Các nguyên tắc CTTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 28 - 30)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Công tác tƣ tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.3. Các nguyên tắc CTTT

- Nguyên tắc tính Đảng

Đây là nguyên tắc cơ bản, giữ vai trò nền tảng của CTTT. Nguyên tắc này đòi hỏi CTTT phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng làm cơ sở khoa học và căn cứ lý luận để xác định nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTTT. Phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để phân biệt, xem xét, đánh giá mọi sự kiện chính trị, kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế. Quán triệt nguyên tắc này đòi hỏi các cấp ủy Đảng, các lực lượng chuyên trách CTTT của Đảng và mỗi đảng viên phải kiên định lập trường giai cấp công nhân, nêu cao tính chiến

đấu, đổi mới mạnh mẽ tư duy và cách thức làm CTTT, mở rộng dân chủ đồng thời kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ an ninh trên lĩnh vực tư tưởng.

- Nguyên tắc tính khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể tiến hành CTTT phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng trong việc xác định nội dung, phương thức tiến hành, phải xuất phát từ thực tế khách quan để phân tích, đánh giá, xem xét mọi hiện tượng tinh thần, tư tưởng trong xã hội, tuyệt đối không chủ quan, duy ý chí.

Tiến hành CTTT một cách khoa học là phải biết phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tính độc lập suy nghĩ của đối tượng; phát huy tự do tư tưởng, thảo luận dân chủ, biết lắng nghe ý kiến khác nhau, lấy thuyết phục là chính, không áp đặt khiên cưỡng, không quy kết, truy chụp trong quá trình tiếp thu chân lý, tiếp thu lẽ phải và điều chỉnh nhận thức, hành vi theo định hướng của Đảng.

- Nguyên tắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi phải chú trọng nghiên cứu thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận và trên cơ sở lý luận được rút ra từ thực tiễn.

Nguyên tắc này đòi hỏi CTTT phải bám sát cuộc sống. Trong chỉ đạo, điều hành CTTT của các Đảng bộ phải chú trọng các đơn vị cơ sở, bám sát cơ sở để nắm vững tình hình tư tưởng và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về tư tưởng của quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung và cách thức tiến hành CTTT phải sát hợp với từng đối tượng , từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế, tránh động viên tư tưởng chung chung, hình thức, nói mà không làm hoặc nói thì hay làm thỉ dở; đồng thời phải biết kết hợp chặt chẽ với biện pháp tổ chức, kinh tế để cải tạo điều kiện, hoàn cảnh, môi trường vì nhu cầu lợi ích chính đáng của con người.

Nhạy bén với cái mới, chú trọng tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm sáng tạo của cơ sở, của quần chúng là con đường gắn lý luận với thực tiễn.

Mỗi nguyên tắc trên đều có yêu cầu riêng, nhưng nội dung thống nhất, gắn bó và tạo điều kiện cho nhau. Trong quá trình thực hiện CTTT cần vận dụng thống nhất và linh hoạt các nguyên tắc trên để CTTT đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)