Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Mèo Vạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 82 - 98)

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích hiện trạng (ha) Định hướng (ha) Tăng (+) Giảm (–) Diện tích (ha) Tiểu vùng 1

Chuyên lúa Lúa xuân-lúa mùa 197 197 0

Lúa mùa 1 vụ 160 100 - 60

Lúa-màu Lúa xuân-lúa mùa-rau

đông 205 205 0

Ngô đông xuân-lúa mùa

358 403 45

Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Ngô đông xuân-ngô thu

Ngô đông xuân-đậu tương hè thu

Rau xuân-rau đông

135 220 98 135 235 98 0 15 0

Cây ăn quả Mận,lê 149 149 0

Cây lâm nghiệp Rừng trồng 396 496 100

Tiểu vùng 2

Chuyên lúa Luá mùa 1 vụ 186 106 - 80

Lúa- màu Ngô đông xuân-lúa

mùa

402 452 50

Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Ngô mùa 1 vụ

Ngô đông xuân-đậu tương hè thu

Rau xuân- rau đông Tam giác mạch 175 264 102 14 105 284 102 64 - 70 20 0 50

Cây lâu năm Chè 56 96 40

Cây ăn quả Mận. Lê 163 163 0

Cây lâm nghiệp Rừng trồng 415 515 100

Từ bảng 4.19 ta thấy

• Ở tiểu vùng 1: Đây là khu vực có đặc điểm địa hình ít hiểm trở, địa hình canh tác thuận lợi hơn nên chúng tôi đề xuất và định hướng cho tiểu vùng 1 phát triển các kiểu sử dụng đất như: ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân- đậu tương hè thu và rừng trồng. Hai kiểu sử dụng đất ngô đông xuân-lúa mùa,

ngô đông xuân-đậu tương hè thu được chú trọng phát triển thêm vì đây là 2 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó cịn đảm bảo được vấn đề lương thực cho bà con nơng dân địa phương. Vì Mèo Vạc là một huyện miền núi nên việc chống xói mịn, rửa trơi bảo vệ đất phải là ưu tiên hàng đầụ Do vậy kiểu sử dụng đất rừng trồng cũng được tăng thêm với mục đích tăng độ che phủ rừng, chống xói mịn.

Từ những phân tích trên, diện tích các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 tiểu vùng 1 như sau:

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân – lúa mùa tăng thêm 45 ha và diện tích này chuyển từ lúa mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân-đậu tương hè thu tăng thêm 15 ha và diện tích này cũng chuyển từ lúa mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất rừng trồng tăng thêm 100 hạ Đây là diện tích từ đất chưa sử dụng chuyển sang để mở rộng diện tích rừng trồng.

- Các kiểu sử dụng đất còn lại như: lúa xuân-lúa mùa, lúa xuân-lúa mùa- rau đông, ngô đông xn-ngơ thu, chun rau và cây ăn quả thì đều giữ nguyên diện tích khơng thay đổị Nhưng bên cạnh đó đầu tư đổi mới về chất lượng giống, áp dụng kỹ thuật khoa học để tăng năng suất và giá trị thành phẩm.

Các loại hình sử dụng đất được đề xuất cho tiểu vùng 1 là - Lúa xuân-lúa mùa

- Lúa xuân- lúa mùa- rau đông - Ngô đông xuân-lúa mùa - Ngô đông xuân-ngô thu

- Ngô đông xuân- đậu tương hè thu - Rau xuân- rau đông

- Cây ăn quả - Rừng trồng

• Ở tiểu vùng 2: Tiểu vùng 2 có địa hình đa phần là núi đá, địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh nên đề xuất chuyển đổi 1 phần diện tích từ kiểu sử dụng đất lúa mùa 1 vụ, ngơ mùa 1 vụ có hiệu quả thấp sang các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao như ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân-đậu tương hè thụ Phát triển

thêm diện tích trồng tam giác mạch vì đây là cây trồng thích hợp, dễ trồng phù hợp với điều kiện khắc nghiệt ở huyện và là cây có giá trị du lịch cao, lương thực là đặc sản của huyện đem lại thu nhập cho người dân.

Diện tích các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 như sau:.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân - lúa mùa tăng thêm 50 hạ Diện tích đến năm 2020 là 452 ha diện tích này được chuyển từ đất lúa mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân - đậu tương hè thu tăng thêm 20 ha do chuyển từ đất ngô mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất trồng tam giác mạch đến năm 2020 là 64 ha, diện tích này tăng thêm 50 ha do chuyển từ diện tích ngơ mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất trồng chè đến năm 2020 là 96 ha , tăng thêm 40 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang.

- Kiểu sử dụng đất rừng trồng đến năm 2020 là 515 ha, tăng thêm 100 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang.

- Thêm kiểu sử dụng đất mới là đậu tương xuân hè - lúa mùa với diện tích là 30 ha do chuyển từ đất lúa mùa 1 vụ sang.

