Tình hình sử dụng phân bón cây bưởi tại GiaLâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội (Trang 50 - 101)

TT Loại phân Lượng phân Tỷ lệ số hộ sử dụng (%)

1 Phân hữu cơ (tấn/ha)

>10 59,5 5-10 15,8 <5 19,7 0 17,2 2 Đạm ure (kg N/ha) 0 60,1 < 80 26,5 80 - 100 13,4 100 - 120 0 > 120 0 3 Lân (kg P2O5/ha) 0 63,6

< 80 26,8 80 - 100 10,6 100 - 120 0 > 120 0 4 Kali (kg K2O/ha) 0 100,0 5 Phân hỗn hợp NPK (kg/ha) >420 6,4 280-420 17,6 270 36,6 0 39,4 * Các biện pháp chăm sóc khác

- Làm cỏ: 100% các hộ đều làm cỏ, nhưng chỉ làm 1 lần khi bón phân, làm quanh gốc.

- Cắt tỉa: 80% các hộ được hỏi đều biết kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán và tỉa quả. - Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất, phẩm chất quả bưởi. Qua điều tra trên cây bưởi và qua phỏng vấn người dân cho thấy trên cây bưởi sâu bệnh hại xuất hiện chủ yếu là Rệp muội, Nhện đỏ, sâu đục lá, Ruồi đục quả, sâu vẽ bùa, bệnh gỉ sắt, bệnh chảy gôm,…Mật độ và thành phần gây hại của các loại sâu bệnh này là khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng, do phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng của các hộ nông dân. Khi hỏi về biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì người dân đều cho là không có biện pháp gì để phòng trừ sâu bệnh hại…

Nhìn chung:

- Phần lớndiện tích bưởi của huyện còn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, các hộ

trông bưởi đã bắt đầu chú ý đến các biện pháp kỹ thuật bón phân, làm cỏ, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên:

- Mức đầu tư thâm canh không đồng đều giữa các hộ trồng bưởi, giữa các xã trong huyện.

- Trồng cây chưa theo quy hoạch, có tính tự phát.

- Chất lượng quả (bên trong và bên ngoài) không đồng đều, có sự khác biệt về kích cỡ và chất lượng của quả bưởi.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG LÂN VÀ KALI BÓN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA DÒNG BƯỞI KALI BÓN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA DÒNG BƯỞI NGỌT HVN53 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Khả năng sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các giống, cây sinh trưởng nhanh khỏe, sớm tạo được bộ khung tán ổn định để bước sang giai đoạn kinh doanh, mặt khác sẽ tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng nuôi hoa, quả, là yếu tố tăng năng suất. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt cần có một điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh phù hợp với từng giống.

4.2.1. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53 cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53

4.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53

Qua nghiên cứu và theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tăng trưởng đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53

Công thức

Đường kính gốc (cm) Chiều cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN P1 6,6 7,3b 188,8 217,2c 125,7 145,6b P2 6,4 7,4b 195,5 225,5b 124,3 144,2b P3 6,5 7,7a 192,7 236,1a 127 155,6a LSD0,05 0,2 0,2 9,45 6,83 8,84 7,59 CV% 3,6 3,7 4,9 3,0 7,0 5,1 K1 6,6 7,1b 190,0 221,7b 125,1 142,5b K2 6,6 7,4a 195,0 223,9b 125,2 145,5b K3 6,4 7,5a 192,2 233,3a 122,8 153,4a LSD0,05 0,2 0,2 9,45 6,83 4,84 7,59 CV% 3,6 3,7 4,9 3,0 7,0 5,1

Qua bảng số liệu cho thấy sau khi sử dụng phân bón đã có sự thay đổi về chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53 tại huyện Gia Lâm. Cụ thể như sau:

* Chiều cao cây: Đối với cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc

giống, qua đó nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống, ảnh hưởng đến năng suất của cây bưởi.

Mức độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm, mạnh hay yếu là thể hiện sức sống của cây trong điều kiện cụ thể. Sức sống tốt, khả năng sinh trưởng hợp lý là tiền đề dẫn đến năng suất cao và ngược lại. Trong suốt chu trình sống của cây bưởi, chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến khi bước vào giai đoạn già cỗi thì tăng chậm lại. Trong đó thời kỳ kiến thiết cơ bản sinh trưởng về chiều cao là mạnh nhất, tuy nhiên các giống khác nhau thì có khả năng sinh trưởng về chiều cao là khác nhau.

Mức độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác… Trong cùng điều kiện tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc tương tự nhau thì khả năng sinh trưởng chiều cao cây của từng giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống.

+ Yếu tố lân: Công thức tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh nhất là công thức P3 (43,4 cm) từ 192,7 cm lên 236,1cm; thấp nhất là công thức P1 (tăng 28,4 cm) từ 188,8 lên 217,2 cm. Công thức P2 có chiều cao cây sau thí nghiệm đạt 225,5 cm tăng 30,0 cm so với chiều cao cây trước thí nghiệm đạt 195,5cm.

+ Yếu tố kali: công thức K3 có sự tăng trưởng chiều cao cây chênh lệch ở mức có ý nghĩa so với công thức K1, K2 và có sự tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất đạt (41,1 cm) từ 192,2 cm lên 233,3 cm; thấp nhất là công thức K2 (28,9 cm) từ 195,0 lên 223,9 cm. Tiếp đến là công thức K1 có chiều cao cây sau thí nghiệm đạt 221,7 cm tăng 31,7 cm so với ban đầu.

* Đường kính gốc: Gốc cây là bộ phận nâng đỡ thân, cành, lá, hoa, quả của cây. Gốc cây to là biểu hiện của thân cây chắc khỏe, là cở sở để tạo cho cây có bộ khung tán rộng, cho năng suất cao. Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, nó thể hiện khả năng chống chịu của cây. Gốc cây to chứng tỏ khả năng chống chịu cao, khả năng giữ vững bộ tán cây và nuôi quả tốt.

Mức độ tăng trưởng đường kính gốc cây của từng giống phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng, khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu tức là đường kính gốc to hay nhỏ phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

+ Yếu tố lân: các công thức thí nghiệm đều có sự thay đổi về đường kính gốc, công thức có đường kính gốc tăng mạnh nhất là P3 tăng 1,2 cm từ 6,5 cm lên 7,7 cm; thấp nhất là công thức P1 chỉ tăng 0,7 cm từ 6,6 cm lên 7,3 cm. Công thức P2 có đường kính gốc đạt 7,4 cm tăng 1,0 cm so với ban đầu đạt 6,4 cm.

+ Yếu tố kali: các công thức thí nghiệm đều có sự thay đổi về đường kính gốc và có sự chênh lệch khác nhau giữa các công thức, công thức K3 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 1,1 cm từ 6,4 cm lên 7,5 cm, còn công thức K1 tăng chậm nhất được 0,5 cm từ 6,6 cm lên 7,1 cm. Tiếp đến là công thức K2 tăng 0,8 cm từ 6,6 cm lên 7,4 cm.

* Đường kính tán: Đường kính tán là một trong những chỉ tiêu giúp chúng ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống cây ăn quả nói chung và các giống bưởi nói riêng. Trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc như nhau, giống nào có khả năng tăng trưởng đường kính tán lớn chứng tỏ giống đó có sức sinh trưởng nhanh và ngược lại. Đường kính tán cây tăng dần theo tuổi cây, nó liên quan chặt chẽ tới khả năng cho năng suất của cây, là cơ sở để xác định biện pháp bón phân. Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ cây sinh trưởng, tạo tán mạnh, để có bộ khung tán vững chắc, là tiền đề cho năng suất cao và ổn định cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc cây còn nhỏ.

+ Yếu tố lân: Từ bảng số liệu cho thấy công thức P3 có đường kính tán tăng trưởng mạnh nhất so với các công thức còn lại và đạt 155,6 cm tăng 28,6 cm so với đường kính tán ban đầu. Công thức P1 và P2 đều có đường kính tán tăng 19,9 cm đạt lần lượt là 145,6 cm và 144,2 cm.

+ Yếu tố kali: Công thức K3 có đường kính tán tăng trưởng mạnh nhất và đạt 153,4 cm tăng 30,6 cm so với đường kính tán ban đầu đạt 122,8 cm. Công thức bón K1 có đường kính tán tăng trưởng chậm nhất đạt 142,5 cm tăng 17,4 cm so với đường kính tán ban đầu đạt 125,1 cm.

