Thiết lập mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.1. Thiết lập mối quan hệ

Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình cơng tác xã hội cá nhân. Để bắt đầu q trình cơng tác xã hội cá nhân, nhân viên công tác xã hội cần có những hoạt động chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận dựa trên mục đích hỗ trợ. Trong bƣớc này, nhân viên công tác xã hội cần xây dựng đƣợc thiện cảm, sự tin tƣởng với thân chủ. Để xây dựng và duy trì mối quan hệ này, nhân viên công tác xã hội vận dụng linh hoạt và kiên trì các kỹ năng rất quan trọng trong cơng tác xã hội (kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thấu cảm..).

- Nhân viên công tác xã hội luôn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của thân chủ, cần tập trung lắng nghe những quan trọng, cần cố gắng hiểu thân chủ nói gì và nhạy cảm với câu chuyện của thân chủ. Mục đích của ngƣời làm công tác xã hội là phải phát triển các kỹ năng nghe để trở thành một ngƣời biết đồng cảm, nghĩa là phải biết chính xác thân chủ của mình đang cảm thấy gì, họ đang nghĩ gì và phải để ý đến các chi tiết liên quan khác.

Đặc biệt với vấn đề bạo lực trong gia đình, ngƣời phụ nữ bị bạo lực cần cảm thấy ngƣời lắng nghe mình rất chăm chú và thực sự quan tâm tới mình thì họ mới có thể chia sẻ cảm xúc, cung cấp đầy đủ thông tin.

- Nhân viên công tác xã hội bên cạnh việc lắng nghe lời nói của thân chủ, việc lắng nghe những thông điệp phi ngôn ngữ của thân chủ cũng rất cần thiết. Ví dụ nhƣ hành vi, ngơn ngữ cử chỉ (tƣ thế, sự di chuyển và các điêu bộ); mắt (sự tiếp xúc ánh mắt, ánh mắt nhìn, chuyển động của mắt); biểu hiện trên khn mặt (mỉm cƣời, nhíu mày, bĩu mơi…); giọng nói (độ cao, âm lƣợng, cƣờng độ, ngắt từ, nhấn mạnh..); phản ứng cơ thể quan sát đƣợc (thở gấp, xanh xao…); khoảng cách thân chủ ngồi xa hay gần ngƣời khác khi nói chuyện…

Từ đó nhân viên cơng tác xã hội tạo đƣợc sự thoải mái và gần gũi trong giao tiếp, làm việc với thân chủ. Chị N tuy tính cách nhút nhát, cam chịu và dƣờng nhƣ khơng biết bản thân mình bị bạo lực, tuy nhiên chị ln cảm thấy đau khổ về thể chất cũng nhƣ tinh thần. Căn cứ những biểu hiện quan sát đƣợc nhƣ trên, nhân viên cơng tác xã hội có những chia sẻ, an ủi chị.

- Tiếp xúc qua ánh mắt: Nhân viên cơng tác xã hội thƣờng phải nhìn thân chủ nhiều hơn trong khi ngƣời nói lại có xu hƣớng lảng tránh nhìn trực tiếp. Do vậy, nhân viên cơng tác xã hội khơng nên nhìn lâu, nhìn chằm chằm thân chủ mà đơi lúc nên nhìn qua chỗ khác. Chị N có tính cách nhút nhát, cam chịu đến mức giấu diếm khơng nói cho ai khi bị mắng chửi, đánh đập; thì việc giao tiếp bằng mắt với thân chủ nhân viên công tác xã hội cần chú ý vì có thể sự chú ý quan sát của nhân viên lại khiến cho thân chủ thu mình, khơng muốn chia sẻ.

- Giọng nói: Giọng nói của nhân viên cơng tác xã hội nên phù hợp với lời nói hay những biểu hiện đƣợc dùng, hạn chế ngắt lời khi thân chủ đang nói.

Chú ý lắng nghe âm lƣợng và trọng âm thân chủ sử dụng khi mô tả vấn đề vì những yếu tố này thƣờng dẫn đến sự hiểu thấu đáo về vấn đề bên trong sự việc.

