Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 26)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.3.Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.3.Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.3.1. Những nghiên cứu trên Thế giới

- Với diện tích đất có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giớị Có nhiều những phương pháp đã được nghiên cứu áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn.

- Hàng năm, viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. - Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nơng nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng phát triển trên đất cao trước sau đó mới đến đất thấp. Đó là q trình hình thành của sinh thái đồng ruộng.Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác, là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôị

- Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách quốc gia đã có nhiều đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khơng thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn.Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nơng nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Theo kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm vàtính chủ động sáng tạo của nơng dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy kinh tế xã hội nơng thơn phát triển tồn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.

- Tại Philippin, tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây cacao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.

2.3.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng có năng suất cao, bố trí ln canh cây trồng vật ni với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Những năm 1960, Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đồn cây vụ đơng vào sản xuất do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

- Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tang vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như Bùi Huy Đá(1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hồng (1987).

- Cơng trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Đào Thế Tuấn, hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Luật cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhaụ

- Chương trình đồng trũng 1985 -1987 do Uỷ ban kế hoạch nhà nước, chương trình bản đồ canh tác 1988 – 1990 do Uỷ ban khoa học nhà nước cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhaụ

- Đề tài đánh giá hiệu quả một số mơ hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy ở vùng này đã xuất hiện nhiều mơ hình ln canh 3- 4 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế caọ Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã được bố trí trong các phương thức luân canh (Vũ Năng Dũng, 1997)

- Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp của (Đỗ Nguyên Hải, 1999).

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên của Hà Học Ngô và cs. (1999).

- Nghiên cứu và xây dựng quy trình cơng nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nguyễn Thị Vòng và cs. (2001).

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hội khoa học Đất Việt Nam (Đào Châu Thu, 2008).

2.3.4. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp vùng đồi núi

2.3.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi trên thế giới

- Trên thế giới, tài nguyên đất có khoảng 13.500 triệu ha, trong đó đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là 1000 triệu ha (chiếm 14,7%). Đó là nguồn tài nguyên lớn của nhiều quốc gia vì giá trị sản phẩm nơng nghiệp lớn và đó cịn là nguồn ni sống con người và bảo vệ môi trường.

- Ở khu vực Đơng Nam Á, diện tích đất đồi núi hầu như được phân bố ở tất cả các nước trong khu vực. Trong đó, Việt Nam diện tích đất đồi núi chiếm

khoảng 75% diện tích tự nhiên của cả nước. Diện tích đất đồi núi phần lớn là được sử dụng cho lâm nghiệp như: trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.. và để khai thác trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại cây lâu năm khác. Ở những vùng đất đồi núi dạng thung lũng, dốc thấp, bình nguyên, cao nguyên thì thuận lợi cho việc canh tác trồng cây lương thực, hoa màu, các cây lấy rau, củ.

- Đất đồi núi có độ phì cao nếu được sử dụng và khai thác một cách hợp lý. Tuy nhiên, độ phì của đất đồi núi lại phụ thuộc vào thành phần đá mