Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất CLĐ GTNC Đánh giá HQXH Điểm Tổng điểm Đánh giá Tiểu vùng 1
Chuyên màu 1. Ngô Xuân - Ngô Đông 2 1 3 TB
Cây công nghiệp hằng năm
2. Cói 2 1 3 TB
Cây ăn quả lâu năm 3. Bưởi 1 2 3 TB 4. Nhãn 2 1 3 TB 5. Na 2 1 3 TB Nuôi trồng thủy sản 6. Cá nước lợ 3 3 6 C 7. Tôm sú 3 3 6 C 8. Ngao 3 3 6 C Tiểu vùng 2
Chuyên lúa 1. Lúa Xuân - Lúa Mùa 2 1 3 TB
Lúa - màu
2. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang 3 1 4 TB 3. Lúa Xuân Lúa Mùa - Cải bắp 3 3 6 C 4. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô đông 3 1 4 TB 5. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu Tương 3 1 4 TB 6. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Lạc 3 1 4 TB
Chuyên màu
7. Ngô Xuân - Ngô Đông 2 1 3 TB
8. Ngô Xuân - Khoai Lang - Cà
chua đông 3 2 5 C
9. Ngô Xuân - Khoai lang - Lạc 3 1 4 TB 10. Dưa bở - Cải củ - bí xanh 3 2 5 C 11. Dưa gang - Cải củ - bắp cải 3 2 5 C 12. Lạc - Đậu tương - cải bắp 3 2 5 C 13. Dưa gang - Đậu tương - Bí Xanh 3 1 4 TB Cây ăn quả lâu
năm 14. Bưởi 1 3 4 TB 15. Nhãn 1 3 4 TB 16. Na 1 3 4 TB Nuôi trồng thủy sản 17. Cá nước ngọt 1 3 4 TB
Kết quả tổng hợp ở bảng số liệu trên cho thấy:
* Tiểu vùng 1: Các loại sử dụng đất đều cho hiệu quả xã hội trên mức trung bình - LUT nuôi trồng thủy sản: 3 kiểu sử dụng đất Cá nước lợ, Tôm sú, Ngao đều cho hiệu quả xã hội cao.
- LUT chuyên màu: kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Ngô đông có 460 công/ha, GTNC đạt 60,79 nghìn đồng/ha cho hiểu quả xã hội trung bình.
- LUT cây công nghiệp hàng năm: kiểu sử dụng đất cói cho hiệu quả xã hội trung bình với CLĐ đạt 500 công/ha, GTNC đạt 72,03 nghìn đồng/ha.
- LUT cây ăn quả lâu năm: 3 kiểu sử dụng đất Bưởi, Nhãn, Na đều cho hiệu quả xã hội trung bình.
* Tiểu vùng 2: Các kiểu sử dụng đất cho hiệu xã hội nhìn chung ở mức trung bình, cao nhất là kiểu sử dụng đất Lúa Xuân Lúa Mùa - Cải bắp với tổng điểm 6, thấp nhất là kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa và Ngô Xuân - Ngô Đông với tổng điểm là 3, cụ thể:
- LUT chuyên lúa: kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa cho hiệu quả xã hội ở mức thấp, CLĐ đạt 382 công/ha, GTNC đạt 96,74 nghìn đồng/ha.
- LUT Lúa – màu: có 5 kiểu sử dụng đất:
+ Kiểu sử dụng đất Lúa Xuân Lúa Mùa - cải bắp cho hiệu quả xã hội cao, CLĐ đạt 730 công/ha, GTNC đạt 252,65 nghìn đồng/ha.
+ 4 kiểu sử dụng đất còn lại: Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang, Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô đông, Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu Tương, Lúa Xuân - Lúa Mùa - Lạc cho hiệu quả xã hội trung bình.
- LUT chuyên màu: có 7 kiểu sử dụng đất:
+ Có 4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao: Ngô Xuân - Khoai Lang - Cà chua đông, Dưa bở - Cải củ - bí xanh, Dưa gang - Cải củ - bắp cải, Lạc - Đậu tương - cải bắp.
+ 2 kiểu sử dụng đất Ngô Xuân - Khoai lang - Lạc, Dưa gang - Đậu tương - Bí Xanh cho hiệu quả xã hội trung bình.
