơng Đảng đã có Chỉ thị số 49- CT/TW ngày 21/01/2005 về phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, nêu rõ Chính phủ cần phải “chuẩn bị sẵn những biện pháp và kế hoạch cụ thể để phịng và chống bạo lực gia đình”.

Tháng 11/2016, Luật Bình đẳng giới đƣợc thông qua quy định vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và chi tiết về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân nhằm đảm bảo những nguyên tắc này. Sự ban hành Luật Bình đẳng giới là một minh chứng về quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam, nữ, xố bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con ngƣời nói chung, quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng.

Đến năm 2007 Luật phịng chống bạo lực gia đình đƣợc thơng qua đƣa ra những biện pháp bảo vệ để ngăn không cho bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình đối với các thành viên và Luật cũng nêu chi tiết một loạt các hành vi bạo lực gia đình. Đây là cơng cụ pháp luật để xử lý những hành vi bạo lực gia

đình, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân, duy trì sự ổn định, bền vững của gia đình và tồn xã hội. Luật Phịng, chống bạo lực gia đình là một luật dân sự và bổ sung cho Bộ luật Hình sự và các luật khác đã đề cập những hình thức bạo lực khác.

Để thúc đẩy việc thực hiện Luật bình đẳng giới và Luật Phịng chống bạo lực gia đình, Chính phủ đã ban hành các nghị định, thông tƣ và kế hoạch hành động quốc gia nêu rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp, các tổ chức quần chúng, cộng đồng và các cá nhân.

Chính phủ cũng đã ban hành một số chiến lƣợc quốc gia, trong đó bao gồm các biện pháp để phòng, chống bạo lực gia đình. Đề án quốc gia về phịng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình dựa trên cơ sở giới giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 đã đƣợc Chính phủ thơng qua cùng với nhiều chính sách và chƣơng trình. Kể từ năm 2016, hàng năm các bộ ngành và địa phƣơng đã tổ chức triển khai Tháng hành động về bình đẳng giới và phịng chống bạo lực dựa trên cơ sở giới.

Những luật, chính sách và các văn bản trong đó qui định rõ về việc cấm các hành vi ngƣợc đãi, hành hạ và bạo lực. Những văn bản này nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng nhƣ nghĩa vụ về việc tơn trọng và chăm sóc gia đình.

LUẬT:

 Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 2013

 Bộ Luật Dân sự 2015

 Luật Hơn nhân và Gia đình 2014

 Bộ Luật Hình sự 2015

 Luật Bình đẳng giới 2007

CHÍNH SÁCH:

 Nghị định 08/2009/ND-CP về việc thực hiện một số điều của Luật Phịng, chống bạo lực gia đình.

 Nghị định 110/2009/CP về xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực phịng chống bạo lực gia đình.

 Thơng tƣ 16/2009/TT-BYT hƣớng dẫn việc tiếp nhận, chăm sóc y tế

và báo cáo đối với ngƣời bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh.

 Nghị định 55/2009/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

 Thơng tƣ về Luật Phịng, chống bạo lực gia đình số 02/2010/TT- BVHTTDL

 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống, chống bạo lực gia đình

VĂN BẢN CHIẾN LƢỢC:

 Quyết định số 215/QĐ-TTG năm 2014 về Phê duyệt chƣơng trình hành

động quốc gia về phịng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020

 Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

 Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020.

Mặc dù Việt Nam đã thể hiện sự cam kết cao trong việc xây dựng luật và các chính sách nhằm đối phó với bạo lực gia đình, thì vẫn còn tồn tại những khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế thực hiện ở tất cả các cấp. Kiến thức và nhận thức về bạo lực gia đình của ngƣời dân và những ngƣời có trách nhiệm vẫn cịn hạn chế. Yếu tố chính góp phần vào tình hình này là do bạo lực gia đình vẫn bị coi là một vấn đề riêng tƣ mà xã hội không nên can thiệp nên

ngƣời phụ nữ chịu tác động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc và bạo lực đƣợc chấp nhận nhƣ một hành vi bình thƣờng. Mặt khác, cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế, chƣa thật sự đi vào chiều sâu, chƣa thƣờng xuyên. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, rất cần mọi ngƣời chung tay giải quyết và nhận thức đƣợc rằng đây là vấn đề xã hội cần đƣợc quan tâm.

Việc thực thi luật và các chính sách địi hỏi phải có sự đầu tƣ đáng kể về nhân lực và tài chính. Vấn đề bạo lực trên cơ sở giới cũng phải cân nhắc với các vấn đề phát triển quan trọng, ƣu tiên khác trong việc thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Mơi trƣờng chính trị đã ủng hộ việc phải đƣa vấn đề bạo lực gia đình vào chƣơng trình nghị sự của Nhà nƣớc nhƣng các hoạt động vận động chính sách vẫn cần đƣợc đẩy mạnh cũng nhƣ cần nhiều hoạt động để thay đổi thái độ của xã hội từ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là vấn đề nội bộ gia đình sang nhìn nhận bạo lực gia đình nhƣ là một sự vi phạm quyền con ngƣời và ảnh hƣởng tới nhân phẩm con ngƣời.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng I đã tìm hiểu một số khái niệm, các lý thuyết ứng dụng trong hoạt động CTXH và lý giải đƣợc vì sao lại cần có các cơ sở lý luận đó trong nghiên cứu, các khái niệm và lý thuyết bao gồm các lý thuyết về nhu cầu; lý thuyết sinh thái học; lý thuyết vai trò và vị thế xã hội.

Tác giả cũng khái quát hố tình hình nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam nhƣ các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, các nghiên cứu Mỹ và các nơi khác. Tác giả cũng khái quát các nghiên cứu đi trƣớc tại Việt Nam đã cung cấp những góc nhìn đa dạng, sâu sắc về vấn đề bạo lực gia đình; nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, phân tích các hình thức bạo lực, thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó chƣơng cơ sở lý luận đã nêu đƣợc khung pháp lý quốc tế và trong nƣớc có liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ của Việt Nam bao gồm: Luật bình đẳng giới và Luật Phịng chống bạo lực gia đình, Chính phủ đã ban hành các nghị định, thông tƣ và kế hoạch hành động quốc gia nêu rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp, các tổ chức quần chúng, cộng đồng và các cá nhân. Cũng nhƣ tác giả đã đã liệt kê cái nhìn tổng quát về đặc điểm không gian của đề tài nghiên cứu về Phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG HỒNG HẢI, HẠ LONG

Phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long với nhiều tục lệ cổ hủ từ bao đời xƣa để lại, phƣờng trở thành địa phƣơng có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới cao của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2018 phƣờng có 158 đơi đăng ký kết hơn, 10 trƣờng hợp ly hôn, 7 trƣờng hợp tảo hơn, 12 trƣờng hợp bạo lực gia đình và nhiều trƣờng hợp nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính khi sinh (muốn sinh con trai).

Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn phƣờng Hồng Hải cũng ngày càng đƣợc cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng đƣợc nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn, trong đó có bạo lực gia đình, khơng chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà cịn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Trƣớc hết xin giới hạn đối tƣợng của bạo lực gia đình là những ngƣời phụ nữ. Một trong những vấn đề hiện nay là tình trạng một bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)