Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy và sự phối hợp của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 85 - 86)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra

3.2.2 .Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTTT

3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy và sự phối hợp của hệ thống chính trị

chính trị

CTTT là của toàn Đảng bộ, là nhiệm vụ của cấp uỷ và của toàn thể cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị. Các chủ trương, đường lối của Đảng bộ chỉ có thể thực hiện được khi tuyên truyền, vận động được đông đảo quần chúng nhân dân theo Đảng, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đề ra trong thời gian trước mắt và lâu dài. Do đó trách nhiệm của cấp uỷ Đảng là lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị, phối hợp một cách đồng bộ để phát huy hiệu quả của CTTT trên địa bàn, đó là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Cấp uỷ đảng lãnh đạo CTTT thông qua các nghị quyết, các kế hoạch và chương trình hành động của mình về các vấn đề trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, xã hội qua các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đảng và cán bộ đảng viên.Việc phối hợp, kết hợp thống nhất, đồng bộ các hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân tronglĩnh vực tư tưởng là một giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả góp phần đổi mới CTTT. Các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng chỉ đi vào cuộc sống, trở thành thắng lợi hiện thực, khi các chủ trương, nghị quyết ấy được chính quyền thể chế hoá thành chính sách, pháp luật và được các đoàn thể nhân dân tự giác thực hiện. Do vậy, Đảng lãnh đạo phát huy vai trò sức mạnh của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, phải thống nhất và phối hợp chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị để tạo nên sức mạnh tổng hợp trên mặt trận tư tưởng của Đảng bộ.

Để có được sự phối hợp thống nhất giữa tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể trong CTTT, Đảng phải lãnh đạo việc xây dựng quy chế và thực hiện quy chế hoạt động nhằm giải quyết mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, nhân dân làm chủ.

Sự phối hợp đồng bộ giữa tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong CTTT được thể hiện ở sự phối hợp hoạt động giữa Ban Tuyên giáo Quận ủy, Ban Tuyên giáo các phường với các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá thông tin của Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân dân các phường và Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quận. Sự phối hợp, kết hợp đồng bộ ấy phải được thể hiện ở nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện CTTT theo tháng, quý, năm và các sự kiện chính trị của đất nước, của Thủ đô và của Quận. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đảm bảo công tác phối hợp giữa các cơ quan được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 85 - 86)