Một số nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội (Trang 27 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng khoáng và phân bón cho cây có múi ở Việt

2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới

Bảng 2.7. Thang dinh dưỡng lá của cây bưởi

Nguyên tố Thiếu Thấp Tối thích Cao Thừa

Nitrogen (%)  2,2 2,2 – 2,4 2,5 – 2,7 2,8 – 3,0  3,0 Phosphorus (%)  0,09 0,09 – 0,11 0,12 – 0,16 0,17 – 0,30  3,0 Potassium (%)  0,7 0,7 – 1,1 1,2 – 1,7 1,8 – 2,4  2,4 Calcium (%)  1,5 1,5 – 2,9 3.,0 – 4,9 5,0 – 7,0  7,0 Magnesium (%)  0,2 0,20 – 0,29 0,30 – 0,49 0,50 – 0,70  0,7 Chlorine (%) .... ....  0,2 0,20 – 0,70  0,7 Sodium(%) .... .... .... 0,15 – 0,25  0,25 Manganese (ppm)  17 18 – 24 25 – 100 101 – 300  300 Zinc (ppm)  17 18 – 24 25 – 100 101 – 300  300 Copper (ppm)  3 3 – 4 5 – 16 17 – 20  20 Iron (ppm)  35 35 – 59 60 – 120 121 – 200  200 Boron (ppm)  20 20 – 35 36 – 100 101 – 200  200 Molybden (ppm)  0,05 0,06 – 0,09 0,1 – 1,0 2,0 – 5,0  5,0

Nguồn: Smith P.F., and W. Reuther (1953)

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện, trong đó những vấn đề về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng .

Bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá được thiết lập trên 4 nguyên tắc cơ bản là: chức năng của lá, quy luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion. Dựa trên 4 nguyên tắc này Reuther và Smith đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng của lá gồm 5 cấp: thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa. Dựa vào thang chuẩn này người ta thường xuyên phân tích lá để

biết được có cần hay không cần phải bón phân. (Smith et al., 1953)

Người ta cũng căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng trong đất thông qua phân tích đất và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng để định ra chế độ bón phân một cách phù hợp. Từ kết quả nghiên

cứu Trạm thí nghiệm cam quýt Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón N: P2O5: K2O:

MgO: MnO: CuO = 1: 1: 1: 0,5: 0,125: 0,063. Tỷ lệ này tương đương với công thức 8: 8: 4: 1: 0,5. Tuỳ tuổi cây, từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 bón mỗi cây số

lượng phân hỗn hợp theo công thức trên từ 0,5 - 5,0 kg (Tucker et al. 1995)

Cũng ở Florida, tác giả De Gpeus (1973) khuyến cáo tỷ lệ bón phân của vùng

đất cát nghèo dinh dưỡng cho cây có múi như sau: N : P2O5 : K2O: MgO: MnO :

CuO: B2O3 = 8 : 2: 8: 2: 0,5 : 0,25 : 0,1. Số lượng bón và số lần bón cho cây tùy

theo tuổi như sau: Cây 1 năm tuổi được bón 150 g hỗn hợp trên và chia làm 5 lần. Năm thứ 2 và năm thứ 3 bón 450g và 900 g chia làm 4 lần. Sau đó cứ mỗi năm tuổi của cây, tăng thêm một lượng phân bón là 225 g, với một lượng bón là 3510 g chia làm 10 năm. Nguyên tố vi lượng Zn thường được phun trên cây cùng với Cu

và Mn (Tucker et al. 1995)

Ở Brazin tỷ lệ bón N:P:K = 1:0,5:1 hoặc N:P:K = 1:0,3:1; ở Aghentina, liều

lượng bón phân cho cam Valencia được khuyến cáo là N:P2O5:K2O:MgO theo tỷ

lệ 2:1:1:0,5 với 400 g N/cây/năm (Vũ Công Hậu, 1999)

Theo một số tác giả nghiên cứu tại Pháp với năng suât 20 tấn quả/ha cam

quýt lấy từ đất 50 kgN, 15kgP2O5 và 50kg K2O. Theo Chapman (1968) thì trong

18 tấn quả cam quýt đã lấy từ đất 21kgN, 5kg phosphorus, 41kg Kali, 19kg Calcium, 3,5kg Mg, 2,3kg Sulfua, 45g B, 50g Fe, 90g Cu, 13g Mn và 13g Zn.

Theo Tandon (1987) cũng báo cáo rằng trong 30 tấn quả có: 100kg N, 60kg P2O5

350kg K2O, 40kg MgO và 30kg S

Về phương pháp bón: Theo các tác giả hiện nay có hai cách bón chính: + Bón trực tiếp vào đất: đây là cách bón phổ biến, đầu tiên người ta đào một rãnh xung quang tán có độ sâu 30-45cm sau đó giải đều phân và lấp hố. Bón theo cách này luôn kết hợp với tưới nước.

+ Phun phân qua lá: cách bón này dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thụ được các nguyên tố dinh dưỡng và chuyển hoá nó thành năng lượng nuôi cây. Sử dụng phân bón lá khá phổ biến ở nhiều nước trồng cây có múi và áp dụng trong các trường hợp sau: đất nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn, bộ rễ kém phát triển. Khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý hoà tan hoàn toàn phân trong nước, nguồn nước sử dụng phải là nước không có axit hoặc không có kiềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)