2015-2017
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) năm 2015 Tổng diện tích (ha) năm 2017
1 Đất nông nghiệp 6.383,47 5.871,29
1.1 Đất trồng lúa 3.179,83 2.721,69
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 2.717,91 2.264,76
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.785,02 1.738,32
1.3 Đất trồng cây lâu năm 828,45 800,52
1.4 Đất rừng phòng hộ 26,37 27,00
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 217,37 224,37
1.6 Đất nông nghiệp khác 346,43 359,38
2 Đất phi nông nghiệp 5.219,17 5.727,40
3 Đất chưa sử dụng 68,60 72,56
4 Tổng diện tích đất tự nhiên 11.671,25 11.671,25 Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Gia Lâm (2017)
Qua số liệu ở bảng 4.2, cho thấy hiện trạng sử dụng đất của huyện Gia Lâm có một số đặc điểm như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 11.671,25 ha. Năm 2015 đất nông nghiệp là 6.383,47 ha, chiếm 54,69%, đất phi nông nghiệp là 5.219,17 ha, chiếm 44,7%, đất chưa sử dụng chỉ có 68,60 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích. Năm 2017 diện tích đất nông nghiệp của Huyện Gia Lâm giảm so với năm 2015 có tổng diện tích đất nông nghiệp là 5.871,29 ha, chiếm 50,3% tổng diện tích giảm 4,39% so với năm 2015. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng có tổng diện tích là 5727,40 ha, chiếm 49,0% tăng 5% so với năm 2015 do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác như làm nhà ở, đường giao thông, xây dựng các công trình…. Trong đó:
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 1.785,02ha(năm 2015), 1.738,32(năm 2017) , chiếm 27,96% diện tích đất nông nghiệp. (Đất trồng lúa 2.721,69ha( năm 2017), diện tích đất này hiện đang được sử dụng, bố trí các công thức luân canh cây trồng: đất trồng 2 vụ lúa, đất 2 vụ lúa và 1 màu, đất 1 vụ lúa và 2
vụ màu; Đất trồng cây lâu năm 800,52ha( năm 2017), diện tích này chủ yếu trồng
các loại cây như: ngô, lạc, đỗ tương, khoai lang và các loại rau, đậu...).
+ Đất trồng rừng phòng hộ 26,37ha( năm 2015) và 27,00 ( năm 2017), chiếm 0,41% tổng diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 224,37ha ( năm 2017), chiếm 3,4% diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện có xu hướng tăng do hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cao hơn so với trồng cây hàng năm.
Đất đai của huyện được phân loại nằm trong một nhóm đất phù sa, phân chi tiết thành 4 nhóm phụ và 11 loại đất. Đất phù sa sông Hồng có màu nâu tươi, khá màu mỡ.
Nhìn chung diện tích đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng cây hàng năm tiếp tục giảm xuống do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Do vậy, cần áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp là rất cần thiết.
4.1.2.3. Tình hình sản xuất bưởi tại huyện Gia Lâm- Hà Nội
Kết quả điều tra cho thấy: Tốc độ tăng trưởng về sản xuất bưởi của huyện Gia Lâm là rất nhanh, kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng (bảng 4.3)