4.2.1.2. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali đến đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53

Các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính tán, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của dòng bưởi ngọt HVN53. Chúng ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất sau này. Cây có bộ khung tán đều, đẹp sẽ có khă năng cho năng suất cao hơn so với cây có bộ khung tán kém phát triển.

Qua bảng số liệu cho thấy: Các công thức bón phân đã ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53.

Về chiều cao cây: Công thức có chiều cao cây tăng trưởng cao nhất là P3K3 có chiều cao cây đạt 246,7 cm tăng 60,1 cm; thấp nhất là công thức P1K2 có chiều cao cây tăng 20 cm chiều cao cây sau thí nghiệm đạt 215 cm . Tiếp đến là công thức P3K2 có chiều cao cây tăng 41,7 cm và đạt 233,3 cm sau thí nghiệm.

Về đường kính gốc: thấy rằng các công thức đều có sự tăng trưởng đường kính gốc, tăng mạnh nhất là công thức P3K3 tăng 1,5 cm từ 6,4 cm đến 7,9 cm; thấp nhất là công thức P1K1, P1K2 và P1K3 chỉ tăng 0,7 cm có đường kính gốc đạt lần lượt là 7,6 cm ; 7,2 cm và 7,1 cm.

Về đường kính tán: đường kính tán tăng mạnh nhất là công thức P3K3 tăng 32,6 cm từ 125,7 đến 158,3 cm; thấp nhất là công thức P2K2 chỉ tăng 17,7 cm từ 120,3 cm đến 138,0 cm.

Như vậy công thức 0,9 kg P2O5/cây + 0,6 kg K2O/cây có sự thay đổi rõ rệt

nhất về các chỉ tiêu về đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali đến tăng trưởng đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53

Lượng

lân Lượng kali

Đường kính gốc (cm)

Chiều cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN P1 K1 6,9 7,6b 180,0 211,6c 126,6 146,3b K2 6,5 7,2d 195,0 215,0bc 126,7 147,6b K3 6,4 7,1de 191,6 225,0b 124,0 143,0b P2 K1 6,4 7,3d 190,0 225,0b 134,0 153,7a K2 6,6 7,6b 198,3 223,3b 120,3 138,0bc K3 6,4 7,5bc 183,3 228,3b 118,6 141,0bc P3 K1 6,5 7,7b 200,0 228,3b 126,7 147,7b K2 6,7 7,6b 191,6 233,3b 128,7 151,0a K3 6,4 7,9a 186,6 246,7a 125,7 158,3a LSD0,05 0,3 0,2 12,3 10,83 8,3 10,15 CV% 3,6 3,7 4,9 3,0 7,0 5,1

4.2.2. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của dòng bưởi ngọt HVN53 của dòng bưởi ngọt HVN53

4.2.2.1. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của dòng bưởi ngọt HVN53

Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho cây. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái lá (kích thước lá, hình dạng lá, màu sắc lá)

được thể hiện trong bảng 4.7.

Qua bảng số liệu và qua theo dõi cho thấy:

Về màu sắc và hình dạng lá: Trước khi thí nghiệm lá cây bưởi ngọt HVN53 đều có màu xanh nhạt; Sau khi thí nghiệm hầu hết các công thức là

màu xanh đậm, công thức K1 (0,3 kg K2O/cây/năm) có màu xanh nhạt. Hình

dạng lá trước và sau thí nghiệm đều có hình thuôn dài, đầu lá hình tim vì đây là đặc tính di truyền ít bị thay đổi khi có tác động của ngoại cảnh.

Về chiều dài lá: các công thức sau khi thí nghiệm có sự thay đổi so với trước khi thí nghiệm.

+ Yếu tố lân: Mức độ tăng trưởng chiều dài lá của công thức P3 tăng mạnh nhất tăng 3,93 cm từ 12,94 lên 16,87 cm. Tăng chậm nhất là công thức P1 tăng được 0,86 cm từ 12,60 lên 13,46 cm.

