3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của huyện.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: Xác định vị trí vùng nghiên cứu; + Điều tra đất đai: Nông hoá thổ nhưỡng, địa hình;
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng,...
- Điều kiện kinh tế- xã hội:
Dân số, lao động, việc làm, trình độ dân trí, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, cơ cấu các ngành nghề. Tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác, các loại hình sử dụng đất, ...
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Hiện trạng và biến động đất đai.
3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bình.
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Sơn năm 2016; - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất: + Đánh giá hiệu quả kinh tế;
+ Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội; + Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường.
- Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
- Ưu điểm và hạn chế của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn;
- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp và một số giải pháp thực hiện.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ đặc điểm địa hình huyện Kim Sơn được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 là là vùng ven biển , chủ yếu là đất mặn, diện tích đất nông nghiệp toàn vùng là 3423,32 ha chiếm 24,47 % tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Nơi có địa hình thấp, trũng hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, nghèo lân. Thế mạnh của vùng là phát triển nuôi trồng thủy sản. Hướng phát triển của vùng là mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra có thể sản xuất ngô trên vùng đất ngoài bãi, trồng cói,... (bao gồm: xã Kim Hải, Kim Tiến, Kim Trung, Kim Đông và vùng bãi bồi do huyện quản lý.
Tiểu vùng 2 là vùng đồng bằng trong đê, diện tích đất nông nghiệp là 10564,48 chiếm 75,53 % tổng diện tích nông nghiệp của huyện. Đây là vùng đất phù sa được bồi hàng năm. Địa hình tương đối bằng phẳng. đặc điểm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng đất dày, độ pH KCl từ 5,5 - 6,5. Diện tích này sử dụng chủ yếu để trồng lúa, lúa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả, gồm xã Xuân Thiện, Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hòa, Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Yên Mật, Đồng Hướng, Kim Chính, Lưu Phương, Thượng Kiệm, Tân Thành, TT Phát Diệm, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa, Văn Hải, Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, TT Bình Minh.
- Tiểu vùng 1: Đại diện là xã Kim Trung.
- Tiểu vùng 2: Đại diện là xã Hùng Tiến và Lai Thành, do tiểu vùng 2 là vùng đồng bằng trong đê, với số lượng xã lớn là 24 xã, vì vậy khi chọn xã điểm cần chọn 2 xã.
Đây là các xã mang các đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác , hệ thống cây trồng tương đối đặc trưng cho tiểu vùng.
3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn người dân để thu thập các số liệu nội dung liên quan tới: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); các LUT và kiểu sử
dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm); Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình, tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm.
Ở mỗi xã điểm tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn nông hộ điều tra, tổng số hộ điều tra là 90 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ.
3.3.3. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan nhà nước như: + Số liệu hiện trạng và biến động đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn.
+ Số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Phòng Thống kê huyện.
3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel
Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động để rút ra kết luận.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
3.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất kiểu sử dụng đất
* Hiệu quả về kinh tế:
Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009).
- Tổng thu nhập hay giá trị sản xuất của một đơn vị diện tích trong một năm (GTSX) = giá nông sản × sản lượng;
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – Chi phí trung gian (CPTG). - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao Trung bình Thấp
Thang điểm Điểm 3 2 1
- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha > 200 100 đến 200 < 100 - Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha >140 70 đến 140 < 70 - Hiệu quả đồng vốn lần > 1,7 1,3 đến 1,5 < 1,0
Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm.
- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 6,75 – 9 điểm.
- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 4,5 - <6,75 điểm.
- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng < 4,5 điểm.
* Hiệu quả xã hội:
Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng 2 tiêu chí gồm:
- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;
- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công.
Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
TT Phân cấp Ký hiệu Thang điểm GTNC (1000 đồng) Công lao động (Công/ha/năm) 1 Cao C 3 >250 > 600 2 Trung bình TB 2 150 - 250 400 đến 600 3 Thấp T 1 < 150 < 400
Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau:
Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm.
- Hiệu quả xã hội cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 4,5 – 6 điểm.
- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 3 - <4,5 điểm.
- Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <3 điểm.
* Hiệu quả về môi trường:
Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:
- Mức độ duy trì độ phì của đất thông qua việc sử dụng phân bón. So sánh lượng phân bón sử dụng thực tế với tiêu chuẩn bón liều lượng phân bón được sử dụng theo khuyến cáo. Riêng các kiểu sử dụng đất có nuôi trông thủy sản thì so sánh lượng sử dụng thức ăn chăn nuôi so với khuyến cáo.
- Mức độ ô nhiễm thông qua lượng thuốc BVTV sử dụng. So sánh lượng thuốc BVTV sử dụng với khuyến cáo. Riêng các kiểu sử dụng đất có nuôi trông thủy sản thì so sánh lượng sử dụng các loại chất kích thích so với khuyến cáo.
