2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra
7. Kết cấu của luận văn
2.1. Những yếu tố tác động đến CTTT của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm,
2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1. Đổi mới trong tư duy của chủ thể CTTT
Đảng bộ quận đã coi trọng giáo dục đường lối, quan điểm củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó coi giáo dục nhiệm vụ xây dựng Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương là một nội dung lớn trong giáo dục lý luận chính trị.
Đảng bộ quận đã nhạy bén, sáng tạo, kịp thời trong việc nắm bắt và định hướng CTTT, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn về tư tưởng; có khả năng phát hiện và giải quyết nhanh chóng những vấn đề tư tưởng phát sinh trong cuộc sống. Việc học tập được tổ chức thống nhất, có kế hoạch hợp lý, quản lý chặt chẽ, gắn kết với các cuộc vận động chính trị lớn của Đảng, với phong trào thi đua quyết thắng, phong trào hành động cách mạng của từng địa phương, đơn vị.
Các cơ quan tư tưởng, đội ngũ những người làm CTTT của Đảng bộ thể hiện năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; khả năng nắm bắt được nhu cầu xã hội, tâm tư, nguyện vọng
của quần chúng nhân dân; nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn, những thời cơ, thách thức đối với địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển; nắm được tinh thần nghị quyết cấp trên cũng như những khả năng có thể thực hiện nghị quyết đó ở địa phương, đơn vị mình phụ trách. Về cơ bản, những vụ việc nảy sinh ở quận liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chế độ người có công, tôn giáo... đều được Ban Tuyên giáo quận ủy, cán bộ làm CTTT kịp thời nắm bắt, tham mưu giúp cấp uỷ đề ra các biện pháp xử lý một cách có hiệu quả.
2.2.1.2. Đổi mới nội dung CTTT
- Công tác nghiên cứu lý luận là một bộ phận quan trọng trong CTTT của Đảng bộ quận hướng vào việc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chủ trương lớn của Đảng bộ quận.
Quận Nam Từ Liêm là một quận mới với những tiềm năng lợi thế riêng, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của huyện Từ Liêm, quận đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ sát hợp với tình hình thực tế của quận.Từ những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ quận luôn quan tâm tổng kết những mô hình điển hình tiên tiến của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương để khái quát thành lý luận, bảo đảm cụ thể hoá, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng bộ quận một cách đúng đắn và sáng tạo, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời chú trọng tham vấn các chuyên gia giỏi trong xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án lớn để phấn đấu xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành đô thị xanh, giàu đẹp, văn minh.
- Công tác giáo dục lý luận chính trị
Trong những năm qua công tác giáo dục lý luận chính trị của quận đã có nhiều đổi mới, đạt nhiều thành quả quan trọng, góp phần củng cố và nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống
nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Công tác giáo dục lý luận chính trị tập trung vào việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống.
Để đổi mới nội dung này, TTBDCT quận đã chú trọng cải tiến hình thức, phương pháp giảng dạy học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ nhận thức, lý luận, năng lực chuyên môn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận. Các chương trình học tập được gắn lý luận với thực tiễn, đồng thời cũng nêu ra những vấn đề về trách nhiệm cần thực hiện đối với từng đối tượng người học. Ngoài ra, các học viên còn được đi nghiên cứu thực tế giúp cho việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn có hiệu quả hơn.
Hàng năm, Ban Tuyên giáo chỉ đạo, phối hợp với TTBDCT mở các lớp đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt của Quận như các lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, các buổi nói chuyện thời sự, báo cáo chuyên đề và các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các ban, ngành, đoàn thể của quận.
Cụ thể: Năm 2014 đã mở được 95 lớp bồi dưỡng với 15.973 học viên đạt 120,23% kế hoạch số lớp và 126,21% kế hoạch số học viên.
Năm 2015: đã mở được 117 lớp với 16.293 học viên đạt 152,63% kế hoạch số lớp và 156,82% kế hoạch số học viên.
