Bảng 2.8. Lượng phân bón cho bưởiNăm Năm tuổi Đạm sunfát (kg) Lân surpe (kg) Kaliclorua (kg)
Phân hữu cơ (kg) 4 1,2 1,0 0,8 30 5 1,8 1,2 0,9 30 6 1,9 1,2 1,0 50 7 2,0 1,5 1,2 50 8 2,0 1,7 1,5 50 9 2,5 - 3,0 1,7 - 2,0 1,5 – 2,0 50 Về thời điểm bón
Cũng theo các tác giả trên, trong điều kiện sinh thái miền Bắc, miền Trung nước ta nên chia ra các lần bón như sau:
Bón đợt tháng 2: 40% N + 40% K2O
Bón đợt tháng 5: 30% N + 30% K2O
Bón đợt tháng 7 : 30% N + 30% K2O
Bón đợt tháng 9 - 10 : 100% hữu cơ + 40% P2O5
Với các lần bón:
Lần 1: Trước khi cây ra hoa bón 1/3 số N
Lần 2: Sau đậu quả 6 - 8 tuần bón 1/3 N + 1/2 K2O
Lần 3: Trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng bón 1/2 K2O còn lại
Lần 4: Sau khi thu hoạch bón toàn bộ lượng P2O5 + 1/3 phần N còn lại +
toàn bộ lượng phân hữu cơ
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng rất quan trọng trong canh tác cây có múi, vì góp phần làm tơi xốp đất, giữ được dinh dưỡng lâu hơn và hạn chế những bệnh ở rễ.
Nguyễn Hữu Thoại và cs. (2003) nghiên cứu hiệu quả của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: Bón phân hữu cơ đã cải thiện độ chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, làm tăng phẩm chất trái sau tồn trữ 30 ngày. Huỳnh Ngọc Tư và cs. (2003), nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến năng suất và phẩm chất bưởi Đường lá cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai cho thấy: khi bón 800N: 500 P2O5: 700 K2O (g/cây/năm) cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.
Đỗ Đình Ca và cs. (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 - 2004 cho thấy
bón 800g N: 400g P2O5 : 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho
năng suất cao nhất, song về hiệu quả kinh tế thì công thức bón 500g N + 250g
P205 + 375g K20 + phun phân bón lá cho hiệu quả cao hơn.
Phạm Thanh Minh (2005) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển bưởi Da xanh ra hoa theo ý muốn kết luận: có thể bón cho mỗi cây 200g phân NPK, tưới nước đẫm, sau 1 tuần dùng kéo cắt khoảng 70% lá trên cành chỉ chừa lại phần ngọn, khoảng 25 ngày sau trên vết cắt sẽ xuất hiện chồi non, chính những chồi này mang những mầm hoa và cho quả.
Đỗ Đình Ca và cs. (2008) nghiên cứu bón phân cho bưởi Thanh Trà ở Thừa Thiên Huế kết luận:
+ Với nền phân bón cao: 50kg phân hữu cơ + 800g N + 400g P205 +
600g K2O/cây nếu phun thêm phân bón lá Yogen, Grown hoặc Komix thì hiệu
quả phân bón lá không rõ.
+ Với nền phân thấp: 50 kg phân HC + 500g N + 250g P205 + 375g
K20, phun phân bón lá chỉ hiệu quả khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
+ Lượng phân bón 50kg phân hữu cơ + 5kg phân hỗn hợp Con Cò hoặc Đầu trâu 16:16:8 trong điều kiện thuận lợi hay bất lợi đều cho năng suất cao hơn đối chứng rõ rệt.
+ Chế độ phân bón ảnh hưởng đến năng suất và trọng lượng bình quân quả, ít ảnh hưởng đến các đặc điểm của quả như kích thước, hình dáng, màu sắc vỏ, màu sắc thịt quả, số múi, số hạt, tỉ lệ phần ăn được và kể cả độ Brix.
Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2010) nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho bưởi Diễn trồng trên đất gò đồi bán sơn địa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội kết luận:
Sử dụng các loại phân bón gốc kết hợp với phân bón lá đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao năng suất, phẩm chất quả bưởi hơn so với đối chứng. Trong đó bón phân tổng hợp đầu trâu 5 kg/cây kết hợp bổ sung phân bón lá đầu Trâu 502 cho kết quả tốt nhất, cho tỷ lệ đậu quả và năng suất tăng gần gấp 2 lần so với đối chứng (công thức bón phân Đầu Trâu kết hợp với phân bón lá cho tỷ lệ đậu quả đạt 1,84%, năng suất 85,71kg/cây; công thức đối chứng tỷ lệ đậu quả là 1,03% và năng suất chỉ đạt 49,2 kg/cây)
Đỗ Đình Ca (2008)Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi phúc Trạch kết luận: Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật (bón phân, tưới nước, cắt tỉa, thụ phấn bổ sung...) có tác dụng cải thiện khả năng sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ đậu quả. Năng suất những năm mất mùa (2007 – 2009) vẫn đạt từ 50,68 – 61,26 kg/cây, cao hơn đối chứng từ 21,57 – 25,7 lần.
Uông Thị Kim Yến (2011) nghiên cứu bón phân cho cam Bù Hương Sơn kết luận: Sử dụng các loại phân bón gốc kết hợp với phân bón lá đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao năng suất, phẩm chất quả cam Bù hơn so với đối chứng. Trong đó bón phân tổng hợp Đầu Trâu với lượng 4 kg/cây/năm, kết hợp phun bổ sung phân bón lá Đầu Trâu các loại 502, 702 và 902 ở các thời kỳ khác nhau cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ đậu quả tăng 30,6% và năng suất tăng gần gấp 2 lần so với đối chứng (công thức bón phân Đầu Trâu kết hợp với phân bón lá cho tỷ lệ đậu quả đạt 2,05%, năng suất 77,53kg/cây; công thức đối chứng tỷ lệ đậu quả là 1,57% và năng suất chỉ đạt 43,7 kg/cây).
Nguyễn Thị Thu Thủy ( 2011), nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng suất chất lượng quả có múi ở huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết: Bón bổ sung phân kali với lượng 300 – 500g/cây cho hiệu quả tốt, giúp tăng năng suất và phẩm chất của hai giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn. Năng suất bưởi Quế Dương tăng hơn so với đối chứng từ 17,49 – 57,52 kg/cây, độ Brix tăng từ 0,2 – 0,4%. Năng suất bưởi Diễn tăng so với đối chứng từ 17,81 – 24,98 kg/cây, độ Brix tăng từ 4,4 – 1,0%.
Những năm gần đây phân bón lá như Pomior, Kivica sản xuất ở trong nước cũng đã được sử dụng khá phổ biến trên cam, bưởi đưa lại hiệu quả tăng năng suất, chất lượng rõ rệt.
Nhìn chung hướng nghiên cứu là tìm ra loại phân, công thức bón và thời gian bón thích hợp cho năng suất, chất lượng cao nhất, không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn sản phẩm.
Tất cả các nghiên cứu trên là những cơ sở cho việc bón phân và sử dụng phân bón một cách hợp lý đối với cây có múi. Tuy nhiên trên thực tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yêú tố khác nhau, trong đó giống và điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng có vai trò rất quan trọng và do vậy việc thí nghiệm để tìm ra các công thức bón thích hợp với từng đối tượng, từng vùng sinh thái trồng trọt vẫn cần phải được tiến hành thường xuyên.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm- Hà Nội.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 02/2019 đến tháng 10/2019.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng 3.3.1. Đối tượng
* Giống: Dòng bưởi ngọt HVN53 ba năm tuổi trồng tại Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội.
