Tác động đến sức khoẻ thể chất từ bạo lực do chồng gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2. Tác động của bạo lực lên sức khoẻ và tinh thần của phụ nữ

2.2.1. Tác động đến sức khoẻ thể chất từ bạo lực do chồng gây ra

Về thể chất, do những hành vi bạo lực nhƣ đánh đập, quăng n m, không cho ăn, mặc đảm bảo, sử dụng hung khí để hành hạ nên nạn nhân bạo lực gia đình có thể bị giảm khả năng ăn, ngủ, nghỉ, bị tổn tƣơng thực thể từ nhẹ nhƣ bầm tím, xây xƣớc, chảy máu tới nặng hơn nhƣ bị thƣơng tật làm giảm hoặc mất khả năng lao động thậm chí tử vong. Những hành vi bạo lực tình dục nhƣ

ép buộc tình dục họ cịn bị ảnh hƣởng tới sức khoẻ sinh sản nhƣ: mang thai ngoài ý muốn, bị các bệnh hay biến chứng sản khoa, bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục…

Có rất nhiều những tác động khác của bạo lực đối với sức khỏe và đời sống của ngƣời phụ nữ. Hầu hết phụ nữ bị bạo lực thƣờng gày gò. Họ cho biết lý do bị suy dinh dƣỡng là ăn không ngon miệng do căng thẳng và thiếu thức ăn do bị chồng kiểm soát kinh tế; trong một số trƣờng hợp họ khơng có đủ thức ăn để ni sống bản thân và con cái sau khi bị đuổi ra khỏi nhà. Căng thẳng kéo dài và tình trạng khơng có tiền, thức ăn, nhà ở và quần áo khiến cho những phụ nữ này khơng để tâm tới ngoại hình của mình và họ cho rằng mình yếu đuối, vơ vọng và đầy hổ thẹn.

Bạo lực cũng có tác động tới cơng việc của phụ nữ. Trong nhiều trƣờng hợp, phụ nữ ngừng công việc của mình do tác động trực tiếp của các chấn thƣơng và đau ốm. Họ phải nghỉ nhiều ngày để đi chữa bệnh, để hồi phục và đôi khi là để giấu những vết bầm tím trên mặt. Họ cũng khơng thể làm việc do bị tác động của những tổn thƣơng đến tâm lý, tình cảm và khơng thể tập trung vào công việc.

Khả năng lao động của những phụ nữ này cũng bị ảnh hƣởng dƣới nhiều hình thức khác do bạo lực của chồng gây ra. Các hành vi kiểm soát của nam giới có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng tới công việc của phụ nữ. Một số phụ nữ đƣợc phỏng vấn không đƣợc phép tiếp tục cơng việc của mình vì ngƣời chồng không muốn thấy vợ nói chuyện hoặc làm việc chung với đàn ông khác. Phụ nữ cũng phải ngừng cơng việc bởi vì nam giới kiểm soát thời gian của họ. Họ sẽ bị phàn nàn nếu đi làm về muộn và khơng chăm sóc con cái và gia đình đầy đủ. Ngƣời phụ nữ đƣợc trích ý kiến bên dƣới đã quyết định ngừng cơng việc của mình bởi vì ngƣời chồng (dù khơng đánh vợ) đã phá cửa hàng và bán mọi thứ trong đó trái với ý muốn của vợ.

Qua phỏng vấn với 2 nạn nhân của bạo lực trong lúc mang thai tại phƣờng Hồng Hải, Hạ Long để thấy tác động lớn của nạn bạo lực trong thời điểm khi mang thai tác động đến tâm lý và sức khoẻ do bạo lực của chồng gây ra.

Qua phỏng vấn với chị Lê Thị H tại Hồng Hải, Hạ Long khi đƣợc hỏi về các tình huống xảy ra bạo lực khi mang thai đối với chị nhƣ sau:

Chị Lê Thị H: "Chồng tơi đe doạ bằng những lời nói như 'Bầu thì bầu,

tao đập cho chết ln', “Mày quỳ xin lỗi tao thì mới được tha"…cùng vơ số câu chửi bới khác. Những câu nói ở ngày trong bữa cơm gia đình, trong sinh hoạt hàng ngày. Chồng tôi muốn sinh con trai tuy nhiên kết quả siêu âm là con gái. Tôi cảm thấy bất ổn, tâm lý chán chường do chồng và luôn cảm thấy lo âu khơng chỉ chồng và cịn gia đình chồng."

Còn chị Phạm Thị K thì lại trong tình huống o le hơn cả chị H. Chị Phạm Thị K lại cho biết chồng chị quen biết với xã hội đen. Ngƣời chồng sau đó có vay 1.6 triệu đồng nhƣng bị buộc trả đến 10 triệu nên không trả đƣợc. Từ đó xảy ra mâu thuẫn về tiền bạc trong gia đình.

Phạm Thị K: "Trong lúc hành hạ em, chồng em (tên Dũng) dùng điện

thoại chụp ảnh gửi cho bố mẹ của em đe dọa, yêu cầu mang tiền, giấy tờ nhà đất để cầm cổ trả nợ. Anh em nói Dũng thả em ra rồi đi vay tiền đến trả nợ nhưng Dũng không đồng ý. Những ngày tiếp theo, em quỳ lạy van xin Dũng vì đang mang thai nhưng chồng vẫn đánh đạp em để đòi lấy sổ đỏ đi cầm cố, vay tiền trả nợ".

Nhìn chung qua phỏng vấn có thể thấy bạo lực đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ để lại những ảnh hƣởng nghiêm trọng, đó là ảnh hƣởng đến sức khỏe bà mẹ và em b có thể gây ra các nguy cơ trầm cảm, tự tử, đẻ non, sảy thai, tai biến… Theo Lê Hồng Giang (2015) thì khi phải chịu bạo lực lúc mang thai, ngƣời mẹ có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non cao gấp 3 lần so với những ngƣời không phải chịu bạo lực. Đồng thời, phụ nữ bị bạo lực có nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai cao gấp 6 lần và trầm cảm sau sinh cao gấp 3 lần so với những phụ nữ khác .

Bạo lực tình dục khơng chỉ gây tổn thƣơng về mặt tinh thần của phụ nữ mà có cịn có mối liên quan chặt chẽ với những hậu quả tiêu cực về sức khỏe sinh sản. Phụ nữ thƣờng không ý thức đƣợc nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục khi sống trong mơi trƣờng bạo lực. Thậm chí nếu nhƣ họ có ý thức đƣợc nguy cơ đi chăng nữa, họ cũng khơng có khả năng thƣơng thuyết để thực hiện tình dục an tồn. Họ phải chấp nhận quan hệ tình dục và thừa nhận rằng họ chỉ đơn giản là cố quên đi các nguy cơ đối với bản thân mình. Hơn nữa, bạo lực tình dục có mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề “đạo đức” khiến cho phụ nữ cảm thấy quá xấu hổ để có thể giãi bày vấn đề của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)