1. 4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5. Phương pháp nghiên cứu
1. Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi trên địa bàn Hà Nội và huyện tại Gia Lâm
- Thu thập, lấy số liệu điều kiện tự nhiên của vùng tại phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Gia Lâm.
- Thu thập số liệu từ Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA).
- Lập phiếu điều tra thu thập số liệu của một số hộ nông dân tham gia trồng bưởi tại 3 xã: xã Đông Dư, xã Kiêu Kỵ, xã Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Các chỉ tiêu điều tra, gồm:
- Tình hình phát triển cây ăn quả nói chung và bưởi trên địa bàn Hà Nội (diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vv..., định hướng phát triển)
- Tình hình phát triển bưởi trên địa bàn huyện Gia Lâm.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, phát triển dòng bưởi ngọt HVN53.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế với 3 mức bón lân (P1, P2, P3) và 3 mức kali (K1, K2, K3), cụ thể:
P1: 0,60 P2O5 ( Kg/cây/năm) tương đương 300 P2O5 (kg P2O5/ha/năm)
P2: 0,75 P2O5 (kg/cây/năm) tương đương 375 P2O5 (kg P2O5/ha/năm)
P3: 0,90 P2O5 ( kg/cây/năm) tương đương 450 P2O5 (kg P2O5/ha/năm)
K1: 0,30 K2O ( kg K2O/cây/năm) tương đương 150 K2O (kg K2O/ha/năm)
K2: 0,45 K2O ( kg K2O/cây/năm) tương đương 225 K2O (kg K2O/ha/năm)
K3: 0,60 K2O ( kg K2O/cây/năm) tương đương 225 K2O (kg K2O/ha/năm)
Thí nghiệm được bón trên nền ( 0,6 kg N + 20 kg phân chuồng hoai mục) Và được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RBCD) gồm 9 công thức, mỗi công thức tiến hành trên 3 cây 3 năm tuổi, nhắc lại 3 lần. Tổng số cây thí nghiệm là 81 cây. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: NL1 NL2 NL3 P1 K1 P2 K3 P2 K2 P2 K1 P1 K2 P3 K1 P3 K1 P2 K1 P1 K3 P1 K2 P3 K3 P3 K2 P2 K2 P1 K1 P3 K3 P3 K2 P1 K3 P2 K1 P1 K3 P3 K2 P1 K2 P2 K3 P3 K1 P1 K1 P3 K3 P2 K2 P2 K3
Tất cả các cây thí nghiệm được làm cỏ, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm trong thời kỳ khô hạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, tưới nước bổ sung khi trời không mưa nhiều ngày, đảm bảo độ ẩm đất từ 65-70% và được xác định bằng máy đo độ ẩm đất; bón vôi (đủ để điều chỉnh pH đất từ 6 - 6,5), phòng trừ sâu, bệnh bằng phun thuốc định kỳ; cắt tỉa theo quy trình hiện hành.
Bón phân: Ngoài yếu tố thí nghiệm là lân (P) và kali (K) bón theo các công thức thì đạm (N) được bón cố định theo mức 1 với tỷ lệ NPK = 1 : 1 : 1, nghĩa là bằng 0,6 kg + 20 kg phân hữu cơ/cây/năm; chia làm 4 lần bón: Lần 1 bón tháng 2 trước lúc ra hoa, với 40% lượng phân; lần 2, bón cuối tháng 5, sau khi đậu quả (kết thúc rụng quả sinh lý) với 20% lượng phân; lần 3, bón đầu tháng 7 (bón nuôi quả) bón 20% lượng phân; lần 4, bón sau thu hoạch 1 tuần với 20% lượng phân còn lại + phân hữu cơ + vôi bột.
Các chỉ tiêu theo dõi:
* Chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Đường kính gốc (cm): Dùng thước dây đo đường kính gốc, đo tại vị trí
cách mặt đất 3 cm.
- Số cành cấp 1, cấp 2, đường kính cành cấp 1, cấp 2.
- Chiều cao từ gốc đến cành cấp 1 : Dùng thước đo từ gốc cách mặt đất 3cm lên đến vị trí ra cành cấp 1.
- Chiều dài lộc (cm): Dùng thước đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành đến
đỉnh sinh trưởng của cành, theo dõi mỗi cây 5 cành phân bố đều theo các hướng, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần.
- Đường kính lộc (cm): Dùng thước Pamer đo ở vị trí lớn nhất của cành,
theo dõi mỗi cây 5 cành phân bố đều theo các hướng, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần
- Số lá/lộc: Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi mỗi cây 5 lộc phân đều
theo các hướng trên cây.
- Động thái tăng trưởng kích thước lá: mỗi công thức đo 30 lá lấy trên 5 cành lộc, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần, đo đếm các chỉ tiêu hình thái sau:
+ Chiều dài lá (cm): Được đo từ điểm mút của gốc cuống lá với cành đến điểm mút của đỉnh lá.
+ Chiều rộng lá (cm): Được đo ở vị trí rộng nhất của lá. -Màu sắc lá: quan sát các lá của cây đã phát triển hoàn thiện.
* Chỉ tiêu về phát triển:
- Thời gian nở hoa:
+ Bắt đầu ra hoa: 10% số cành ra hoa + Hoa ra rộ: 70% số cành ra hoa + Kết thúc ra hoa: 90% số cành ra hoa
- Tỷ lệ đậu quả: đếm số hoa/chùm và số quả/chùm trên 4 cành đã đánh dấu.
- Động thái tăng trưởng quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả và
chiều cao quả, mỗi công thức đo 10 quả/3 lần nhắc lại được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tình hình sâu bệnh hại trên dòng bưởi ngọt HVN53
Ảnh hưởng của lân và kali đến tình hình phát sinh sâu bệnh hại được điều tra đánh giá trên toàn bộ thí nghiệm theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224:2003 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng.
Các đối tượng điều tra chính:
Sâu hại:
+ Sâu vẽ bùa + Nhện đỏ + Rệp sáp
+ Rầy chổng cánh
Được đánh giá theo cấp bị hại: Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác) = +
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cây) = ++ Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây) = +++
Bện hại:
+ Bệnh vàng lá greening:
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại.
Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.
+ Bệnh chảy gôm (nhựa):
Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 tuổi bị bệnh.
Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 tuổi hoặc 10% cành 3 tuổi bị bệnh. Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 tuổi hoặc 10% cành 4 tuổi bị bệnh. Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.
Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh. + Bệnh loét, bệnh sẹo: Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 3: > 5 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 5: > 10 - 15% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 7: > 15 -20% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sâu chủ yếu thực hiện bằng quan sát, tính tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại sau đó rút ra nhận xét định tính theo các mức nặng, trung bình, nhẹ và không nhiễm.
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất dòng bưởi ngọt HVN53.
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn trên vườn bưởi cây 3 năm tuổi, với 5 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, được bố trí như sau:
+ Công thức 1: Phun GA3 nồng độ 50 ppm
+ Công thức 2: Phun GA3 nồng độ 60 ppm
+ Công thức 3: Phun GA3 nồng độ 70 ppm
+ Công thức 4: Phun GA3 nồng độ 80 ppm
+ Công thức 5: Đối chứng, phun nước lã
- Các công thức được nghiên cứu trong cùng một điều kiện trồng trọt và chăm sóc với nền phân bón: theo mức 1 của Thí nghiệm phân bón với tỷ lệ NPK = 1 : 1 : 1, nghĩa là bằng 0,6 kgN +0,3 kg P = 0,6kgK + 20 kg phân hữu
cơ/cây/năm; chia làm 4 lần bón: Lần 1 bón tháng 2 trước lúc ra hoa, với 40% lượng phân; lần 2, bón cuối tháng 5, sau khi đậu quả (kết thúc rụng quả sinh lý) với 20% lượng phân; lần 3, bón đầu tháng 7 (bón nuôi quả) bón 20% lượng phân; lần 4, bón sau thu hoạch 1 tuần với 20% lượng phân còn lại + phân hữu cơ + vôi bột.
- Thời gian phun: Các công thức được phun 3 lần; lần 1 phun trước khi nở hoa 5 - 7 ngày; lần 2 phun khi hoa nở rộ; lần 3 phun sau tắt hoa 5 ngày.
- Cách phun; phun ướt toàn bộ các chùm hoa, nụ hoa khi thời tiết râm mát. - Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
+ Tỷ lệ đậu quả: Trên mỗi lần nhắc theo dõi 1 cây bằng cách dùng nilon hứng dưới tán cây từ khi xuất hiện nụ, cứ 5 ngày một lần đếm số hoa, quả rụng cho tới khi cây đậu quả ổn định.
Tỷ lệ đậu quả (%) = (Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi/Tổng số hoa, quả non rụng + Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi ) x 100.
+ Số quả/cây/công thức (quả): Tổng số quả thực thu trong từng công thức/Tổng số cây trong mỗi công thức.
Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2010.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN