Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 68)

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX TNHH HQĐV Đánh giá chung HQKT

(Điểm) (Điểm) (Điểm) Tổng điểm

Đánh giá

Tiểu vùng 1

Chuyên màu 1. Ngô Xuân - Ngô

Đông 1 1 2 4 T

Cây công nghiệp

hằng năm 2. Cói 1 1 1 3 T

Cây ăn quả lâu năm 3. Bưởi 2 2 3 7 TB 4. Nhãn 2 2 3 7 TB 5. Na 3 3 3 9 C Nuôi trồng thủy sản 6. Cá nước lợ 3 3 3 9 C 7. Tôm sú 3 3 2 9 C 8. Ngao 3 3 3 9 C Tiểu vùng 2

Chuyên lúa 1. Lúa Xuân - Lúa Mùa 1 1 2 4 T

Lúa - màu

2. Lúa Xuân - Lúa Mùa -

Khoai lang 2 2 1 5 TB

3. Lúa Xuân Lúa Mùa -

Cải bắp 3 3 3 9 C

4. Lúa Xuân - Lúa Mùa -

Ngô đông 2 1 2 5 TB

5. Lúa Xuân - Lúa Mùa -

Đậu Tương 2 1 2 5 TB

6. Lúa Xuân - Lúa Mùa -

Lạc 2 2 2 6 TB

Chuyên màu

7. Ngô Xuân - Ngô

Đông 1 1 1 3 T

8. Ngô Xuân - Khoai

Lang - Cà chua đông 3 3 1 7 C

9. Ngô Xuân - Khoai

lang - Lạc 2 2 2 6 TB

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX TNHH HQĐV Đánh giá chung HQKT

(Điểm) (Điểm) (Điểm) Tổng điểm

Đánh giá xanh

11. Dưa gang - Cải củ -

bắp cải 3 3 2 8 C

12. Lạc - Đậu tương - cải

bắp 3 3 3 9 C

13. Dưa gang - Đậu

tương - Bí Xanh 2 2 3 7 C

Cây ăn quả lâu năm 14. Bưởi 2 2 2 6 TB 15. Nhãn 2 2 2 6 TB 16. Na 3 3 3 9 C Nuôi trồng thủy sản 17. Cá nước ngọt 3 3 3 9 C

Dựa trên số liệu tính toán hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trong Bảng 4.6 và tiêu chí phân cấp trong Phụ lục 1, đánh giá chung hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của huyện được thể hiện trong Bảng 4.7:

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn cho thấy nhìn các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế trung bình, cao nhất với tổng điểm 9 bao gồm : Na, cá nước lợ, Ngao, Lúa xuân – Lúa mùa- Cải bắp, Lạc – Đậu tương – Cải bắp, Cá nước ngọt; các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp nhất đó là: Cói và Ngô xuân – Ngô đông với tổng điểm là 3, trong đó:

* Tiểu vùng 1, Gồm 4 loại sử dụng đất với 8 kiểu sử dụng đất với hiệu quả của các LUT dao động rất lớn:

- LUT (Chuyên màu): Với kiểu sử dụng đất là Ngô xuân – Ngô đông cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX đạt 47,84 triệu đồng/ha, TNHH đạt 27,96 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,41 lần.

- LUT (Cây công nghiệp hằng năm): Với kiểu sử dụng đất là Cói cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX đạt 66,02 triệu đồng/ha, TNHH đạt 36,02 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,20 lần.

- LUT (Cây ăn quả lâu năm): Có 3 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất Bưởi cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 140,25 triệu đồng/ha, TNHH đạt 87,24 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,65 lần; kiểu sử dụng đất Nhãn cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 120,75 triệu đồng/ha, TNHH đạt 74,48 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,61 lần; kiểu sử dụng đất Na cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 211,96 triệu đồng/ha, TNHH đạt 133,58 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,70 lần.

- LUT (Nuôi trồng thủy sản): Với 3 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất Cá nước lợ cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 326,60 triệu đồng/ha, TNHH đạt 210,89 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vồn là 1,82 lần; kiểu sử dụng đất Tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 288,00 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp đạt 165,51 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn đạt 1,35 lần; kiểu sử dụng đất Ngao cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 458,33 triệu đồng/ha, TNHH đạt 304,01 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,97 lần.

