Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 31)

2.5.1. Những nghiên cứu trên Thế giới

Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và đề ra nhiều phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đều tập trung hướng

nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả của các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất đều tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả của các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất, để từ đó sắp xếp bố trí lại một phương thức luân canh mới phù hợp hơn, nhằm khai thác tối ưu năng suất đất đai.

- Tại Thái Lan: nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua cây trồng luân canh lúa xuân - lúa mùa, hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất, họ đã đưa cây đậu tương thay thế lúa xuân trong cây trồng luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất nâng cao.

- Tại Trung Quốc: việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiếu lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương” Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT.

SALT là hệ thống canh tác trên đất dốc trồng nhiều bang cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hằng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả, các bước thiết lập là:

+ Xác lập đường đồng mức của mương bằng khung hình chữ A;

+ Làm đất và trồng cây theo đường đồng mức. Đánh dấu một dải rộng 1m theo đường đồng mức và cày, xới lên. Hai luống cây theo đường đồng mức, gieo hạt đậu để làm bang chắn và sau đó làm cây phân xanh,

+ Trồng cây lâu năm: Cà phê, ca cao, chuối,… cùng độ cao.

+ Trồng cây ngắn ngày: Dứa, gừng, khoai sọ, dưa hấu, kê, ngô, khoai lang, lạc đỗ,… trồng theo hang giữa các cây lâu năm.

+ Cây phân xanh: Hàng cây họ đậu có khả năng cố định đạm, được cắt 30 – 45 ngày/ lần tới độ cao 1,0 – 1,5 cm. Phần cắt được dải trên mặt đất để làm phân hữu cơ.

+ Luân canh: Luân canh cây lương thực như cây ngô hay cây lúa nương,… thành dải trước khi trồng đậu và ngược lại.

+ Làm ruộng bậc thang xanh: Chất đống hữu cơ như rơm, cuống, than, cành,… thậm chí rải đá sỏi lên nền của các hang cây họ đậu. Các bậc thang bền vững sẽ được hình thành trên các rải này sau một thời gian dài và sẽ giữ đất.

Qua nghiên cứu, kỹ thuật đã làm tăng tốc độ che phủ chống xối mòn, làm giàu, năng suất cây trồng tăng so với phương pháp truyền thống từ 2 – 3 lần.

Từ kết quả này, FAO cho rằng “ Áp dụng các biện pháp nông lâm kết hợp là phương pháp tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao dộng dư thừa, đồng thời thiết lập lại cân bằng sinh thái của môi trường”.

2.5.2. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Một số các công trình nghiên cứu gần đây:

Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng (Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret, 1998).

Từ năm 1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VAIS), nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phố hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (IRRI), Viện Nghiên cứu vì sự phát triển (IRD) đã thực hiện các dự án cho các hệ thống nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (dự án SAM); các dự án này đặc biệt chú trọng vào công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên đất dốc bền vững như biện pháp gieo ủ hạt trực tiếp trên mặt đất, bảo vệ lớp bề mặt đấtm ruộng bậc thang có che phủ, biện pháp thâm canh, luân canh, vv…

Các hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp gồm các lọa cây ngắn ngày, cây lưu niên ( cây ăn quả, cây lâm nghiệp) và cỏ chăn nuôi phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Một số giống cỏ như cỏ voi đã được công nhận đưa vào hệ thống nông – lâm nghiệp nhằm phát triển ngành chăn nuôi đồng thời tránh được sự khai thác chồng chéo giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp (Lê Quốc Doanh và Hà Đình Tuấn, 2008).

Nghiên cứu đánh giá đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, đề tài cấp nhà nước cho rằng “tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của vùng gò đồi thuộc 6 tỉnh vùng Đông Bắc tối đa có 984.805 ha, trong đó đất lúa

có 70.676 ha; lúa màu có 55.723 ha; chuyên màu có 85.607 ha; đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có 28.093 ha; cây lâu năm có 113.006 ha, trong đó đất trồng chè 22.643 ha; vải thiều có 38.591 ha; nhãn 317 ha; na 4.062 ha” (Nguyễn Văn Toàn, 2010).

Từ những nghiên cứu nói trên cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến việc hoạch định kế hoạch phát triển nông nghiệp của các cấp lãnh thổ.

