Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 67 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn

4.3.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành so sánh mức độ sử dụng lao động và giá trị một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Có thể thấy rằng các LUT khác nhau thì mức thu hút lao động cũng như giá trị ngày công lao động có sự khác nhau. Và trong mỗi LUT thì mỗi kiểu sử dụng đất, công thức luân canh có mức thu hút lao động khác nhau. Kết quả của các tiểu vùng thể hiện ở bảng 4.8:

Bảng 4.6. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất huyện Kim Sơn Tính trên 1 ha Tính trên 1 ha Kiểu sử dụng đất TNHH CLĐ GTNC (triệu đồng) (Công) (1000đ/công) Tiểu vùng 1

1. Ngô xuân - Ngô đông 27,96 460 60,79

2. Cói 36,02 500 72,03 3. Bưởi 87,24 200 436,20 4. Nhãn 74,48 450 165,51 5. Na 133,58 430 310,65 6. Cá nước lợ 210,89 620 702,97 7. Tôm sú 165,51 600 752,32 8. Ngao 304,01 640 844,47 Tiểu vùng 2

1. Lúa xuân - Lúa mùa 53,11 430 123,52

2. Lúa xuân - Lúa Mùa - Khoai lang 73,86 730 101,18 3. Lúa xuân Lúa Mùa - cải bắp 184,43 730 252,65 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 71,33 660 108,07 5. Lúa Xuân - Lúa mùa - Đậu tương 66,84 630 106,10

6. Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 87,10 650 134,01

7. Ngô xuân - Ngô đông 28,39 440 64,52

8. Ngô Xuân - Khoai Lang - Cà chua đông 149,94 840 178,50 9. Ngô Xuân - Khoai lang - Lạc 82,74 740 111,82 10. Dưa bở - Cải củ - Bí xanh 146,21 870 168,06 11. Dưa gang - Cải củ - bắp cải 180,94 870 207,98 12. Lạc - Đậu tương - cải bắp 162,05 720 225,07 13. Dưa gang - Đậu tương - Bí xanh 111,08 850 130,68

14. Bưởi 85,08 200 425,40

15. Nhãn 74,66 220 339,36

16. Na 141,58 240 589,92

17. Cá nước ngọt 203,19 350 580,54

Qua số liệu tính toán hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trong bảng 4.8 và tiêu chí phân cấp trong Phụ lục 2, đánh giá chung hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất của huyện được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7. Phân cấp hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Kim Sơn Loại hình sử Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất CLĐ GTNC Đánh giá HQXH Điểm Tổng điểm Đánh giá Tiểu vùng 1

Chuyên màu 1. Ngô Xuân - Ngô Đông 2 1 3 TB

Cây công nghiệp hằng năm

2. Cói 2 1 3 TB

Cây ăn quả lâu năm 3. Bưởi 1 2 3 TB 4. Nhãn 2 1 3 TB 5. Na 2 1 3 TB Nuôi trồng thủy sản 6. Cá nước lợ 3 3 6 C 7. Tôm sú 3 3 6 C 8. Ngao 3 3 6 C Tiểu vùng 2

Chuyên lúa 1. Lúa Xuân - Lúa Mùa 2 1 3 TB

Lúa - màu

2. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang 3 1 4 TB 3. Lúa Xuân Lúa Mùa - Cải bắp 3 3 6 C 4. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô đông 3 1 4 TB 5. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu Tương 3 1 4 TB 6. Lúa Xuân - Lúa Mùa - Lạc 3 1 4 TB

Chuyên màu

7. Ngô Xuân - Ngô Đông 2 1 3 TB

8. Ngô Xuân - Khoai Lang - Cà

chua đông 3 2 5 C

9. Ngô Xuân - Khoai lang - Lạc 3 1 4 TB 10. Dưa bở - Cải củ - bí xanh 3 2 5 C 11. Dưa gang - Cải củ - bắp cải 3 2 5 C 12. Lạc - Đậu tương - cải bắp 3 2 5 C 13. Dưa gang - Đậu tương - Bí Xanh 3 1 4 TB Cây ăn quả lâu

năm 14. Bưởi 1 3 4 TB 15. Nhãn 1 3 4 TB 16. Na 1 3 4 TB Nuôi trồng thủy sản 17. Cá nước ngọt 1 3 4 TB

Kết quả tổng hợp ở bảng số liệu trên cho thấy:

* Tiểu vùng 1: Các loại sử dụng đất đều cho hiệu quả xã hội trên mức trung bình - LUT nuôi trồng thủy sản: 3 kiểu sử dụng đất Cá nước lợ, Tôm sú, Ngao đều cho hiệu quả xã hội cao.

- LUT chuyên màu: kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Ngô đông có 460 công/ha, GTNC đạt 60,79 nghìn đồng/ha cho hiểu quả xã hội trung bình.

- LUT cây công nghiệp hàng năm: kiểu sử dụng đất cói cho hiệu quả xã hội trung bình với CLĐ đạt 500 công/ha, GTNC đạt 72,03 nghìn đồng/ha.

- LUT cây ăn quả lâu năm: 3 kiểu sử dụng đất Bưởi, Nhãn, Na đều cho hiệu quả xã hội trung bình.

* Tiểu vùng 2: Các kiểu sử dụng đất cho hiệu xã hội nhìn chung ở mức trung bình, cao nhất là kiểu sử dụng đất Lúa Xuân Lúa Mùa - Cải bắp với tổng điểm 6, thấp nhất là kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa và Ngô Xuân - Ngô Đông với tổng điểm là 3, cụ thể:

- LUT chuyên lúa: kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa cho hiệu quả xã hội ở mức thấp, CLĐ đạt 382 công/ha, GTNC đạt 96,74 nghìn đồng/ha.

- LUT Lúa – màu: có 5 kiểu sử dụng đất:

+ Kiểu sử dụng đất Lúa Xuân Lúa Mùa - cải bắp cho hiệu quả xã hội cao, CLĐ đạt 730 công/ha, GTNC đạt 252,65 nghìn đồng/ha.

+ 4 kiểu sử dụng đất còn lại: Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang, Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô đông, Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu Tương, Lúa Xuân - Lúa Mùa - Lạc cho hiệu quả xã hội trung bình.

- LUT chuyên màu: có 7 kiểu sử dụng đất:

+ Có 4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao: Ngô Xuân - Khoai Lang - Cà chua đông, Dưa bở - Cải củ - bí xanh, Dưa gang - Cải củ - bắp cải, Lạc - Đậu tương - cải bắp.

+ 2 kiểu sử dụng đất Ngô Xuân - Khoai lang - Lạc, Dưa gang - Đậu tương - Bí Xanh cho hiệu quả xã hội trung bình.

- LUT cây ăn quả lâu năm: 3 kiểu sử dụng đất Bưởi, Nhãn, Na đều cho hiệu quả xã hội trung bình.

- LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả xã hội trung bình, CLĐ đạt 350 công/ha, GTNC đạt 580,54 nghìn đồng/ha.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số loại sử dụng đất chiếm ưu thế cao, thu hút được nhiều lao động nông nhàn, giá trị ngày công cao như LUT chuyên màu, LUT lúa màu, LUT nuôi trồng thủy sản là các LUT sử dụng nhiều lao động và cho giá trị ngày công ở mức cao. LUT rau màu và LUT lúa - màu thu hút được nhiều lao động và góp phần nâng cao đời sống cho nông dân mà không yêu cầu kỹ thuật cao, cho thu nhập ổn định, phù hợp với khả năng của người dân nên phát triển trong tương lai.

Nhìn chung, các loại sử dụng đất đều cho mức hiệu quả xã hội trên mức trung bình, tuy nhiên, thực tế tại địa phương lại cho thấy các lao động trẻ có xu hướng chuyển ra các thành phố làm việc, cùng với đó là việc thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản không ổn định, dẫn tới tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì được giá, những điều này cho thấy vẫn đề hiệu quả xã hội rất cần có những giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)