- LUT cây ăn quả lâu năm: 3 kiểu sử dụng đất Bưởi, Nhãn, Na đều cho hiệu quả xã hội trung bình.
- LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả xã hội trung bình, CLĐ đạt 350 công/ha, GTNC đạt 580,54 nghìn đồng/ha.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số loại sử dụng đất chiếm ưu thế cao, thu hút được nhiều lao động nông nhàn, giá trị ngày công cao như LUT chuyên màu, LUT lúa màu, LUT nuôi trồng thủy sản là các LUT sử dụng nhiều lao động và cho giá trị ngày công ở mức cao. LUT rau màu và LUT lúa - màu thu hút được nhiều lao động và góp phần nâng cao đời sống cho nông dân mà không yêu cầu kỹ thuật cao, cho thu nhập ổn định, phù hợp với khả năng của người dân nên phát triển trong tương lai.
Nhìn chung, các loại sử dụng đất đều cho mức hiệu quả xã hội trên mức trung bình, tuy nhiên, thực tế tại địa phương lại cho thấy các lao động trẻ có xu hướng chuyển ra các thành phố làm việc, cùng với đó là việc thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản không ổn định, dẫn tới tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì được giá, những điều này cho thấy vẫn đề hiệu quả xã hội rất cần có những giải pháp phù hợp.
4.3.3. Hiệu quả môi trường
Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng vật nuôi tới môi trường là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có số liệu để phân tích các mẫu về đất, nước và mẫu nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi đề tài này, chỉ xin được đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu sau:
-Mức đầu tư phân bón, đặc biệt là phân hóa học. -Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ.
-Mức độ ảnh hưởng xâm nhập mặn năm sau so với năm trước đó.
Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau, kiểu sử dụng đất khác nhau sẽ tạo những ảnh hưởng khác nhau đến môi trường.
4.3.3.1. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng ở huyện Kim Sơn
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, đối với từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà cần có lượng bón phân khác nhau.
Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Nó làm cho đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học và cũng là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và anh hưởng tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.
Theo Đỗ Nguyên Hải (2001), một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N : P : K . Để xác định ảnh hưởng của mức độ bón phân đến môi trường, tôi tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quả điều tra cho thấy, Phân bón mà đa số các nông hộ sử dụng là phân đơn đạm urê (46%N), phân lân nung chảy Ninh Bình (16% P2O5), phân KCl (56 % K2O) và NPK (20%N, 20% P2 O5, 15% K2O). Căn cứ vào mức độ từng loại phân bón bình quân bón cho từng loại cây trồng, chúng tôi tính ra lượng N, P2 O5 và K2O để so sánh với hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn.
Để xác định ảnh hưởng của mức độ bón phân đến môi trường, chúng tôi tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quả được đem so sánh với với hướng dẫn bón phân của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn. Mức độ sử dụng phân bón trên địa bàn huyện Kim Sơn được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 05.
Qua tổng hợp ta thấy:
- Lượng phân bón thực tế bà con sử dụng so với lượng phân bón được khuyến cáo còn có nhiều khác biệt.
- Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Cây bắp cải, su hào cần sử dụng nhiều phân bón nhất. Do hàng năm Trạm khuyến nông của huyện thường xuyên kết hợp với các HTX nông nghiệp trong việc hưỡng dẫn bà con trong việc bón phân tuy nhiên việc bón phân của bà con chủ yếu vẫn theo kinh nghiệm sản xuất truyền đời từ xưa đến này, dẫn đến lương phân bón nhiều khi thiếu hoặc thừa so với quy định gây lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đất.
Qua số liệu tổng hợp cho thấy mỗi loại cây trồng đều có các mức độ bón phân khác nhau. Các loại phân thường sử dụng là phân đạm urê, phân lân nung chảy và phân kali, còn phân hữu cơ được lấy chủ yếu từ phân gia súc, gia cầm.
Mức độ đầu tư phân bón cho cây trồng tương đối thấp. Nguồn đạm chủ yếu là từ phân urê, lân chủ yếu từ phân lân nung chảy, kali chủ yếu từ clorua. Tuy nhiên tỉ lệ chưa cân đối.
