Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 25 - 26)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nơng nghiệp.

- Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

Dựa trên cơ sở khoa học, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài lựa chọn các chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha của các loại hình sử dụng đất [LUT], sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

GTSX = (Sản lượng sản phẩm) x (giá bán sản phẩm)

+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.

CPTG = CP vật chất (triệu đồng/ha) + CP lao động (triệu đồng/ha)

CPTG, là sản phẩm xã hội được tạo thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX – CPTG

+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ; GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá trị hiện hành và định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Hiệu quả môi trường

Xác định hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu :

+ Xây dựng cơ cấu cây trồng nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mịn rửa trơị

+ Tỷ lệ che phủ của hệ thống cây trồng.

+ Mức độ thích hợp của cơ cấu cây trồng (cải tạo đất, bảo vệ, tăng độ phì của đất)

- Hiệu quả xã hội

Xác định hiệu quả xã hội theo các chỉ tiêu :

+ Thu hút nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm cho nơng dân. + Góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 25 - 26)