Các loại hình sử dụng đất được đề xuất cho tiểu vùng 2 là: - Ngô đông xuân- lúa mùa

- Đậu tương xuân hè - lúa mùa - Ngô đông xuân- đậu tương hè thu - Rau xuân- rau đông

- Tam giác mạch - Chè

- Cây ăn quả - Rừng trồng

Như vậy ta thấy đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu cây trồng nơng nghiệp của huyện. Để có thể thực hiện được sự chuyển đổi này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành có sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương.

4.4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện

- Mèo Vạc là huyện có trình độ dân trí cịn thấp do vậy cần phải coi trọng việc nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật cho nông dân trong những điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với các hệ thống canh tác (truyền thống, chuyển tiếp hay hiện đại).

+ Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật về sản xuất đến tận thôn, bản của huyện như: cách thức trồng, chăm sóc các giống lúa, ngô mới cho năng suất cao, liều lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho cây trồng và kỹ năng lao động cho nông dân.

+ Công tác thông tin truyền thông và tuyên truyền phải thực hiện tốt hơn: thường xuyên đưa những bản tin về nhà nơng làm giàu, chăm sóc cây trồng vật ni qua báo chí, đài phát thanh của huyện,xã; cán bộ khuyến nông của huyện kết hợp với các xã xuống tận từng hộ dân để thăm ruộng đồng, truyền tải các kiến thức, kỹ năng sản xuất mới đến nông dân giúp người dân địa phương tiếp cận được những cái mới trong sản xuất nông nghiệp và từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậụ

- Vì hiện nay ở huyện Mèo Vạc, một số nơi người dân địa phương vẫn canh tác theo truyền thống trồng 1 vụ trên đất rồi bỏ hoang nên có nhiều lao động nơng nhàn. Vì vậy cần bố trí cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ hợp lý phát triển trồng 2 vụ/ năm nhằm sử dụng tốt nguồn lực lao động quanh năm. Những nơi vùng thấp, có điều kiện thuận lợi về canh tác và lực lượng lao động cần lựa chọn các loại hình sử dụng đất nhiều lao động như: lúa xuân-lúa mùa, ngô đông xuân- lúa mùa, chuyên rau; những nơi vùng cao, đất canh tác ít dân cư thưa thớt thì nên chọn những loại hình sử dụng đất cần lao động ở mức trung bình và thấp.

• Giải pháp về khoa học kỹ thuật, thị trường

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để xóa bỏ dần sự lạc hậu của nông nghiệp và nông thôn: Ở những vùng núi đất, địa hình tương đối bằng phẳng ở 1 số xã như: Niêm Sơn, Niêm Tịng có thể sử dụng máy móc nơng nghiệp loại nhỏ thì cần cơ giới hóa thay sức trâu, bị kéo nhằm cải thiện điều kiện lao động cho người dân, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Từ đó giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Xây dựng các mơ hình làm mẫu cho nơng dân sản xuất ở 1 số hộ đạt năng suất cao rồi sau đó nhân rộng trên diện rộng.

ngô cũ cho năng suất thấp thì thay thế bằng giống mới có năng suất cao hơn, một số kiểu sử dụng đất hiệu quả kém chuyển sang những kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao ( như chuyển kiểu sử dụng đất lúa mùa 1 vụ sang kiểu sử dụng đất ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân-đậu tương hè thu).

- Trong thời gian tới, trồng thử nghiệm và phát triển những cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện ví dụ như cây cải dầu, một số cây dược liệu có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt ở huyện. Bên cạnh đó huyện có biện pháp bảo tồn các giống cây trồng bản địa có chất lượng cao được thị trường ưa dùng.

- Bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước, đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi để mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động ở vùng thung lũng.

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác trên đất dốc để giữ và cải tạo độ phì của đất như: làm ruộng bậc thang , trồng cây theo đường đồng mức, sử dụng phương thức nông lâm kết hợp, tăng độ che phủ cho đất bằng thảm thực vật sống, xen canh gối vụ.

- Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp để cung cấp thuận lợi vật tư nông nghiệp cho nông dân về giống, phân bón.

- Thơng qua hợp tác xã, các tổ chức, doanh nghiệp để thu mua nông sản cho người dân giúp cho người dân địa phương tiêu thụ sản phẩm ổn định nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho bà con ở huyện.

• Giải pháp về vốn

Mèo Vạc là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, trong những năm gần đây nhờ sự đầu tư và quan tâm của trung ương, tỉnh và trong huyện nên sản xuất nơng nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nơng nghiệp chưa đồng đều, cịn chậm và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư cần thiết.

Để phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường vốn đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, từ tỉnh, trung ương. Đa số các hộ nơng dân trong huyện có mức sống trung bình và nghèo nên rất thiếu vốn cho đầu tư sản xuất nơng nghiệp, do vậy cần có các chính sách tín

dụng ưu đãi cho các hộ vay và mở rộng hình thức tín dụng dành cho nơng dân để họ có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Cần phải xác định thời điểm cho vay, gắn việc cho vay vốn với các thời điểm gieo trồng của các vụ trong năm để tránh tình trạng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, gây lãng phí. Ngồi việc cho vay bằng tiền có thể chuyển sang cho vay vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn như các hộ sống rải rác, hộ phải di chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở... thì ưu tiên hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ giống vật ni, cây trồng miễn phí.

Hỗ trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản, xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nơng sản có tiềm năng và thế mạnh.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Mèo Vạc là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Giang, với điều kiện tự nhiên hiểm trở ,khó khăn chia làm 2 tiểu vùng chính là tiểu vùng núi đất và núi đá, điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợị Diện tích tự nhiên tồn huyện là 56.309,42 ha, trong đó: diện tích nơng nghiệp của huyện là 43.029,85 ha chiếm 76,42 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nơng nghiệp là 1796,74 ha chiếm 3,19% tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 11.482,83 ha chiếm 20,39 % tổng diện tích tự nhiên.

2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở huyện cho thấy có tất cả 12 kiểu sử dụng đất trong đó có 7 kiểu sử dụng đất có hiệu quả từ cao đến rất cao là lúa xuân-lúa mùa, lúa xuân-lúa mùa-rau đông, ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân-đậu tương hè thu, rau xuân-rau đông, chè và rừng trồng. Các kiểu sử dụng đất có hiệu quả trung bình là ngơ đơng xn-ngơ thu, cây ăn quả. Kiểu sử dụng đất có hiệu quả thấp là lúa mùa 1 vụ, ngơ mùa 1 vụ và tam giác mạch.

- Tiểu vùng 1 có 5 loại hình sử dụng đất trong đó loại hình sử dụng đất lúa-màu với kiểu sử dụng đất lúa xuân-lúa mùa-rau đông cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX là 99,88 triệu đồng/ha, TNHH là 77,238 triệu đồng/ha và HQĐV là 3,41 lần. Có 5/9 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế từ cao đến rất cao với hiệu quả kinh tế là GTSX từ 34,221 đến 99,88 triệu đồng; TNHH từ 23,085 đến 77,238 triệu đồng và HQĐV từ 2,32 đến 3,41 lần. Về hiệu quả xã hội thì có 3 kiểu sử dụng đất có hiệu quả rất cao là lúa xuân-lúa mùa, lúa xuân-lúa mùa-rau đông, ngô đông xuân-lúa mùa với công lao động từ 730 đến 904; GTNC từ 71,96 đến 85,44 triệu đồng. Về hiệu quả mơi trường thì có 4/9 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả rất caọ

- Tiểu vùng 2 có 6 loại hình sử dụng đất trong đó loại hình sử dụng đất lúa-màu với kiểu sử dụng đất ngơ đơng xn-lúa mùa có hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX là 61,162 triệu đồng/ha; TNHH là 45,871 triệu đồng/ha và HQĐV là 3 lần. Kiểu sử dụng đất ngơ màu 1 vụ có hiệu quả kinh tế thấp nhất với GTSX là 10,065 triệu đồng, TNHH là 6,28 triệu đồng, HQĐV là 1,66 lần. Hiệu quả xã hội có 2/9 kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao với cơng lao động từ 550 đến 641; GTNC từ 71,56 đến 78,75 triệu đồng. Về hiệu quả mơi trường thì

có 4/9 kiểu sử dụng đất có hiệu quả rất cao là chè, cây ăn quả, rừng trồng, rau xuân-rau đông.

3. Dựa vào kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện, hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao như sau :

+ Tiểu vùng 1: Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (với kiểu sử dụng đất là lúa xuân- lúa mùa), lúa- màu (ngô đông xuân- lúa mùa), chuyên rau, chuyên màu (ngô đông xuân-đậu tương hè thu) là những loại hình có hiệu quả cao để duy trì và phát triển thêm.

+ Tiểu vùng 2: Loại hình sử dụng đất lúa-màu (ngơ đơng xn-lúa mùa) và chuyên raụ

4. Xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phương và để sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp cho địa bàn huyện như: giải pháp về lao đông, giải pháp về vốn, giải pháp về khoa học, kỹ thuật và thị trường.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng để từ đó lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp với điều kiện của địa phương. Nhưng vì Mèo Vạc là huyện miền núi vùng sâu vùng xa nên việc phỏng vấn điều tra nơng hộ khá khó khăn vì một số ngun nhân như: điều kiện giao thông không thuận lợi, người nông dân đa phần là người dân tộc thiểu số không biết chữ, khơng biết nói tiếng Kinh nên việc đánh giá cịn chưa được chi tiết về nhiều mặt. Do vậy, để có thể sử dụng đất đạt được kết quả cao thì cần có những đánh giá ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 82 - 98)