Một số nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội (Trang 29 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng khoáng và phân bón cho cây có múi ở Việt

2.3.3. Một số nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam nhìn chung còn rất ít nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng riêng cho cây bưởi.

Theo Phạm Văn Côn (2004) cho biết: cây ăn quả cũng như cây trồng nói chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sản phẩm thông qua quá trình quang hợp. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm. Nếu thừa dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng quá mạnh cũng làm giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường đất nước và không khí. Vì vậy, trước tiên cần phải nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây.

Theo các tác giả Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ (2011) phẩm chất quả bao gồm hình dạng, kích thức quả, cấu chúc vỏ, độ nhẵn và mầu sắc vỏ hoặc phẩm chất bên trong đặc chưng bằng nhiều yếu tố như lượng dịch quả, tổng số chất hoà tan và độ chua ...v.v được quyết định bởi việc bón phân. Nhận xét một cách tổng quát là bón nhiều N sẽ làm cấu trúc vỏ ngoài xấu, quả nhỏ, chất lượng quả giảm. Ảnh hưởng của N còn tuỳ thuộc vào từng nền đất trồng, ở những chân đất mầu mỡ ảnh hưởng của việc bón N không được thể hiện rõ. Trong điều kiện P dễ tiêu thấp, việc thừa N càng tỏ ra có ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả. Mức bón K cao làm tăng độ lớn trung bình của quả và độ dày vỏ quả. Bón K không làm ảnh hưởng đến năng suất của cây nhưng lại ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ các loại trái (theo độ lớn). Bón nhiều K thì quả to, vỏ dày, chín muộn, mầu sắc quả xấu, các hợp chất tan trong dịch quả thấp. Ngược lại nếu bón K thấp tạo ra quả nhỏ, chín sớm, mầu sắc đẹp, các chất tan trong dịch quả cao, axit thấp.

Về lượng phân bón

Tuỳ theo từng loại đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón cho thích hợp. Về cơ bản các loại phân N, P và K cần

được cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các loại vi lượng cũng cần được bổ sung để đạt được năng suất cao. Các tác giả Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, Đoàn Thế Lư, Phạm Văn Côn (2000) đề nghị lượng bón cho mỗi cây/một năm như sau:

Bảng 2.8. Lượng phân bón cho bưởiNăm Năm tuổi Đạm sunfát (kg) Lân surpe (kg) Kaliclorua (kg)

Phân hữu cơ (kg) 4 1,2 1,0 0,8 30 5 1,8 1,2 0,9 30 6 1,9 1,2 1,0 50 7 2,0 1,5 1,2 50 8 2,0 1,7 1,5 50 9 2,5 - 3,0 1,7 - 2,0 1,5 – 2,0 50 Về thời điểm bón

Cũng theo các tác giả trên, trong điều kiện sinh thái miền Bắc, miền Trung nước ta nên chia ra các lần bón như sau:

Bón đợt tháng 2: 40% N + 40% K2O

Bón đợt tháng 5: 30% N + 30% K2O

Bón đợt tháng 7 : 30% N + 30% K2O

Bón đợt tháng 9 - 10 : 100% hữu cơ + 40% P2O5

Với các lần bón:

Lần 1: Trước khi cây ra hoa bón 1/3 số N

Lần 2: Sau đậu quả 6 - 8 tuần bón 1/3 N + 1/2 K2O

Lần 3: Trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng bón 1/2 K2O còn lại

Lần 4: Sau khi thu hoạch bón toàn bộ lượng P2O5 + 1/3 phần N còn lại +

toàn bộ lượng phân hữu cơ

Các nghiên cứu cũng cho thấy việc bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng rất quan trọng trong canh tác cây có múi, vì góp phần làm tơi xốp đất, giữ được dinh dưỡng lâu hơn và hạn chế những bệnh ở rễ.

Nguyễn Hữu Thoại và cs. (2003) nghiên cứu hiệu quả của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: Bón phân hữu cơ đã cải thiện độ chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, làm tăng phẩm chất trái sau tồn trữ 30 ngày. Huỳnh Ngọc Tư và cs. (2003), nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến năng suất và phẩm chất bưởi Đường lá cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai cho thấy: khi bón 800N: 500 P2O5: 700 K2O (g/cây/năm) cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Đỗ Đình Ca và cs. (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 - 2004 cho thấy

bón 800g N: 400g P2O5 : 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho

năng suất cao nhất, song về hiệu quả kinh tế thì công thức bón 500g N + 250g

P205 + 375g K20 + phun phân bón lá cho hiệu quả cao hơn.

Phạm Thanh Minh (2005) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển bưởi Da xanh ra hoa theo ý muốn kết luận: có thể bón cho mỗi cây 200g phân NPK, tưới nước đẫm, sau 1 tuần dùng kéo cắt khoảng 70% lá trên cành chỉ chừa lại phần ngọn, khoảng 25 ngày sau trên vết cắt sẽ xuất hiện chồi non, chính những chồi này mang những mầm hoa và cho quả.