Đa số người dân sử dụng ít phân hơn định mức. Phân đạm thường bón ít hơn định mức, phân lân và phân Kali đa số cũng bón ít hơn so với định mức.
Đối với nuôi trồng thủy sản các hộ sử dụng thức ăn tự chế nhiều nên liều lượng thức ăn thường không định lượng được chính xác, các thức ăn tổng hợp tự chế có hàm lượng đạm cao hơn mức khuyến cáo 25 – 28% nhưng thường sử dụng ít mà chủ yếu là thức ăn xanh. Đánh giá mức độ sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít hơn so với định mức. Cần chú ý kiểm soát tốt hơn chất lượng nước đầu vào, xử lý đáy ao sau mỗi vụ thả mới và kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn cho cá.
Qua điều tra cho thấy, canh tác cây lương thực như lúa, ngô và cây cây họ đậu như hiện nay ít ảnh hưởng lớn đến đất đai, nước và môi trường.
Loại sử dụng đất như các loại cây họ đậu như: lạc, đậu tương…còn góp phần cải tạo đất rất tốt, một phần tàn dư hữu cơ khá lớn sau khi thu hoạch vụ mùa đã được trả lại kết hợp với lượng phân hữu cơ khá lớn so với cây trồng khác, loại hình này phù hợp với việc cải tạo đất bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.
Nhìn chung đánh giá mức độ duy trì, cải thiện độ phì và môi trường của đất: cây lúa có xu hướng giảm, cây họ đậu có khả năng làm tăng độ phì của đất cải tạo đất, rau có ảnh hưởng theo chiều hướng suy giảm; các loại cây trồng khác: ở mức có xu hướng giảm.
Tóm lại:
- Việc bón phân theo tỷ lệ chưa hợp lý.
- Liều lượng bón phân chưa đảm bảo theo hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn.
- Còn nhiều kiểu sử dụng đất việc bón phân chưa hợp lý gây ảnh hưởng xấu tới năng suất, sản lượng cây trồng cũng như tới môi trường đất.
4.3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp huyện Kim Sơn
Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần trên vụ, đặc biệt
các loại rau màu như cà chua, bắp cải...phun 4-5 lần trên vụ. Do liều lượng thuốc và số lần phun nhiều, ngay trước thời điểm thu hoạch nên lượng thuốc còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.
Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Kim Sơn có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Mức độ sử dụng thuốc BVTV được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 06, qua đó cho thấy:
Đa số các loại thuốc được sử dụng đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được sử dụng nhưng có tình trạng lạm dụng vượt so với mức cho phép ghi trên bao bì sản phẩm. Riêng đối với nuôi trồng thủy sản qua điều tra cho thấy trên địa bàn không sử dụng các chất kích thích.
Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần trên vụ, đặc biệt các loại rau màu như cà chua, bắp cải...phun 4-5 lần trên vụ. Do liều lượng thuốc và số lần phun nhiều, ngay trước thời điểm thu hoạch nên lượng thuốc còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.
Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Kim Sơn có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Danh mục các loại thuốc BVTV người dân huyện Kim Sơn đang sử dụng cho thấy:
Đa số các loại thuốc được sử dụng đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được sử dụng nhưng có tình trạng lạm dụng vượt so với mức cho phép ghi trên bao bì sản phẩm.
4.3.3.3. Mức độ ảnh hưởng xâm nhập mặn năm sau so với năm trước đó
Phụ thuộc vào loại cây trồng, kiểu sử dụng đất và công thức luân canh trên một đơn vị diện tích thể hiện phụ lục 10, qua đó ta thấy được:
- Quá trình xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn tới môi trường đất nông nghiệp tại tiểu vùng 1, các LUT nuôi trồng thủy sản khiến mức độ ảnh hưởng xâm nhập
mặn nhận thấy rõ rệt, do việc người dân dẫn nước biển vào đồng ruộng để nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.
- Tại tiểu vùng 2, LUT nuôi trồng thủy sản ít gây ảnh hưởng tới việc xâm nhập mặn, còn lại các LUT đều không gây ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập mặn.
Từ những chỉ tiêu điều tra, chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất và đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất theo các LUT huyện Kim Sơn được thể hiện ở bảng 4.10.