Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 48)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố bắc ninh

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế của Thành phố có bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện; chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao.

Thời kỳ 2012-2016, nền kinh tế luôn duy trì phát triển ổn định và liên tục đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2013 - 2016 khoảng 16,5% (chi tiết thể hiện ở bảng 4.1).

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố từ 2012 – 2016

Chỉ tiêu Đơn

vị

Giai đoạn

2012-2014 2014-2016 Giai đoạn 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế b.quân % 14.5 16.5 - Nông - lâm - thủy sản % 9.8 11.69 - Công nghiệp - xây dựng % 16.4 27.85

- Dịch vụ % 22.8 31.61

2. Thu nhập bình quân GDP/người USD 972 2.237 Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố

Các ngành kinh tế đều có sự phát triển, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng khá. Sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy còn khó khăn nhưng đã có sự chuyển biến tích cực. Nguồn thu ngân sách tăng bình quân 10,7%/năm, thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2014-2016 đạt 2.237 USD/năm, gấp trên 2 lần so với giai đoạn 2012- 2014.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong suốt thời kỳ 2012-2016, cơ cấu kinh tế của Thành phố theo GDP có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tỷ trọng ngành công nghiệp và hoạt động dịch vụ tăng nhanh, từ đó sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tăng, dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế động lực kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển du lịch, phù hợp dần với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP Bắc Ninh

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng GDP (giá hiện hành) 100 100 100 100 100 Khu vực I: Nông - lâm - thủy sản 9.5 4.7 4.6 4.4 4.1 Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng 48.9 49.1 49.2 49.7 50.2 Khu vực III: Dịch vụ 41.6 46.2 46.2 45.9 46.7 Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài chính Kế hoạch TP

Khu vực kinh tế nông nghiệp có tỷ trọng giảm liên tục trong cơ cấu GDP, từ 9.5% năm 2012 xuống còn 4.7% năm 2013 và đến năm 2016 còn 4,1%. Ngược lại, tỷ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ trong GDP tăng dần, tương ứng tăng từ 48.9% và 41.6% năm 2012 lên 49,1% và 46.2% năm 2013, đạt 50.2% và 46,7% năm 2016.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Thành phố những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực và thay đổi đều ở cả ba khu vực, ngày càng củng cố dần cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra vẫn chưa có bước đột phá lớn.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

* Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2016, dân số là 183.828 người chiếm 14,83% dân số toàn tỉnh: Dân số thành thị chiếm 71,97%, nông thôn chiếm 28,03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,15%. Tổng số trẻ sinh trong

năm 2016 là 2545 trẻ trong đó số trẻ là con thứ 3 trở lên là 205 trẻ (giảm 05 trẻ so với cùng kỳ). Tỷ số giới tính khi sinh là 118/100. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố như tăng cường nguồn lao động cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tổng số lao động xã hội qua đã qua đào tạo của toàn thành phố chiếm khoảng 44,1% tổng dân số, tương đương với khoảng 70.084 người. Chất lượng của nguồn nhân lực chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo điều tra, lao động khoa học kỹ thuật của thành phố chiếm khoảng 40% dân số trong độ tuổi lao động, cao hơn mức trung bình của cả tỉnh; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là khoảng 4,4% và tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn là khoảng 82% (UBND thành phố Bắc Ninh, 2016).

b. Thu nhập và mức sống

Nhìn chung, cùng với sự phát triển về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Thành phố tăng nhanh qua các năm: năm 2012 là 734 USD/người/năm, đến năm 2013 đạt 972 USD/người/năm, năm 2016 đạt 2.237 USD/người/năm. Khoảng cách về thu nhập giữa các xã, phường đã được thu hẹp. Công tác giảm nghèo luôn được quan tâm cùng với nhiều giải pháp thực thi cụ thể, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)