Năm 2016: đã mở được110 lớp với 16.332 lượt học viên đạt 119,56% kế hoạch số lớp, 143% KH số học viên
Năm 2017: đã mở được 111 lớp với 15.708 lượt học viên đạt 120% kế hoạch số lớp, 135% KH số học viên
6 tháng đầu năm 2018 đã mở 69 lớp với 11.183 học viên đạt 50,36 % kế hoạch số lớp và 65,85% kế hoạch số học viên.
Ngoài ra, quận phối hợp với Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội mở lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong quận. Từ 2014 đến nay đã phối hợp mở 4 lớp Trung cấp lý luận chính trị với tổng số 430 học viên. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt của quận và cơ sở.
Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có tác dụng rõ rệt, đã thực sự đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, đảng viên, công chức và các đoàn viên, hội viên các đoàn thể. Đội ngũ cán bộ của quận ngày càng được chuẩn hóa, tính năng động, chủ động, sáng tạo được nâng lên, tinh thần dám nghĩ, dám làm, vượt khó khăn, xử lý tình huống nhạy bén trong công tác, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, lãnh đạo, tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo được lòng tin và phát huy được tính đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
+ Việc nghiên cứu, học tập các Nghị quyết của Đảng có nhiều đổi mới, và đã thành nền nếp. Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản, mới và cốt lõi, dành nhiều thời gian hơn cho phần liên hệ tình hình địa phương, cơ sở và xây dựng triển khai chương trình hành động. Thực tế nghị quyết của Đảng dù đúng đắn nhưng nếu không đến được với đông đảo đảng viên và nhân dân, không thực sự thấm nhuần trong nhận thức và hành động thì nghị quyết đó không thể đi vào cuộc sống. Với
mục tiêu đưa Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, việc phổ biến quán triệt được tổ chức chặt chẽ với nhiều hình thức phong phú từ quận đến cơ sở.
Điểm mới trong tham mưu, triển khai học tập, quán triệt nghị quyết là chú trọng việc đổi mới hình thức học tập. Quận đã sử dụng 2 hình thức là học tập trung truyền thống và học trực tuyến, đồng thời mở rộng thành phần hội nghị cán bộ chủ chốt quận đến Bí thư các chi bộ trực thuộc đảng ủy 10 phường nhằm đảm bảo tính kịp thời, tiến độ, chất lượng các đợt học tập; xây dựng và tổ chức triển khai phiếu trắc nghiệm học tập, quán triệt Nghị quyết tại hội nghị cán bộ chủ chốt của quận học tập, quán triệt Nghị quyết; mở rộng thành phần tham dự hội nghị tới quần chúng ưu tú, nhiều chi, đảng bộ mở rộng đến 100% quần chúng (2 cơ quan Dân Đảng, cơ quan UBND quận); Đề cao trách nhiệm đồng chí Bí thư cấp ủy với công tác học tập quán triệt Nghị quyết. Đồng chí Bí thư cấp ủy phải là người chủ trì, chỉ đạo và trực tiếp triển khai nghị quyết tại đơn vị. Đồng thời có trao đổi, thảo luận, giải đáp những vấn đề bức xúc mà cán bộ đảng viên quan tâm ngay tại hội nghị. Sau khi học tập quán triệt nghị quyết, 100% đảng viên phải viết bài thu hoạch theo nhận thức của từng cá nhân trên cơ sở gợi ý của Ban Tuyên giáo quận ủy. Nội dung bài thu hoạch nêu nhận thức của bản thân, có đề xuất kiến nghị và giải pháp thực hiện nghị quyết liên quan đến ngành lĩnh vực mình phụ trách.
Tích cực chỉ đạo, đôn đốc cơ sở triển khai kế hoạch, xây dựng lịch học tập, quán triệt cụ thể để tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tổ chức các lớp học ghép cho các đối tượng khác của tổ chức cơ sở Đảng không có điều kiện tổ chức lớp học riêng, thường tổ chức từ 2- 3 đợt để thuận lợi cho các đơn vị cử đảng viên tham dự và đảm bảo 100% đảng viên đều được quán triệt nghị quyết.
