Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 81 - 84)

của huyện đến năm 2020

- Huyện Mèo Vạc đã đưa ra một số định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

+ Phát triển thêm các diện tích trồng cây như diện tích chuyên màu, lúa- màu là những kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế caọ

+ Phát triển thêm diện tích trồng tam giác mạch là cây cho giá trị kinh tế về du lịch khá cao không những thế còn là loại cây dễ trồng, phù hợp trên đất dốc và thích hợp với điều kiện thời khí hậu ở huyện vùng cao núi đá như Mèo Vạc; biến cây này thành hàng hóa, đảm bảo việc thu mua hạt cho người dân sau mỗi vụ thu hoạch.

+ Diện tích trồng rừng sản xuất đến năm 2020 sẽ tăng thêm do diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang. Việc phát triển rừng trồng sẽ giúp tăng độ che phủ đất , chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ đất.

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và dựa vào định hướng của huyện đến năm 2020, tôi đã tính toán và đưa ra diện tích đề xuất cho các loại hình sử dụng đất của huyện đến năm 2020. Số liệu được thể hiện trong bảng 4.19.

Bảng 4.19. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Mèo Vạc Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích hiện trạng (ha) Định hướng (ha) Tăng (+) Giảm (–) Diện tích (ha) Tiểu vùng 1

Chuyên lúa Lúa xuân-lúa mùa 197 197 0

Lúa mùa 1 vụ 160 100 - 60

Lúa-màu Lúa xuân-lúa mùa-rau

đông 205 205 0

Ngô đông xuân-lúa mùa

358 403 45

Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Ngô đông xuân-ngô thu

Ngô đông xuân-đậu tương hè thu

Rau xuân-rau đông

135 220 98 135 235 98 0 15 0

Cây ăn quả Mận,lê 149 149 0

Cây lâm nghiệp Rừng trồng 396 496 100

Tiểu vùng 2

Chuyên lúa Luá mùa 1 vụ 186 106 - 80

Lúa- màu Ngô đông xuân-lúa

mùa

402 452 50

Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Ngô mùa 1 vụ

Ngô đông xuân-đậu tương hè thu

Rau xuân- rau đông Tam giác mạch 175 264 102 14 105 284 102 64 - 70 20 0 50

Cây lâu năm Chè 56 96 40

Cây ăn quả Mận. Lê 163 163 0

Cây lâm nghiệp Rừng trồng 415 515 100

Từ bảng 4.19 ta thấy

•Ở tiểu vùng 1: Đây là khu vực có đặc điểm địa hình ít hiểm trở, địa hình canh tác thuận lợi hơn nên chúng tôi đề xuất và định hướng cho tiểu vùng 1 phát triển các kiểu sử dụng đất như: ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân- đậu tương hè thu và rừng trồng. Hai kiểu sử dụng đất ngô đông xuân-lúa mùa,

ngô đông xuân-đậu tương hè thu được chú trọng phát triển thêm vì đây là 2 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó còn đảm bảo được vấn đề lương thực cho bà con nông dân địa phương. Vì Mèo Vạc là một huyện miền núi nên việc chống xói mòn, rửa trôi bảo vệ đất phải là ưu tiên hàng đầụ Do vậy kiểu sử dụng đất rừng trồng cũng được tăng thêm với mục đích tăng độ che phủ rừng, chống xói mòn.

Từ những phân tích trên, diện tích các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 tiểu vùng 1 như sau:

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân – lúa mùa tăng thêm 45 ha và diện tích này chuyển từ lúa mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân-đậu tương hè thu tăng thêm 15 ha và diện tích này cũng chuyển từ lúa mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất rừng trồng tăng thêm 100 hạ Đây là diện tích từ đất chưa sử dụng chuyển sang để mở rộng diện tích rừng trồng.

- Các kiểu sử dụng đất còn lại như: lúa xuân-lúa mùa, lúa xuân-lúa mùa- rau đông, ngô đông xuân-ngô thu, chuyên rau và cây ăn quả thì đều giữ nguyên diện tích không thay đổị Nhưng bên cạnh đó đầu tư đổi mới về chất lượng giống, áp dụng kỹ thuật khoa học để tăng năng suất và giá trị thành phẩm.

Các loại hình sử dụng đất được đề xuất cho tiểu vùng 1 là - Lúa xuân-lúa mùa

- Lúa xuân- lúa mùa- rau đông - Ngô đông xuân-lúa mùa - Ngô đông xuân-ngô thu

- Ngô đông xuân- đậu tương hè thu - Rau xuân- rau đông

- Cây ăn quả - Rừng trồng

•Ở tiểu vùng 2: Tiểu vùng 2 có địa hình đa phần là núi đá, địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh nên đề xuất chuyển đổi 1 phần diện tích từ kiểu sử dụng đất lúa mùa 1 vụ, ngô mùa 1 vụ có hiệu quả thấp sang các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao như ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân-đậu tương hè thụ Phát triển

thêm diện tích trồng tam giác mạch vì đây là cây trồng thích hợp, dễ trồng phù hợp với điều kiện khắc nghiệt ở huyện và là cây có giá trị du lịch cao, lương thực là đặc sản của huyện đem lại thu nhập cho người dân.

Diện tích các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 như sau:.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân - lúa mùa tăng thêm 50 hạ Diện tích đến năm 2020 là 452 ha diện tích này được chuyển từ đất lúa mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân - đậu tương hè thu tăng thêm 20 ha do chuyển từ đất ngô mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất trồng tam giác mạch đến năm 2020 là 64 ha, diện tích này tăng thêm 50 ha do chuyển từ diện tích ngô mùa 1 vụ sang.

- Kiểu sử dụng đất trồng chè đến năm 2020 là 96 ha , tăng thêm 40 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang.

- Kiểu sử dụng đất rừng trồng đến năm 2020 là 515 ha, tăng thêm 100 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang.

- Thêm kiểu sử dụng đất mới là đậu tương xuân hè - lúa mùa với diện tích là 30 ha do chuyển từ đất lúa mùa 1 vụ sang.

Các loại hình sử dụng đất được đề xuất cho tiểu vùng 2 là: - Ngô đông xuân- lúa mùa

- Đậu tương xuân hè - lúa mùa - Ngô đông xuân- đậu tương hè thu - Rau xuân- rau đông

- Tam giác mạch - Chè

- Cây ăn quả - Rừng trồng

Như vậy ta thấy đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của huyện. Để có thể thực hiện được sự chuyển đổi này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành có sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 81 - 84)