Đỗ Đình Ca và cs. (2008) nghiên cứu bón phân cho bưởi Thanh Trà ở Thừa Thiên Huế kết luận:

+ Với nền phân bón cao: 50kg phân hữu cơ + 800g N + 400g P205 +

600g K2O/cây nếu phun thêm phân bón lá Yogen, Grown hoặc Komix thì hiệu

quả phân bón lá không rõ.

+ Với nền phân thấp: 50 kg phân HC + 500g N + 250g P205 + 375g

K20, phun phân bón lá chỉ hiệu quả khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.

+ Lượng phân bón 50kg phân hữu cơ + 5kg phân hỗn hợp Con Cò hoặc Đầu trâu 16:16:8 trong điều kiện thuận lợi hay bất lợi đều cho năng suất cao hơn đối chứng rõ rệt.

+ Chế độ phân bón ảnh hưởng đến năng suất và trọng lượng bình quân quả, ít ảnh hưởng đến các đặc điểm của quả như kích thước, hình dáng, màu sắc vỏ, màu sắc thịt quả, số múi, số hạt, tỉ lệ phần ăn được và kể cả độ Brix.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2010) nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho bưởi Diễn trồng trên đất gò đồi bán sơn địa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội kết luận:

Sử dụng các loại phân bón gốc kết hợp với phân bón lá đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao năng suất, phẩm chất quả bưởi hơn so với đối chứng. Trong đó bón phân tổng hợp đầu trâu 5 kg/cây kết hợp bổ sung phân bón lá đầu Trâu 502 cho kết quả tốt nhất, cho tỷ lệ đậu quả và năng suất tăng gần gấp 2 lần so với đối chứng (công thức bón phân Đầu Trâu kết hợp với phân bón lá cho tỷ lệ đậu quả đạt 1,84%, năng suất 85,71kg/cây; công thức đối chứng tỷ lệ đậu quả là 1,03% và năng suất chỉ đạt 49,2 kg/cây)

Đỗ Đình Ca (2008)Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi phúc Trạch kết luận: Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật (bón phân, tưới nước, cắt tỉa, thụ phấn bổ sung...) có tác dụng cải thiện khả năng sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ đậu quả. Năng suất những năm mất mùa (2007 – 2009) vẫn đạt từ 50,68 – 61,26 kg/cây, cao hơn đối chứng từ 21,57 – 25,7 lần.

Uông Thị Kim Yến (2011) nghiên cứu bón phân cho cam Bù Hương Sơn kết luận: Sử dụng các loại phân bón gốc kết hợp với phân bón lá đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao năng suất, phẩm chất quả cam Bù hơn so với đối chứng. Trong đó bón phân tổng hợp Đầu Trâu với lượng 4 kg/cây/năm, kết hợp phun bổ sung phân bón lá Đầu Trâu các loại 502, 702 và 902 ở các thời kỳ khác nhau cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ đậu quả tăng 30,6% và năng suất tăng gần gấp 2 lần so với đối chứng (công thức bón phân Đầu Trâu kết hợp với phân bón lá cho tỷ lệ đậu quả đạt 2,05%, năng suất 77,53kg/cây; công thức đối chứng tỷ lệ đậu quả là 1,57% và năng suất chỉ đạt 43,7 kg/cây).

Nguyễn Thị Thu Thủy ( 2011), nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng suất chất lượng quả có múi ở huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết: Bón bổ sung phân kali với lượng 300 – 500g/cây cho hiệu quả tốt, giúp tăng năng suất và phẩm chất của hai giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn. Năng suất bưởi Quế Dương tăng hơn so với đối chứng từ 17,49 – 57,52 kg/cây, độ Brix tăng từ 0,2 – 0,4%. Năng suất bưởi Diễn tăng so với đối chứng từ 17,81 – 24,98 kg/cây, độ Brix tăng từ 4,4 – 1,0%.

Những năm gần đây phân bón lá như Pomior, Kivica sản xuất ở trong nước cũng đã được sử dụng khá phổ biến trên cam, bưởi đưa lại hiệu quả tăng năng suất, chất lượng rõ rệt.

Nhìn chung hướng nghiên cứu là tìm ra loại phân, công thức bón và thời gian bón thích hợp cho năng suất, chất lượng cao nhất, không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn sản phẩm.

Tất cả các nghiên cứu trên là những cơ sở cho việc bón phân và sử dụng phân bón một cách hợp lý đối với cây có múi. Tuy nhiên trên thực tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yêú tố khác nhau, trong đó giống và điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng có vai trò rất quan trọng và do vậy việc thí nghiệm để tìm ra các công thức bón thích hợp với từng đối tượng, từng vùng sinh thái trồng trọt vẫn cần phải được tiến hành thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)