Dòng bưởi ngọt VN53 là kết quả của Nhiệm vụ ươm tạo công nghệ cấp Nhà Nước năm 2006-2009: “Hoàn thiện công nghệ chọn tạo giống bưởi và cam chất lượng cao phục vụ phát triển cây ăn quả miền Bắc Việt Nam”. Tiếp tục được hoàn thiện quy trình nhân giống qua kết quả của đề tài cấp Bộ năm 2010-2011: “Xác định tổ hợp gốc ghép cho 2 dòng triển vọng bưởi NNH- VN50 và quýt NNH-VN52”, và được khảo nghiệm tại tỉnh Hải Dương thông qua đề tài cấp tỉnh năm 2011-2013: “Xây dựng mô hình trình diễn một số dòng cây ăn quả mới Quýt không hạt NNH-VN52, Bưởi ngọt NNH-VN53 và Bưởi NNH-VN50 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Đến nay đã cho năng suất và chất lượng cao tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
* Đặc điểm: Cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh, quả tròn cân đối, khi
chín có màu vàng tươi, tép ráo, nhiều nước, chất lượng quả ngon, có vị ngọt đậm. Khối lượng quả trung bình từ 1,2-1,6 kg/quả, cá biệt có quả nặng đến 2,6 kg, đường kính quả 12,0 - 16cm; độ dày vỏ quả: 2,1 cm, tỷ lệ phần ăn được chiếm 73,5 %, thịt quả có màu trắng xanh, phẩm vị ngọt mát (độ Brix 11,8), số lượng hạt/quả (17,5 -20 hạt).; hàm lượng vitamin C: 79 - 81mg/ kg thịt quả, Axít tổng số 0,60%, đường tổng số: 11,6%, Chất khô tổng số 12,1%. Quả chín vào dịp tết nguyên đán.
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu
Mật độ trồng: 500 cây/ha với khoảng cách 5 x 4m
* Tổng số cây 81 cây bưởi ngọt HVN53 ba năm tuổi trồng tại Gia Lâm, Hà Nội.
* Phân bón: + Phân lân supe (P2O5: 17%) LâmThao
+ Phân kali clorua (K2O:60%).
+ Phân chuồng : - Phân bò có chứa: 1,57% N + 2,29%P2O5 + 1,08%K2O
- Phân gà có chứa 1,6% N + 1,8% P2O5 và 2% K2O
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi trên địa bàn Hà Nội và huyện tại Gia Lâm.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, phát triển dòng bưởi ngọt HVN53.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tình hình sâu bệnh hại trên dòng bưởi ngọt HVN53.
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất của dòng bưởi ngọt HVN53.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi trên địa bàn Hà Nội và huyện tại Gia Lâm
- Thu thập, lấy số liệu điều kiện tự nhiên của vùng tại phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Gia Lâm.
- Thu thập số liệu từ Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA).
- Lập phiếu điều tra thu thập số liệu của một số hộ nông dân tham gia trồng bưởi tại 3 xã: xã Đông Dư, xã Kiêu Kỵ, xã Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Các chỉ tiêu điều tra, gồm:
- Tình hình phát triển cây ăn quả nói chung và bưởi trên địa bàn Hà Nội (diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vv..., định hướng phát triển)
- Tình hình phát triển bưởi trên địa bàn huyện Gia Lâm.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, phát triển dòng bưởi ngọt HVN53.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế với 3 mức bón lân (P1, P2, P3) và 3 mức kali (K1, K2, K3), cụ thể:
P1: 0,60 P2O5 ( Kg/cây/năm) tương đương 300 P2O5 (kg P2O5/ha/năm)
P2: 0,75 P2O5 (kg/cây/năm) tương đương 375 P2O5 (kg P2O5/ha/năm)
P3: 0,90 P2O5 ( kg/cây/năm) tương đương 450 P2O5 (kg P2O5/ha/năm)
K1: 0,30 K2O ( kg K2O/cây/năm) tương đương 150 K2O (kg K2O/ha/năm)
K2: 0,45 K2O ( kg K2O/cây/năm) tương đương 225 K2O (kg K2O/ha/năm)
K3: 0,60 K2O ( kg K2O/cây/năm) tương đương 225 K2O (kg K2O/ha/năm)
Thí nghiệm được bón trên nền ( 0,6 kg N + 20 kg phân chuồng hoai mục) Và được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RBCD) gồm 9 công thức, mỗi công thức tiến hành trên 3 cây 3 năm tuổi, nhắc lại 3 lần. Tổng số cây thí nghiệm là 81 cây. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: NL1 NL2 NL3 P1 K1 P2 K3 P2 K2 P2 K1 P1 K2 P3 K1 P3 K1 P2 K1 P1 K3 P1 K2 P3 K3 P3 K2 P2 K2 P1 K1 P3 K3 P3 K2 P1 K3 P2 K1 P1 K3 P3 K2 P1 K2 P2 K3 P3 K1 P1 K1 P3 K3 P2 K2 P2 K3
Tất cả các cây thí nghiệm được làm cỏ, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm trong thời kỳ khô hạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, tưới nước bổ sung khi trời không mưa nhiều ngày, đảm bảo độ ẩm đất từ 65-70% và được xác định bằng máy đo độ ẩm đất; bón vôi (đủ để điều chỉnh pH đất từ 6 - 6,5), phòng trừ sâu, bệnh bằng phun thuốc định kỳ; cắt tỉa theo quy trình hiện hành.