2.5.3. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Những năm qua sử dụng đất của tỉnh Ninh Bình chuyển đổi chủ yếu hướng tới sản xuất hàng hóa, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã được đề ra với nội dung cụ thể: chuyển đổi cơ cấu vùng đất trũng, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, bố trí cây vụ đông trên đất hai lúa, phát triển kinh tế vườn, những cây trồng vật nuôi mới được đưa vào sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên nhất là đất đai khí hậu của tỉnh ... Hướng vào những chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là về phát triển nông nghiệp hàng hóa và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đã có những nghiên cứu tập trung vào thế mạnh và điều kiện tự nhiên đặc biệt là tài nguyên đất đai cho sự phát triển nông nghiệp. Có thể nêu một số dẫn chứng:

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Vũ Anh Hùng, 2008).

Nghiên cứu đề tài đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Bùi Đình Thành, 2010).

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của huyện.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lý: Xác định vị trí vùng nghiên cứu; + Điều tra đất đai: Nông hoá thổ nhưỡng, địa hình;

+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng,...

- Điều kiện kinh tế- xã hội:

Dân số, lao động, việc làm, trình độ dân trí, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, cơ cấu các ngành nghề. Tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác, các loại hình sử dụng đất, ...

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Hiện trạng và biến động đất đai.

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bình.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Sơn năm 2016; - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất: + Đánh giá hiệu quả kinh tế;

+ Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội; + Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường.

- Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

- Ưu điểm và hạn chế của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn;

- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp và một số giải pháp thực hiện.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ đặc điểm địa hình huyện Kim Sơn được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 là là vùng ven biển , chủ yếu là đất mặn, diện tích đất nông nghiệp toàn vùng là 3423,32 ha chiếm 24,47 % tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Nơi có địa hình thấp, trũng hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, nghèo lân. Thế mạnh của vùng là phát triển nuôi trồng thủy sản. Hướng phát triển của vùng là mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra có thể sản xuất ngô trên vùng đất ngoài bãi, trồng cói,... (bao gồm: xã Kim Hải, Kim Tiến, Kim Trung, Kim Đông và vùng bãi bồi do huyện quản lý.

Tiểu vùng 2 là vùng đồng bằng trong đê, diện tích đất nông nghiệp là 10564,48 chiếm 75,53 % tổng diện tích nông nghiệp của huyện. Đây là vùng đất phù sa được bồi hàng năm. Địa hình tương đối bằng phẳng. đặc điểm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng đất dày, độ pH KCl từ 5,5 - 6,5. Diện tích này sử dụng chủ yếu để trồng lúa, lúa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả, gồm xã Xuân Thiện, Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hòa, Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Yên Mật, Đồng Hướng, Kim Chính, Lưu Phương, Thượng Kiệm, Tân Thành, TT Phát Diệm, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa, Văn Hải, Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, TT Bình Minh.

- Tiểu vùng 1: Đại diện là xã Kim Trung.

- Tiểu vùng 2: Đại diện là xã Hùng Tiến và Lai Thành, do tiểu vùng 2 là vùng đồng bằng trong đê, với số lượng xã lớn là 24 xã, vì vậy khi chọn xã điểm cần chọn 2 xã.

Đây là các xã mang các đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác , hệ thống cây trồng tương đối đặc trưng cho tiểu vùng.

3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn người dân để thu thập các số liệu nội dung liên quan tới: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); các LUT và kiểu sử

dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm); Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình, tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm.

Ở mỗi xã điểm tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn nông hộ điều tra, tổng số hộ điều tra là 90 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ.

3.3.3. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan nhà nước như: + Số liệu hiện trạng và biến động đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn.

+ Số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Phòng Thống kê huyện.

3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động để rút ra kết luận.

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.

3.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất kiểu sử dụng đất

* Hiệu quả về kinh tế:

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009).

- Tổng thu nhập hay giá trị sản xuất của một đơn vị diện tích trong một năm (GTSX) = giá nông sản × sản lượng;

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – Chi phí trung gian (CPTG). - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao Trung bình Thấp

Thang điểm Điểm 3 2 1

- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha > 200 100 đến 200 < 100 - Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha >140 70 đến 140 < 70 - Hiệu quả đồng vốn lần > 1,7 1,3 đến 1,5 < 1,0

Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm.

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 6,75 – 9 điểm.

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 4,5 - <6,75 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng < 4,5 điểm.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng 2 tiêu chí gồm:

- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công.

Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

TT Phân cấp Ký hiệu Thang điểm GTNC (1000 đồng) Công lao động (Công/ha/năm) 1 Cao C 3 >250 > 600 2 Trung bình TB 2 150 - 250 400 đến 600 3 Thấp T 1 < 150 < 400

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau:

Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm.

- Hiệu quả xã hội cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 4,5 – 6 điểm.

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 3 - <4,5 điểm.

- Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <3 điểm.

* Hiệu quả về môi trường:

Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại. Sử dụng đất thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)