+ Yếu tố kali: Mức độ tăng trưởng chiều dài lá của công thức K3 mạnh nhất tăng 3,47 cm từ 13,27 cm lên 16,74 cm. Tăng chậm nhất là công thức K2 tăng được 1,76 cm từ 12,80 lên 14,56 cm.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của dòng bưởi ngọt HVN53

Công thức

Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Màu sắc lá Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

P1 12,60 13,46c 6,46 7,10b Xanh nhạt Xanh đậm P2 13,60 14,83b 7,06 7,75a Xanh nhạt Xanh đậm P3 12,94 16,87a 6,34 7,94a Xanh nhạt Xanh đậm LSD0,05 0,56 0,50 0,35 0,33 CV% 4,4 5,3 5,4 4,4 K1 12,75 14,86b 6,80 7,52b Xanh nhạt Xanh nhạt K2 12,80 14,56b 6,50 7,57b Xanh nhạt Xanh đậm K3 13,27 16,74a 6,57 8,20a Xanh nhạt Xanh đậm LSD0,05 0,56 0,50 0,35 0,33 - - CV% 4,4 5,3 5,4 4,4 - -

Về chiều rộng lá: các công thức sau khi thí nghiệm có sự thay đổi so với trước khi thí nghiệm.

+ Yếu tố lân: Mức độ tăng trưởng chiều rộng lá của công thức P3 mạnh nhất tăng 1,60 cm từ 6,34 cm lên 7,94 cm; sau đến là công thức P2 tăng 0,69 cm có chiều rộng lá sau thí nghiệm đạt 7,75 cm; công thức P1 tăng 0,64 cm có chiều rộng lá sau thí nghiệm đạt 7,10cm.

+ Yếu tố kali: Mức độ tăng trưởng chiều rộng lá của công thức K3 mạnh nhất tăng 1,63 cm từ 6,57 lên 8,20 cm. Tăng chậm nhất là công thức K1 tăng được 0,72 cm từ 6,80 cm lên 7,52 cm.

4.2.2.2. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của dòng bưởi ngọt HVN53

Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.8:

Bảng 4.8. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của dòng bưởi ngọt HVN53

Lượng lân Lượng kali Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Màu sắc lá Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN P1 K1 12,36 13,83d 6,53 7,00c Xanh nhạt Xanh nhạt K2 11,70 12,90e 6,60 7,23c Xanh nhạt Xanh đậm K3 12,53 13,66d 6,26 7,06c Xanh nhạt Xanh đậm P2 K1 13,90 14,90c 7,00 7,63ab Xanh nhạt Xanh đậm K2 13,30 14,40c 7,00 7,83a Xanh nhạt Xanh đậm K3 13,83 15,20bc 7,20 7,80a Xanh nhạt Xanh đậm P3 K1 12,00 15,86b 6,86 7,93a Xanh nhạt Xanh đậm K2 13,36 16,40b 5,90 7,66a Xanh nhạt Xanh đậm K3 13,46 18,36a 6,26 8,23a Xanh nhạt Xanh đậm LSD0,05 0,67 0,66 0,6 0,58 - - CV% 4,4 5,3 5,4 4,4 - -

Qua bảng số liệu cho thấy: Hình dạng lá trước và sau thí nghiệm ở các công thức đều là thuôn dài. Màu sắc lá cũng có sự thay đổi từ xanh nhạt trước khi thí nghiệm sang xanh và xanh đậm sau khi thí nghiệm, điều này cho thấy ảnh hưởng của phân bón đến màu sắc lá của dòng bưởi ngọt HVN53 thể hiện qua các công thức bón.

Chiều dài lá : Tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của công thức P3K3 mạnh nhất tăng 4,9 cm từ 13,46 lên 18,36 cm. Tăng chậm nhất là công thức P2K1 tăng được 1,00 cm từ 13,90 cm lên 14,90 cm.

Về chiều rộng lá: chiều rộng lá ở các công thức đều tăng lên sau khi thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá của công thức P3K3 mạnh nhất tăng 1,97 cm từ 6,26 cm lên 8,23 cm. Tăng chậm nhất là các công thức P1K1 tăng 0,47 cm từ 6,53cm lên 7,00 cm. Tiếp đến là công thức P1K2 và P2K1 có chiều rộng lá tăng 0,63cm.

Về màu sắc lá: Trước khi thí nghiệm lá cây bưởi ngọt HVN53 đều có màu xanh nhạt. Sau khi thí nghiệm hầu hết các công thức là màu xanh đậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội (Trang 50 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)