Đến nay, việc học tập Nghị quyết đã thành nền nếp, thành một nhu cầu của tổ chức Đảng cũng như đông đảo cán bộ, đảng viên, kể cả người ngoài
đảng như đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân. Qua khảo sát có tới 97,5% ý kiến được hỏi cho rằng họ tiếp nhận các thông tin chính trị tư tưởng từ các lớp học tập, quán triệt chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “ đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai bài bản và duy trì nền nếp. Việc xây dựng, thực hiện chuẩn mực đạo đức được xây dựng, rà soát, bổ sung theo sự chỉ đạo của quận, phù hợp hợp từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống đối với thế hệ trẻ được chú trọng. Công tác tuyên truyền được triển khai bài bản, sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu được tiến hành định kỳ, thường là vào dịp sinh nhật Bác. Công tác kiểm tra, đôn đốc được coi trọng và được tiến hành cùng với việc kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Việc học tập, tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đảng viên, cán bộ công chức có nhiều chuyển biến. Kết quả xử lý những vấn đề, vụ việc bức xúc, nổi cộm đã được lựa chọn và tập trung giải quyết. Bên cạnh đó, nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong quận tích cực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Quận ủy đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động cuộc thi viết về “ Gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm và có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong quận tham gia. Cuộc thi đã hoàn thành, đảm bảo đúng tiến độ, mục đích, yêu cầu đề ra và trở thành đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa thiết thực tại địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
- Công tác tuyên truyền, cổ động
Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền, cổ động được triển khai sâu rộng với nhiều nội dung và hình thức phong phú theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành trong khối khoa giáo, khối thông tin tuyên truyền, gắn công tác tuyên truyền với hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ngày càng thiết thực, đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân, tạo khí thế phấn khởi, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi ngành, mỗi địa phương. Chú trọng hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện.
Hoạt động của các đội thông tin cổ động và nội dung cổ động qua băng- rôn, khẩu hiệu vào các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị lớn của Đảng, đất nước, Thủ đô và của quận trong từng năm được duy trì và phát huy hiệu quả. Đặc biệt các đội tuyên truyền của các đoàn thể phát huy tác dụng tích cực: Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, đội tuyên truyền nghệ thuật măng non, nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền cổ động, CTTT có điều kiện thâm nhập sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, tới các hội viên, đoàn viên, tạo ra các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng có ý nghĩa giáo dục rộng rãi trong đảng, trong nhân dân. Cũng thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó giáo dục truyền thống, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, tập hợp, tổ chức quần chúng hành động cách mạng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đồng thời, công tác tuyên truyền cũng hướng vào các vấn đề khó khăn, phức tạp, dễ nảy sinh bức xúc như công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết
việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội... để định hướng dư luận, góp phần quan trọng vào việc ổn định tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân.
Cùng với phát triển hệ thống thông tin đại chúng, quận đã rất quan tâm đến chất lượng thông tin và tính định hướng của nội dung thông tin. Hoạt động định hướng thông tin được thực hiện thông qua chỉ đạo về nội dung hoạt động của các cấp, các ngành, các hội nghị, quan tâm đến công tác phát hành báo chí, cung cấp tài liệu tuyên truyền…Trong gần 4 năm, Quận ủy phát hành 28.600 cuốn bản tin nội bộ của quận, cùng với 16.000 thông báo nội bộ của Thành ủy đến các ngành, các tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và định hướng thông tin tại cơ sở.
Đặc biệt, vào ngày kỷ niệm lớn của quận và Thủ đô, quận chỉ đạo biên soạn nhiều tài liệu tuyên truyền riêng của quận để tuyên truyền trong nhân dân trên địa bàn. Đã biên tập phát hành 2 cuốn sách về “Tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sách ảnh “Nam Từ Liêm trên đà phát triển”.
Trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo, định hướng tư tưởng của quận, các cấp, các ngành, các tổ chức cơ sở đảng biên soạn tài liệu, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần định hướng tư tưởng, thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách và các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua tại địa phương.
Công tác giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử địa