Bón phân: Ngoài yếu tố thí nghiệm là lân (P) và kali (K) bón theo các công thức thì đạm (N) được bón cố định theo mức 1 với tỷ lệ NPK = 1 : 1 : 1, nghĩa là bằng 0,6 kg + 20 kg phân hữu cơ/cây/năm; chia làm 4 lần bón: Lần 1 bón tháng 2 trước lúc ra hoa, với 40% lượng phân; lần 2, bón cuối tháng 5, sau khi đậu quả (kết thúc rụng quả sinh lý) với 20% lượng phân; lần 3, bón đầu tháng 7 (bón nuôi quả) bón 20% lượng phân; lần 4, bón sau thu hoạch 1 tuần với 20% lượng phân còn lại + phân hữu cơ + vôi bột.
Các chỉ tiêu theo dõi:
* Chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Đường kính gốc (cm): Dùng thước dây đo đường kính gốc, đo tại vị trí
cách mặt đất 3 cm.
- Số cành cấp 1, cấp 2, đường kính cành cấp 1, cấp 2.
- Chiều cao từ gốc đến cành cấp 1 : Dùng thước đo từ gốc cách mặt đất 3cm lên đến vị trí ra cành cấp 1.
- Chiều dài lộc (cm): Dùng thước đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành đến
đỉnh sinh trưởng của cành, theo dõi mỗi cây 5 cành phân bố đều theo các hướng, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần.
- Đường kính lộc (cm): Dùng thước Pamer đo ở vị trí lớn nhất của cành,
theo dõi mỗi cây 5 cành phân bố đều theo các hướng, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần
- Số lá/lộc: Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi mỗi cây 5 lộc phân đều
theo các hướng trên cây.
- Động thái tăng trưởng kích thước lá: mỗi công thức đo 30 lá lấy trên 5 cành lộc, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần, đo đếm các chỉ tiêu hình thái sau:
+ Chiều dài lá (cm): Được đo từ điểm mút của gốc cuống lá với cành đến điểm mút của đỉnh lá.
+ Chiều rộng lá (cm): Được đo ở vị trí rộng nhất của lá. -Màu sắc lá: quan sát các lá của cây đã phát triển hoàn thiện.
* Chỉ tiêu về phát triển:
- Thời gian nở hoa:
+ Bắt đầu ra hoa: 10% số cành ra hoa + Hoa ra rộ: 70% số cành ra hoa + Kết thúc ra hoa: 90% số cành ra hoa
- Tỷ lệ đậu quả: đếm số hoa/chùm và số quả/chùm trên 4 cành đã đánh dấu.
- Động thái tăng trưởng quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả và
chiều cao quả, mỗi công thức đo 10 quả/3 lần nhắc lại được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tình hình sâu bệnh hại trên dòng bưởi ngọt HVN53
Ảnh hưởng của lân và kali đến tình hình phát sinh sâu bệnh hại được điều tra đánh giá trên toàn bộ thí nghiệm theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224:2003 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng.
Các đối tượng điều tra chính:
Sâu hại:
+ Sâu vẽ bùa + Nhện đỏ + Rệp sáp
+ Rầy chổng cánh
Được đánh giá theo cấp bị hại: Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác) = +
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cây) = ++ Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây) = +++
Bện hại:
+ Bệnh vàng lá greening:
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại.
Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.
+ Bệnh chảy gôm (nhựa):
Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 tuổi bị bệnh.
Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 tuổi hoặc 10% cành 3 tuổi bị bệnh. Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 tuổi hoặc 10% cành 4 tuổi bị bệnh. Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.
Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh. + Bệnh loét, bệnh sẹo: Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh.