Hành vi kiểm soát đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 51)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.1. Các hình thức bạo lực gia đình

2.1.5. Hành vi kiểm soát đối với phụ nữ

Những hành vi kiểm soát của ngƣời chồng đối với phụ nữ bao gồm: ngƣời chồng cố tình hạn chế ngƣời phụ nữ liên lạc với bạn bè và gia đình, anh ta có địi hỏi phải đƣợc biết chị ấy đang ở đâu, anh ta có phớt lờ hoặc đối xử

thờ ơ với vợ, anh ta có kiểm sốt việc vợ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (phải xin phép khi đi khám bệnh), anh ta có thƣờng xuyên buộc tội vợ không chung thủy, anh ta có tức giận khi nhìn thấy vợ nói chuyện với ngƣời đàn ông khác…

Đáng chú ý là nhiều ngƣời nhìn nhận hành vi bạo lực từ khía cạnh „đạo đức‟ chứ không phải xuất phát từ quan điểm về „quyền‟. Ví dụ, họ khơng chấp nhận hành vi nhƣ „chồng hạn chế vợ tiếp xúc với ngƣời trong gia đình nhà vợ‟ và nói rằng hành vi đó là phi đạo đức và thơ lỗ vì nó chia cắt mối quan hệ của ngƣời phụ nữ với gia đình mình. Trong khi đó những hành vi kiểm soát khác đƣợc coi là „không nghiêm trọng‟, „không để lại hậu quả nghiêm trọng‟, do vậy những hành vi kiểm sốt vợ nhƣng nếu có thì đó cũng khơng phải là những bạo lực bởi vì chúng khơng gây ra những thƣơng tích về mặt thực thể.

Mặc dù vậy, ngƣời bị bạo lực có những quan điểm khác nhau đối với các hành vi kiểm sốt so với những “ngƣời ngồi cuộc”. Đối với những phụ nữ này hành vi kiểm sốt khơng chỉ là „kiểm soát‟ mà là „bạo lực tinh thần‟ và ngay sau đó ngƣời chồng sẽ có lý do để thực hiện hành vi bạo lực thể xác hoặc tình dục với họ. Đối với những ngƣời bị bạo lực, hành vi kiểm soát của chồng là nhằm đối xử tệ bạc với vợ và tác động của những hành vi kiểm soát này đối với phụ nữ là rất lớn và họ cảm thấy khó chịu đựng hơn so với bạo lực về thể xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)