- Cử chỉ, điệu bộ: Nhân viên công tác xã hội nên ngồi góc 45 độ với thân chủ, khuyến khích thân chủ bằng cách gật đầu hay dùng các cụm từ “à, thế à…”, hay vỗ nhẹ vai, tay khi thân chủ quá xúc động. Tƣ thế ngồi của nhân viên công tác xã hội hơi vƣơn về phía trƣớc, hƣớng tầm mắt tới thân chủ nhƣng không quá tập trung. Nét mặt của nhân viên công tác xã hội cần phù hợp với câu chuyện của thân chủ, khi thân chủ kể về những sợ hãi, nỗi đau khi bị chồng đánh thì nhân viên cơng tác xã hội hãy lắng xuống và tỏ ra hiểu, quan tâm với chị N.

- Thân chủ phải đƣợc cảm thấy họ đang đƣợc quan tâm theo cách không bị định kiến, bị phê phán, bị chỉ trích và nhƣ vậy họ càng cởi mở. Nhân viên công tác xã hội có thể hiện lắng nghe có thấu cảm, nhân viên

cơng tác xã hội có thể sử dụng công thức sau: Hãy bắt đầu bằng câu “Chị cảm thấy…”, tiếp theo là việc đƣa vào từ chỉ cảm giác mà thân chủ đang nói tới, cảm giác nhân viên xã hội nghĩ thân chủ đang có. Khi thân chủ đã nói ra cảm xúc, nhân viên hãy nói “bởi vì…”, sau đó lại điền vào câu chuyện của khách hàng đi k m với cảm xúc đó. Với chị N, nhân viên cơng tác xã hội có sử dụng cơng thức đó “Chị N, chị đang cảm thấy đau và sợ hãi vì mỗi lần

say rƣợu chồng lại đánh chị”.

Kết thúc bƣớc thiết lập mối quan hệ, nhân viên công tác xã hội có thể tóm tắt hồn cảnh của thân chủ nhƣ sau:

Chị Phạm Thị N, 40 tuổi, trú tại tổ 2, khu 9, phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Chị sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 ngƣời con và chị là con cả trong nhà. Do bố mẹ đều khơng có cơng việc ổn định, nguồn thu nhập chính phụ thuộc vào việc thu lƣợm đồ tài chế nên học hết lớp 5 chị N phải nghỉ học ở nhà đi làm thêm giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm 25 tuổi chị N lập gia đình với anh Nguyền Văn D, là cƣ trú cùng tổ dân phố. Anh D hơn chị N 3 tuổi, gia đình anh có một trang trại chăn ni lợn lớn nên cuộc sống cũng khấm khá. Nhƣng vì là con một, đƣợc chiều nên anh D rất gia trƣởng. Hai anh chị lấy nhau đƣợc 1 năm thì có con gái đầu lịng. Sau đó 2 năm chị N lại sinh đơi thêm 2 b gái nữa. Lúc này trong gia đình chị N bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn. Chị N không muốn sinh thêm con nhƣng anh D lại bắt chị phải đẻ đến bao giờ có con trai thì thơi. Hàng xóm láng giềng, bạn bè nhiều lần mỉa mai anh chị vì sinh tồn con gái. Anh D đã mắng chửi chị N rất thậm tệ, thậm chí có hơm anh cịn khơng cho chị ăn cơm vì anh nói “đã khơng biết đẻ rồi thì ăn làm gì cho phí cơm, phí gạo”. Đỉnh điểm là vào năm 2018, trại lợn nhà anh làm ăn thua lỗ do giá thịt lợn trên thị trƣờng sụt giảm mạnh, việc làm ăn xem nhƣ bị phá sản. Từ đó, anh D nảy sinh tâm lý chán nản, suốt ngày cờ bạc rƣợu chè, hầu nhƣ ngày nào anh cũng say xỉn. Cứ mỗi lần uống rƣợu say về là anh lại mắng chửi và đánh đập chị N. Mặc dù rất

khổ tâm và đau đớn cả về thể chất và tinh thần nhƣng chị N cũng không dám nói với ai, hàng ngày chị vẫn chăm chỉ làm việc kiếm tiền nuôi 3 đứa nhỏ và mẹ chồng đã già yếu cần chị chăm sóc, chị cũng khơng hề biết là mình đang bị bạo lực do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực gia đình. Bà Nguyễn Thị T (mẹ chồng) đã có lúc thấy anh D đánh chị nhiều quá nên gọi đến nhân viên công tác xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)