- Mức độ ảnh hưởng xâm nhập mặn năm sau so với năm trước đối với từng kiểu sử dụng đất. So sánh thông qua sự đánh giá của người dân về năng suất cây trồng qua các năm đồng thời mức độ đầu tư cho việc cải tạo nhiễm mặn của người dân
Các chỉ tiêu đánh giá được phân chia thành 3 cấp: cao, trung bình và thấp thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất
Chỉ tiêu Phân cấp
Cao (C) Trung bình (TB) Thấp (T)
Thang điểm 3 2 1
Lượng phân bón sử dụng hoặc
thức ăn chăn nuôi Đúng KC Nhiều hơn KC Ít hơn KC Lượng thuốc BVTV sử dụng
hoặc chất kích thích Đúng KC Ít hơn KC Nhiều hơn KC Mức độ ảnh hưởng xâm nhập
mặn năm sau so với năm trước
Không ảnh
hưởng Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng rõ rệt
Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau: - Hiệu quả môi trường cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 6,75 – 9 điểm.
- Hiệu quả môi trường trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 4,75 - <6,75 điểm.
- Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <4,75 điểm.
* Hiệu quả của các kiểu sử dụng đất:
Sau khi cho điểm cả 8 chỉ tiêu sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các kiểu sử dụng đất theo thang điểm tổng như sau:
- Mức hiệu quả cao: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt ≥ 75% tổng điểm tối đa (24 điểm), tương ứng 18 đến 21 điểm.
- Mức hiệu quả trung bình: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 50 - <75 % tổng điểm tối đa (24 điểm), tương ứng 12 – 18 điểm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN KİM SƠN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Kim Sơn là huyện ven biển thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình cách thành phố Ninh Bình 28 km, có tọa độ địa lý 19056’00” đến 20009’ vĩ độ Bắc và từ 106002’05” đến 106019’20” kinh độ Đông, diện tích tự nhiên 214,23 km2, bao gồm 25 xã và 02 thị trấn. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô; - Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định); - Phía Tây giáp huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa); - Phía Nam giáp biển Đông.
Hình 4.1. Sơ đồ hiện trạng loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn
Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tiếp giáp biển Đông với chiều dài gần 15 km cùng những đa dạng sinh học nổi bật đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, với các tuyến đường bộ, đường thủy chạy qua tạo điều kiện cho huyện trong việc giao lưu kinh tế với các huyện lân cận, thúc đẩy nền
kinh tế xã hội của địa phương phát triển theo hướng toàn diện trong giai đoạn tới (Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, 2016).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Là huyện có vị trí tương đối bằng phẳng, không có địa hình đồi núi xen lẫn, độ cao dần ra phía biển, nghiêng theo hướng Bắc – Nam và Tây – Đông. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 0,9 – 1,2 m; điểm thấp nhất ở Cồn Thoi khoảng 0,4m so với mực nước biển, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống mương máng nhân tạo chạy song song theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Dựa vào đặc điểm địa hình huyện Kim Sơn được chia thành hai vùng chính: vùng ven biển và vùng đồng bằng. Huyện Kim Sơn nằm trong vùng bờ biển được bồi tụ, tốc độ bồi tụ cao nhất dải ven biển Bắc Bộ, hàng năm mở ra biển khoảng 80-100 m làm tăng diện tích tự nhiên của huyện khoảng 150 ha.
- Vùng ven biển: Bao gồm diện tích 3 xã ven biển, một phần diện tích do quân đội quản lý và toàn bộ vùng bãi bồi huyện quản lý với diện tích khoảng gần 6.000 ha. Đất đai ở đây đang trong thời kỳ được bồi tụ mạnh và nhiễm mặn nhiều, chủ yếu phù hợp với trồng rừng phòng hộ (vẹt, sậy), trồng cói và nuôi trồng thủy sản.
- Vùng đồng bằng: Bao gồm diện tích của các xã còn lại trong huyện, đất đai chủ yếu là phù sa được bồi và không được bồi. Phần diện tích này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày… (Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, 2016).
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự chi phối của bức xạ mặt trời nội chí tuyến, của hai hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam và tác động của biển. Chế độ bức xạ và giờ nắng thuộc loại trung bình so cả nước.
Hướng gió thịnh hành trong vùng và thay đổi theo mùa. Đầu mùa đông gió thịnh hành từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Giữa đến cuối mùa đông hướng gió lệch dần về hướng Đông-Nam. Mùa hạ hướng gió thịnh hành từ Đông Nam đến Nam. Nhìn chung hướng gió Đông Nam có ưu thế nhất trong hướng gió thịnh hành, đem lại lợi ích về điều hòa nhiệt độ và độ ẩm có lợi cho sản xuất và đời sống.
Chế độ nhiệt ở huyện Kim Sơn có đặc điểm phân chia theo mùa tương đối rõ rệt và có sự biến động lớn về nhiệt vào mùa đông, ổn định vào mùa hạ. Vào mùa đông, nhiệt độ dao động trong khoảng 15-200C, mùa nóng kéo dài từ tháng
5 đến tháng 10 hàng năm với nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C. Thời gian chuyển tiếp mùa nóng sang mùa lạnh từ 15 tháng 10 đến 31 tháng 11 (hàng năm). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có năm xuống 80C. Nhìn chung, tổng nhiệt độ không khí của Kim Sơn khá dồi dào nhưng phân bố không đều theo thời gian trong năm.
Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tương ứng với mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô tương ứng với mùa lạnh (tháng 11 đến tháng 4).