Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các giao dịch bảo đảm

tài sản khác gắn liền với đất đã và đang được diễn ra khá sôi nổi tại thành phố Bắc Ninh cũng như một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nhưng việc đăng ký các giao dịch bảo đảm này mới chỉ dừng lại ở việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra, việc quản lý, cập nhật và theo dõi biến động đối với các thửa đất có giao dịch là rất khó. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin về thửa đất cũng như quá trình biến động. Chưa có phần mềm quản lý, theo dõi đồng bộ các giao dịch bảo đảm. Vì vậy, việc tra cứu và cung cấp thông tin địa chính còn chưa đầy đủ.

- Bên cạnh đó, do nhận thức pháp luật của người dân về việc đăng ký các giao dịch bảo đảm còn hạn chế. Người dân chưa hiểu hết về tầm quan trọng của việc đăng ký. Hơn nữa, do Bộ Luật dân sự không quy định tất cả các giao dịch bảo đảm phải đăng ký. Nhưng khi phát sinh tranh chấp hợp đồng thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về các giao dịch đã đăng ký.

- Cơ sở vật chất, nơi làm việc, kho lưu trữ hồ sơ còn quá chật hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Qua khảo sát thực tế cho thấy, điều kiện làm việc của Văn phòng Đăng ký đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh còn hạn chế. Lực lượng biên chế làm việc tại Văn phòng và Phòng còn quá mỏng chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong quản lý đất đai hiện nay. Đối với cán bộ địa chính phường thì các trang thiết bị thiếu thốn.

4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM CÁC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách trong quản lý, điều hành và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

- Hiện nay, việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Đất đai năm 2003, Luật

Nhà ở năm 2005; Bộ Luật dân sự năm 2005... dẫn đến sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong các quy định về đăng ký. Do vậy, Quốc hội cần xây dựng và hoàn thiện thống nhất pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm đó là ban hành Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm để đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính theo hướng đảm bảo quy trình, thủ tục đăng ký phù hợp, công khai, minh bạch, chính xác, đơn giản, thông suốt và tạo thuận lợi nhất cho người yêu cầu đăng ký, tìm hiểu thông tin về bất động sản. Giảm bớt các thủ tục không cần thiết và xây dựng cơ chế liên thông về thủ tục công chứng, đăng ký, thu thuế và cung cấp thông tin.

- Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo đảm được tính thống nhất trong các quy định về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong đó, Luật đăng ký giao dịch bảo đảm là nền tảng pháp lý giúp hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm được vận hành thông suốt, hiệu quả.

- Chính phủ, Thành phố cần rà soát để loại bỏ những quy định pháp luật hiện hành với những thủ tục đăng ký rườm rà, bất hợp lý hiện đang cản trở sự phát triển của hệ thống đăng ký, gây phiền hà cho người dân. Cần rà soát, đơn giản hoá trình tự, thủ tục đăng ký, cải cách và giảm bớt một số khâu không cần thiết như: không cần công chứng hộ khẩu, chứng minh nhân dân mà chỉ cần phô tô và mang theo bản gốc để cán bộ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thành phố kiểm tra đối chiếu là được.

Chính phủ, thành phố cần rà soát các thủ tục hành chính tại Tổ chức tín dụng sao cho đơn giản, thuận tiện, công khai minh bạch, có các chính sách phù hợp để tất cả người dân khi có tài sản thế chấp nếu có nhu cầu về vốn có thể vay được vốn từ các tổ chức tín dụng.

Thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Xây dựng và kiện toàn mô hình đăng ký tập trung vào một hệ thống. Để đạt được những mục tiêu trên, cần thực hiện theo hướng:

+ Tạo lập hồ sơ pháp lý đầy đủ, thống nhất về thửa đất;

+ Xây dựng thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đơn giản, dễ áp dụng, công khai, minh bạch và thân thiện với người dân;

+ Hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ tục xác lập quyền dân sự về giao dịch bảo đảm;

+ Xây dựng và ban hành Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm, trong đó phân định rõ ràng ranh giới, phạm vi điều chỉnh của luật này với các luật liên quan về những vấn đề thuộc luật nội dung và những vấn đề thuộc luật thủ tục liên quan tới đăng ký giao dịch bảo đảm.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, điều kiện phương tiện làm việc của Văn phòng Đăng ký đất đai còn hạn chế. Lực lượng biên chế làm việc tại Văn phòng còn quá mỏng chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong quản lý đất đai hiện nay. Đối với cán bộ địa chính phường thì các phương tiện, trang thiết bị thiếu thốn. Do đó, cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật,... khen thưởng người có công; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính cơ sở.

Trong giai đoạn hiện nay, một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính là việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, để hạn chế hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đăng ký giao dịch, thành phố cần đầu tư phát triển, tin học hóa hệ thống đăng ký, trong đó có hệ thống thông tin về đăng ký các quyền, các giao dịch của người sử dụng đất, tạo điều kiện cho người dân có thể chủ động tiếp cận với hệ thống đăng ký.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các quyền sử dụng đất. vì Giấy chứng nhận là yêu cầu pháp lý không thể thiếu để người sử dụng thực hiện các quyền được pháp luật cho phép.

4.5.2. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan

- Cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa Văn phòng Đăng ký đất đai và các cơ quan có liên quan như tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát… còn gặp những trở ngại lớn về cơ sở pháp lý cũng như trình tự, thủ tục thực hiện. Để tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký ngày càng được hoàn thiện và phát huy vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội thì việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm là hết sức cần thiết.

- Thành phố Bắc Ninh cần đầu tư, xây dựng phần mềm quản lý và cung cấp thông tin thửa đất, kết nối giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với các phòng ban của thành phố và công khai trên cổng thông tin điện tử của thành phố để người dân có thể vào tra cứu thông tin về thửa đất đang thực hiện giao dịch.

4.5.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được xác định là một trong những giải pháp quản lý nhà nước quan trọng được áp dụng nhằm tăng cường và nâng cao năng lực của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, theo hướng ngày càng mở rộng hơn về đối tượng (không chỉ đối với tổ chức tín dụng, mà còn đối với các doanh nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm và cá nhân trong xã hội), đa dạng về hình thức (tổ chức Toạ đàm, mở các lớp tập huấn, phát hành các Số báo chuyên đề, các tài liệu hỏi đáp nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật qua website về đăng ký giao dịch bảo đảm...).

- Trong thời gian tới Thành phố Bắc Ninh cần đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của khách hàng về vai trò và ý nghĩa của đăng ký và tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này. Đặc biệt tuyên truyền để người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đặc biệt tuyên truyền để người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

4.5.4. Giải pháp về nguồn lực

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm là giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nước luôn chú trọng, vì những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Để khắc phục những yếu kém về năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký, nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm tại các huyện nói chung và thành phố Bắc Ninh nói riêng, Tỉnh và thành phố cần thường

xuyên mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm; đưa việc giảng dạy pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm vào các cơ sở đào tạo Luật, đào tạo cán bộ địa chính, cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên cơ sở những hoạt động tích cực nêu trên sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm có chuyên môn, nghiệp vụ cao.

- Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ đăng ký, thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm cần chú trọng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là những hoạt động cũng như giải pháp nghiệp vụ rất hiệu quả, nếu được chú trọng đúng mức sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong cả nước, từ đó việc tổ chức và hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ không ngừng được củng cố và nâng cao.

4.5.5. Xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

- Cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm là hết sức cần thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký.

- Việc triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm một mặt nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký; mặt khác là giải pháp nhằm phát huy tính dân chủ, minh bạch và công khai trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)