* Tiểu vùng 2, gồm 5 loại sử dụng đất với 17 kiểu sử dụng đất, trong đó: - LUT (Chuyên lúa): Với kiểu sử dụng đất Lúa Xuân – Lúa Mùa cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 92,78 triệu đồng/ha.

LUT (Lúa - màu): Với 5 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 156,78 triệu đồng/ha, TNHH đạt 73,86 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 0,89 lần; kiểu sử dụng đất Lúa Xuân Lúa Mùa - Cải bắp cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 282,78 triệu đồng/ha, TNHH đạt 184,43 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,88 lần; kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô đông cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX đạt 117,98 triệu đồng/ha, TNHH đạt 71,33 triệu đồng với hiệu quả đồng vốn là 1,53 lần; kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu Tương cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 114,38 triệu đồng/ha, TNHH đạt 66,84 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,41 lần; kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa - Lạc cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 144,38 triệu đồng/ha, TNHH đạt 57,28 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,52 lần.

- LUT (Chuyên màu): Với 7 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất Ngô Xuân - Ngô Đông cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX đạt 50,39 triệu đồng/ha, TNHH đạt 28,39 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,29 lần; kiểu sử dụng đất Ngô Xuân - Khoai Lang - Cà chua đông cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 305,19 triệu đồng/ha, TNHH đạt 149,94 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 0,97 lần;

kiểu sử dụng đất Ngô Xuân - Khoai lang - Lạc cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 140,79 triệu đồng/ha, TNHH đạt 58,05 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,43 lần; kiểu sử dụng đất Dưa bở - Cải củ - bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 238,40 triệu đồng/ha, TNHH đạt 146,21 triệu đồng/ha, với hiệu quả đồng vốn là 1,59 lần; kiểu sử dụng đất Dưa gang - Cải củ - bắp cải cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 297,65 triệu đồng/ha, TNHH đạt 180,94 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,55 lần; kiểu sử dụng đất Lạc - Đậu tương - cải bắp cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 263,20 triệu đồng/ha, TNHH đạt 162,05 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,60 lần; kiểu sử dụng đất Dưa gang - Đậu tương - Bí Xanh cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 178,85 triệu đồng/ha, TNHH đạt 111,08 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,64 lần.

- LUT (Cây ăn quả lâu năm): Với 3 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất Bưởi cho hiệu quả kinh tế trung bình, GTSX đạt 143,40 triệu đồng/ha, TNHH đạt 85,08 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,46 lần; kiểu sử dụng đất Nhãn cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX đạt 123,75 triệu đồng/ha, TNHH đạt 74,66 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,52 lần; kiểu sử dụng đất Na cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 229,95 triệu đồng/ha, TNHH đạt 141,58 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn đạt 1,60 lần.

- LUT (Nuôi trồng thủy sản): Với kiểu sử dụng đất Cá nước ngọt cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 327,15 triệu đồng/ha, TNHH đạt 203,19 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,64 lần.

* Hiệu quả kinh tế chưa cao do một số nguyên nhân:

- Các cây giống cũ, sản lượng thấp chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Kim Sơn, đặc biệt là tiểu vùng 1 với tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh.

- Người dân vẫn chưa tiếp cận được với phương pháp trồng trọt mới, chủ yếu vẫn canh tác dựa trên kinh nghiệm là chính.

- Nguồn vốn hạn chế, khiến việc mở rộng hay thay đổi mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp mới trở nên khó khăn.

- Đất đai canh tác vẫn chưa tập trung, vẫn còn rất manh mún, người dân vẫn canh tác trên hình thức là tận dụng đất.

- Chưa có sự đầu tư đúng mức, chưa có doanh nghiệp nào thực sự quan tâm tới ngành nông nghiệp trong khi tiềm năng phát triển của nó là vô cùng lớn.

4.3.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành so sánh mức độ sử dụng lao động và giá trị một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Có thể thấy rằng các LUT khác nhau thì mức thu hút lao động cũng như giá trị ngày công lao động có sự khác nhau. Và trong mỗi LUT thì mỗi kiểu sử dụng đất, công thức luân canh có mức thu hút lao động khác nhau. Kết quả của các tiểu vùng thể hiện ở bảng 4.8:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)