Nội dung đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 33 - 38)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đổi mới CTTT của Đảng

1.2.3. Nội dung đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận

* Đổi mới tư duy chủ thể CTTT

Chủ thể CTTT của Đảng bộ quận là: Ban chấp hành và Ban thường vụ Quận ủy; các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Quận ủy; cán bộ, đảng viên của các tổ

chức Đảng; các tổ chức trong HTCT; quần chúng tích cực và các cơ quan chuyên trách thực hiện CTTT dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Quận.

Đổi mới tư duy chủ thể CTTT là làm cho tất cả mọi đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải quan tâm hơn nữa trong đầu tư cho CTTT, gương mẫu về tư tưởng và làm CTTT, coi CTTT là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu và phải biết động viên, khuyến khích mọi người cùng tham gia CTTT. Mọi cán bộ, đảng viên đều phải được tác động của CTTT, đồng thời phải chủ động, tự giác tham gia làm CTTT ở những mức độ khác nhau.

* Đổi mới nhận thức của đối tượng CTTT

CTTT có nhiệm vụ đưa các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ chính trị của địa phương vào cuộc sống, làm cho chúng thâm nhập, thấm sâu vào tất cả các tổ chức trong HTCT và mỗi cá nhân con người trong xã hội. Nhận thức đúng đường lối và nhiệm vụ chính trị là điều kiện cơ bản để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Quận; là cơ sở chính trị, tư tưởng của đoàn kết thống nhất và là ngọn cờ chỉ đạo hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn dân. Do đó phải đổi mới nhận thức đối tượng CTTT, làm cho đối tượng CTTT nhận thức đầy đủ, quán triệt sâu sắc và chủ động tự giác hơn trong thực hiện đúng đắn các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo được sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân.

Nói đến CTTT của Đảng là nói đến công tác đối với con người. Nhưng mỗi con người lại mang những đặc điểm xã hội, giai cấp, tôn giáo, nghề nghiệp, học vấn, tâm sinh lý…khác nhau. Để đổi mới CTTT của Đảng bộ Quận nhất thiết phải gắn với từng đối tượng cụ thể, nghiên cứu tâm tư, nguyện vọng, trình độ của đối tượng để xác định nội dung, phương thức, phương pháp phù

hợp. Không nên rập khuôn một nội dung, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng khác nhau.

* Đổi mới nội dung CTTT

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới nội dung CTTT để phù hợp với sự vận động của thực tiễn. Vì vậy, đổi mới nội dung CTTT của Đảng bộ Quận là phải giải thích đúng, trúng, cụ thể, sinh động và có tính chiến đấu cao với các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Cần bảo đảm tính khách quan, khoa học, kết hợp với tính sinh động, thuyết phục cao khi tiến hành đổi mới nội dung CTTT.

Đổi mới công tác lý luận của Đảng bộ Quận là làm cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này phải vững vàng, nhạy bén về chính trị, đồng thời phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có năng lực tư duy khái quát và có tác phong làm việc khoa học, đóng góp các đề án, đề tài, góp phần tổng kết thực tiễn đối với sự phát triển của Quận. Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của người học về kiến thức lý luận và thực tiễn.

Đối với đổi mới công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng bộ là làm cho cán bộ làm công tác tuyên truyền phải có năng lực định hướng nội dung tuyên truyền của các cấp uỷ đảng tới các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc; đội ngũ cán bộ tuyên giáo, các lực lượng trong binh chủng làm công tác tuyên truyền cần đủ về số lượng và có chất lượng; có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải nề nếp, có chất lượng cao, không hình thức, chiếu lệ. Thông tin thời sự, chính sách phải đa dạng, cập nhật, thường xuyên, kịp thời định hướng dư luận trước các luồng thông tin trái chiều, tiêu cực. Công tác tuyên truyền chính trị phải gắn lý luận với thực tiễn của địa phương, của đất nước.

Công tác cổ động phải phong phú, đa dạng, đạt hiệu quả trực tiếp, biểu hiện ngay và lấy mục đích và hiệu quả về mặt hành động là chủ yếu; phải hướng vào những nhiệm vụ trước mắt đã được xác định rõ, được khẳng định trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những sự kiện, sự việc phản ánh và liên quan đến lợi ích thiết thực của nhân dân.

* Đổi mới phương thức lãnh đạo và tiến hành CTTT

Việc đổi mới CTTT là nhằm tăng cường tính hiệu quả, thiết thực cho CTTT. Cách “thuyết giáo” đơn thuần, phương pháp báo cáo giản đơn đã không còn phù hợp với thực tế. Muốn đổi mới thật sự CTTT cần phải phát huy cao độ trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm, khắc phục những yếu kém, bất cập, góp phần trực tiếp vào việc hoạch định những chủ trương cụ thể của Đảng bộ Quận một cách khoa học, có đầy đủ chứng cứ, lý lẽ.

Phương thức lãnh đạo CTTT là lãnh đạo sâu sát, thiết thực hơn, cần hướng tới khối đông đảo quần chúng, làm lay động được nhận thức và tình cảm của nhiều người, cổ vũ các tầng lớp nhân dân ra sức học tập, quán triệt, tin tưởng ở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Muốn vậy CTTT phải đổi mới phương pháp và hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Cấp ủy Đảng phải trực tiếp cải tiến tìm tòi phương pháp mới (phương pháp đối thoại, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề…), sử dụng những hình thức sinh động và các phương tiện thông tin hiện đại. Các lực lượng, các binh chủng, các lĩnh vực CTTT của Đảng bộ Quận đều phải tích cực cải tiến phương pháp. Từ công tác giáo dục lý luận đến đội ngũ báo cáo viên, từ văn hóa, văn nghệ đến công tác theo dõi nắm bắt dư luận xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa (thư viện, nhà văn hóa, nhà truyền thống); các di tích lịch sử, các khu vui chơi giải trí... ngày càng phát triển, được tu bổ, nâng cấp. Nói chung là tất cả các binh chủng của CTTT của Đảng bộ đều có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tiến hành CTTT.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Như vậy trong chương này đã trình bày ngắn gọn nhất lý luận chung về CTTT, vị trí vai trò CTTT trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. Cùng với công tác tổ chức, CTTT góp phần xây dựng Đảng thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.

CTTT có các các yếu tố, các bộ phận cấu thành CTTT, các bộ phận các yếu tố đó tác động, quy định lẫn nhau và hình thành nên hệ thống CTTT. Hệ thống này vận hành theo những quy luật của lĩnh vực tư tưởng.

CTTT có 3 nguyên tắc khác nhau. Mỗi nguyên tắc đều có yêu cầu riêng, nhưng nội dung thống nhất, gắn bó và tạo điều kiện cho nhau. Trong quá trình thực hiện CTTT cần vận dụng thống nhất và linh hoạt các nguyên tắc đó để CTTT đạt hiệu quả cao nhất.

Để phát huy được vị trí vai trò CTTT, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cần phải có đổi mới CTTT. Những nội dung đổi mới CTTT của Đảng bộ quận phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở những nội dung đổi mới CTTT của Đảng Cộng sản việt Nam theo chủ trương Đại hội XII của Đảng.

CHƢƠNG : THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)