Địa lý tự nhiên và bối cảnh chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 38 - 39)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Những yếu tố tác động đến CTTT của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm,

2.1.1. Địa lý tự nhiên và bối cảnh chính trị xã hội

Thực hiện Nghị quyết 132-NQ/CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 01/4/2014, quận Nam Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động.

Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm, Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Phía Nam giáp quận Hà Đông, Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân.

Nam Từ Liêm nằm ở vị trí mang tính chiến lược, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đô thị của Thành phố Hà Nội. Quận nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, giữa các tuyến giao thông trọng điểm: đường vành đai 3, vành đai 4. Nam Từ Liêm cũng là nơi kết nối, chuyển tiếp quan trọng giữa nội đô và ngoại đô trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quận, là trung tâm hỗ trợ phát triển cho các khu vực nông thôn lân cận. Quận có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, khu liên hợp thể thao Quốc gia, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, vận động viên cấp cao Hà Nội, Cung văn hóa hữu nghị Việt –Trung…

Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên 3.227,36 ha, dân số trên 232.984 nhân khẩu. Toàn quận có 10 phường với 123 tổ dân phố và 123 chi bộ tương ứng [17, Tr. 53]. Quận Nam Từ Liêm có 5 tôn giáo chính được nhà

nước công nhận tư cách pháp nhân là: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin Lành và Hội các tín hữu ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô. Ngoài ra còn một số tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận như đạo Tin lành phúc âm trọn vẹn, tổ chức “Hội thánh của đức Chúa trời mẹ” và một số hệ phái tin lành của người nước ngoài, một số người theo Điện Hoàng Thiên Long [30, tr.2]. Bên cạnh đó trên địa bàn quận có khoảng 588 người dân tộc đang sinh sống và làm việc, trong đó người dân tộc Mường là 232 người, người dân tộc Tày 246 người, dân tộc Dao có 06 người, các dân tộc khác là 104 người. Địa bàn quận là nơi cư trú thường xuyên của người nước ngoài (duy trì khoảng từ 3.200 đến 4.500 lượt người nước ngoài, việt kiều tạm trú), trong đó tạm trú dài hạn khoảng từ 2400 đến 3500 lượt người; tạm trú ngắn hạn khoảng từ 700 đến 1.000 lượt người.

Ngoài ra còn có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học của Trung ương và thành phố đóng chân trên địa bàn quận.

Đảng bộ quận hiện nay có 42 TCCSĐ với 7900 đảng viên, trong đó có 10 đảng bộ phường; 32 chi bộ, đảng bộ cơ sở khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học với 281 chi bộ trực thuộc [33,tr.1].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)