Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 69)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Những hạn chế

Trong những năm qua CTTT của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm đã có nhiều đổi mới, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế xã hội và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Song CTTT của Đảng bộ quận vẫn còn có những hạn chế nhất định, đó là:

Trong công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở một số cơ sở chất lượng chưa cao, còn mang tính hình thức nhất là ở các đảng bộ khối doanh nghiệp. Một số đơn vị, vai trò tham mưu của Ban Tuyên giáo còn chưa thể hiện rõ, chưa sâu sắc, kịp thời . Một số nội dung chương trình hành động thực hiện nghị quyết của các cấp cơ sở chưa sát với thực tiễn địa phương, cơ

quan, đơn vị công tác. Năng lực của báo cáo viên, nhất là báo cáo viên cơ sở còn yếu về cả về chuyên môn và kỹ năng truyền đạt; việc thảo luận, liên hệ với thực tiễn địa phương, đơn vị còn ít.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị còn thiếu đồng bộ; phương pháp giảng dạy có đổi mới song chưa nhiều.

Nội dung, phương pháp tuyên truyền có lúc còn đơn điệu, theo lối cũ chủ yếu thông qua các hình thức như: báo cáo viên, hệ thống thông tin đại chúng, hội nghị... chưa có nhiều các hình thức mới như tổ chức các cuộc hội thảo, tranh luận, thảo luận vv... Hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, có nơi còn mang tính kỳ cuộc. Việc tuyên truyền hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn còn có phần dàn trải, chưa chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền. Công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở còn hạn chế; việc thực hiện chế độ cung cấp thông tin có định hướng cho cán bộ, đảng viên còn chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật đã có nhiều tiến bộ, song nội dung một số sản phẩm văn hoá, nghệ thuật còn đơn điệu, tính định hướng, phản biện xã hội chưa rõ nét, chưa theo kịp với sự phát triển của trình độ dân trí. Việc giữ gìn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã được quan tâm, song chưa thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố văn hoá trong giữ vững ổn định và phát triển.

Công tác nắm bắt, phản ánh diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tình hình dư luận xã hội của một số đơn vị chưa được kịp thời, chất lượng còn hạn chế. Công tác dự báo tình hình và tham mưu cho cấp uỷ của một số Ban Tuyên giáo còn hạn chế, chưa chủ động, kịp thời.

Mặc dù đã có sự phối hợp công tác nhưng một số cơ sở, chính quyền chưa thật sự tích cực tham gia làm CTTT. Khi gặp khó khăn trong công tác

tuyên truyền vận động nhân dân nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng lúc đó mới có sự phối hợp các lực lượng để làm CTTT cho nhân dân.

Việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên chưa thật sự đi vào chiều sâu. Việc làm theo Bác chưa được thể hiện rõ nét ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, trong đó có cả người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc đăng ký làm theo Bác ở một số nơi còn chung chung, chưa cụ thể, nên khó đánh giá.

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân chủ quan:

- Một số cấp uỷ, chính quyền còn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của CTTT, chưa tập trung lãnh đạo để thực hiện tốt phương châm toàn Đảng làm công tác tư tưởng; chưa thực sự chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng;chưa gắn kết CTTT với công tác vận động quần chúng nhân dân. CTTT còn thiếu sắc bén, chưa sát thực tiễn và thiếu tính chủ động . Qua khảo sát có 52,5% cho rằng một số cấp ủy chưa nhận thức tầm quan trọng của CTTT.

