Một số kinh nghiệm bƣớc đầu trong đổi mới CTTT của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 69 - 73)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số kinh nghiệm bƣớc đầu trong đổi mới CTTT của Đảng bộ

quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Từ thực tiễn CTTT của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm những năm gần đây có thể rút ra một số kinh nghiệm trong đổi mới CTTT của Đảng bộ quận như sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận uỷ đối với CTTT ở cấp Quận.

Để CTTT đạt hiệu quả và chất lượng cao phải có sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Quận ủy, kịp thời định hướng tư tưởng trước những vấn đề phức tạp xảy ra. Đồng chí Bí thư Quận ủy và Ban Thường vụ Quận ủy biết rõ CTTT phải giải quyết những vấn đề gì và làm thế nào để tiến hành CTTT có kết quả, đạt chất lượng cao; giải đáp các vướng mắc về tư tưởng đặt ra; bố trí nhân sự, tạo điều kiện về kinh phí, trang thiết bị cho CTTT; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, các lực lượng cùng tham gia tiến hành CTTT.

Hai là,CTTT phải gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

Đường lối và nhiệm vụ chính trị quyết định mục tiêu và nội dung của CTTT trong từng thời kỳ. Nếu CTTT thoát ly nhiệm vụ chính trị sẽ không góp

phần thúc đẩy sự phát triển của quận. Do đó trong quá trình tiến hành CTTT phải luôn xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, gắn chặt và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của quận là mục tiêu hàng đầu của CTTT.

Ba là Phát huy vai trò nòng cốt của Ban Tuyên giáo.

Ban Tuyên giáo là cơ quan thường trực tham mưu cho Quận ủy về CTTT, do vậy phải bố trí đủ biên chế cho Ban Tuyên giáo từ Quận đến cơ sở, chọn cử các cán bộ đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ về Ban Tuyên giáo. Phân công cán bộ Tuyên giáo theo dõi từng cơ sở, cụm cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm CTTT ở các cơ sở hoạt động nhịp nhàng, đúng hướng, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Ở các Phường có “điểm nóng” về khiếu kiện đất đai, giải phóng mặt bằng cần phân công cán bộ Ban Tuyên giáo thường xuyên theo dõi, bám sát, nắm vững cơ sở để cùng cấp uỷ đảng, chính quyền định hướng CTTT, góp phần ổn định tình hình chính trị của địa phương.

Bốn là, phát huy nhân tố tích cực trong nhân dân, dựa vào nhân dân để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân.

Trong CTTT, nhân dân không chỉ là đối tượng tuyên truyền, giáo dục, vận động, mà còn là chủ thể tích cực tham gia giải quyết những vấn đề tư tưởng ở cơ sở. Nhân dân, một mặt là "tai mắt" của Đảng trong việc nắm bắt và phản ánh tình hình tư tưởng, mặt khác là chủ thể, là lực lượng tuyên truyền, giáo dục có sức mạnh to lớn và hiệu quả, đặc biệt trong đấu tranh chống tiêu cực, chống tệ nạn xã hội, trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân. Do vậy Đảng phải tổ chức cho toàn dân làm CTTT. Sự tham gia của nhân dân vào đời sống tư tưởng mang một ý nghĩa chính trị lớn. Khi đã được nhân dân ủng hộ, tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động, tạo nên dư luận xã hội lành mạnh thì CTTT có sức sống và hiệu quả rất lớn.

Năm là, Công tác tư tưởng phải luôn bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, hướng về cơ sở

Thực tiễn cũng như lý luận đã khẳng định mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ được thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả khi đi vào cuộc sống của nhân dân. Muốn nắm chắc diễn biến tư tưởng, tâm lý người dân không chỉ biết triển khai nó trên bục giảng, ở các cơ quan mà phải đưa nó xuống cơ sở. Chủ trương, chính sách… dù có hay mấy, lý luận dù có cao siêu đến đâu nếu thiếu thực tiễn, không được người dân kiểm nghiệm thì sẽ không có sức sống. Vì vậy muốn phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống, CTTT phải luôn bám sát cơ sở, hướng về cơ sở.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Như vậy chương 2 đã trình bày khá đầy đủ về thực trạng đổi mới CTTT của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm. Đã khái quát những yếu tác động đến CTTT của Đảng bộ quận như vị trí địa lý, đặc điểm về kinh tế xã hội, tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn và tổ chức bộ máy của đội ngũ cán bộ làm CTTT. Khái quát những thành tựu đạt được trong đổi mới CTTT, đó là những thành tựu trong đổi mới tư duy chủ thể CTTT, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTTT, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo CTTT. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm bước đầu trong đổi mới CTTT của Đảng bộ quận.

Tuy nhiên, là một quận mới thành lập nên những điều kiện phục vụ cho CTTT còn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến CTTT nói chung và đổi mới CTTT nói riêng.

Do vậy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc đổi mới CTTT còn có những hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó chính là những vấn đề đặt ra cho Đảng bộ quận cần giải quyết trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ

HÀ NỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 69 - 73)