2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đổi mới CTTT của Đảng
1.2.1. Quan niệm về đổi mới
Theo Đại từ điển Tiếng Việt “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước”[14, tr. 658]. Điều này cho thấy nội hàm của khái niệm đổi mới nhằm chỉ những hoạt động của con người làm thay đổi những cái cũ, lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn.
Trong Triết học, đổi mới là quá trình mang tính chủ động, nằm trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật. Đó là sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và dân tộc nào cũng luôn luôn trải qua quá trình đổi mới như là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Vì thế, đổi mới ít nhiều hàm nghĩa vận động của các sự vật, hiện tượng.
Đổi mới cũng có thể hiểu là cải cách cái lỗi thời thay vào đó, thừa kế cái cũ nhưng tốt và thêm cái mới hợp với thời đại mới (tương thích). Đó là con đường tiến hóa của nền văn minh; đổi mới nghĩa là tiến hành mọi việc theo một cách thức khác, khám phá những lĩnh vực, hình thức, phương pháp hay những phương tiện mới và chấp nhận rủi ro khi tiến hành đổi mới. Đổi mới cũng có nghĩa là phải đón nhận những thách thức mới để có thể thành công.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu đổi mới là sự cải cách, thay đổi cái cũ, cái đã lỗi thời, không phù hợp với quy luật, làm cho cái mới tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn xuất hiện, phát triển.
Thực tiễn luôn vận động, phát triển và do vậy, nhận thức của con người nói chung, hoạt động tư tưởng nói riêng cũng phải biến đổi theo. Tuy nhiên, thực tiễn dù có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ thì cũng thường chỉ hé mở, gợi ra những vấn đề mới, chứ không bao giờ tự vạch đường đi cho mình một cách nhanh chóng và toàn diện; trái lại, luôn cần đến sự định hướng kịp thời, đúng đắn của tư tưởng cũng như CTTT. Bởi vậy, nhìn nhận ở cả góc độ thực tiễn và tư tưởng có thể thấy, có nhiều việc làm, hành động, nhiều quan điểm, tư tưởng, vừa mới hôm qua vẫn còn mới, nhưng đến hôm nay đã trở nên lạc hậu, hoặc lạc hậu dần, không còn là mới hoàn toàn, cần phải được bổ sung, hoàn thiện kịp thời. Sự nghiệp đổi mới là một quá trình cách mạng liên tục, luôn tiến lên phía trước. Quá trình đổi mới CTTT cũng vậy, không bao giờ có điểm dừng.
Đổi mới là vấn đề có tính quy luật trong quá trình vận động, phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Trong quá trình nhận thức và cải tạo tự nhiên và xã hội, con người luôn luôn tự rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tiễn, luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm để mang lại lợi ích nhiều hơn. Vì vậy, trong xã hội đổi mới đôi khi còn được coi là một cuộc cách mạng, tạo ra bước ngoặt trên con đường phát triển của một quốc gia, dân tộc. Đổi mới là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nói chung, đổi mới không phải là phủ nhận thành tựu và cách làm trước đây, mà là tiếp tục khẳng định những tư duy và hành động đúng, loại bỏ những suy nghĩ và hành động sai; hoặc những gì trước kia đúng nhưng nay không còn phù hợp, bổ sung nhận thức và cách làm mới, đáp ứng những nhu cầu của tình hình mới. Bởi lẽ, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, thực tiễn vận động và phát triển theo quy luật vận động khách quan của sự vật và hiện tượng, theo đó để nhận thức và cải tạo hiện thực, con người phải nhận thức cho đúng quy luật đó để tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Đổi mới là cái vốn có của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội cũng như trong tư duy. Đổi mới chính là sự vận hành của quy luật phủ định của phủ định trong chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đổi mới nghĩa là lấy cái mới tiến bộ, tích cực, hiệu quả hơn để phủ định cái cũ lỗi thời, lạc hậu.
Đổi mới diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là tất yếu khách quan, đòi hỏi con người phải nhận thức và hành động theo quy luật đó. Công tác tư tưởng là một hoạt động chính trị - xã hội nên cũng đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới, đó là một yêu cầu tất yếu.
Như vậy, đổi mới công tác tư tưởng của Đảng là quá trình đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, cải tiến, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và phương tiện tiến hành CTTT trên cơ sở bám sát đường lối, quan điểm của Đảng, để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của CTTT trong giai đoạn mới.
Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ quận là quá trình đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, cải tiến, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và phương tiện tiến hành CTTT của Đảng bộ quận trên cơ sở bám sát đường lối, quan điểm của Đảng, phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của quận.