- Bên cạnh đó về chủ quan mà xét thì không thể phủ nhận rằng một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chậm đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chưa quan tâm đúng mức tới đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác tư tưởng, tuyên giáo; có lúc, có việc triển khai còn hình thức, tuyên truyền một chiều, hiệu quả chưa đạt yêu cầu. Qua khảo sát có 55,5 % số người được hỏi trả lời những hạn chế trong CTTT của Đảng bộ quận là do nội dung, phương pháp CTTT còn chậm đổi mới, còn tuyên truyền một chiều. Đặc biệt đối với một số tổ chức cơ sở đảng khối cơ quan, doanh nghiệp, cấp ủy chủ yếu quan tâm đến lãnh đạo nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến CTTT, chưa quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho đảng viên, nắm bắt tư tưởng cán bộ, đảng viên, người lao động nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Bộ máy tổ chức và đội ngũ làm công tác tư tưởng các cấp còn thiếu nhất là ở các cơ quan chuyên trách CTTT như Ban Tuyên giáo, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận; một số cán bộ mới vào ngành còn trẻ, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn hạn chế. Hầu hết cán bộ tuyên giáo cấp phường là cán bộ kiêm nhiệm, có đồng chí chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tuyên giáo, kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu, do đó khả năng nói và viết còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác tư tưởng chưa được thường xuyên, chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Chưa phát huy được hiệu quả công tác tư tưởng tham gia giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, chưa nhạy bén trong xử lý tình huống phát sinh tư tưởng trong nhân dân. Cơ chế cung cấp thông tin và phối hợp công tác giữa chính quyền địa phương, các ngành, các cấp với cơ quan làm CTTT cùng cấp còn chưa được coi trọng dẫn đến bị động trong tham mưu, đề xuất, khó bao quát hết những vấn đề tư tưởng liên quan nảy sinh; từ đó làm hạn chế trong định hướng dư luận xã hội và thông tin tuyên truyền ở địa phương. Qua khảo sát 47,5% cho rằng sự phối hợp các lực lượng làm CTTT còn chưa tốt.

Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác tư tưởng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Hiện nay, toàn quận mới có 04/10 phường có Trung tâm văn hóa - thể thao, còn lại 06 phường quận đang lập dự án đầu tư xây dựng. Trong 123 tổ dân phố, mới có 54 nhà văn hóa của tổ dân phố được đầu tư xây dựng, cơ bản đạt các tiêu chí về diện tích và cơ sở vật chất (như 100 ghế ngồi trở lên, có khu sinh hoạt thể thao đơn giản). Nhiều hoạt động qui mô lớn diễn ra trên địa bàn một số phường phải đi thuê địa điểm ở của các cơ quan, đơn vị. Nhiều tổ dân phố không có nhà văn hóa hoặc nhà văn hóa quá chật hẹp nhưng lại không có quĩ đất để xây dựng gây bức xúc trong nhân dân. Cơ sở vật chất của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị mặc dù đã được đầu tư sửa chữa nhưng hiện

nay đã xuống cấp, các trang thiết bị như máy chiếu, âm thanh…chất lượng chưa cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy và học tập tại Trung tâm. Qua khảo sát 50% số người được hỏi cho rằng cơ sở vật chất phục vụ CTTT chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nguyên nhân khách quan:

Những hạn chế trong CTTT ở Đảng bộ quận Nam Từ Liêm một phần do những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài mang lại.

+ Những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa; âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước vv… làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra những khó khăn không nhỏ trong CTTT.

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực cũng kéo theo những tiêu cực, hệ lụy từ mặt trái của nền kinh tế thị trường như: sự gia tăng của tệ nạn xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh, đạo đức xã hội bị xuống cấp, tư tưởng hưởng thụ trong một bộ phận thanh niên…

Bên cạnh đó các thế lực thù địch không ngừng chống phá, chúng dùng các chiêu bài tinh vi, thủ đoạn hơn, chúng khai thác triệt để những mặt yếu, những hạn chế trên các mặt trong công tác xây dựng đảng, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực để lôi kéo quần chúng, thậm chí cả đảng viên, lãnh đạo; lợi dụng những bức xúc trong nhân dân để tạo điểm nóng ở các địa phương từ Trung ương đến cơ sở.

+ Tình hình kinh tế thế giới, trong nước đã có dấu hiệu phục hồi xong còn chậm, một số cấp ủy Đảng cơ sở, nhất là khối các doanh nghiệp còn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến CTTT ở cơ quan, đơn vị mình, còn đề cao vai trò của các hoạt động kinh tế mà chưa thấy hết được mối quan hệ giữa kinh tế với tư tưởng, về vai trò của CTTT trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế.

+ Quận Nam Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa và dân số cơ học tăng nhanh, nhu cầu về bảo đảm an sinh xã hội lớn, trong khi đó hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, các thiết chế công còn thiếu nhiều. Khối lượng công việc phải giải quyết thường xuyên lớn.

- Một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chậm ban hành, còn có nội dung bất hợp lý, nhất là sự bất hợp lý trong quy định về giá cả đền bù cho người dân khi mất đất đã gây ra sự nghi ngờ, thắc mắc và cả những bức xúc trong nhân dân, gây khó khăn cho CTTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 69)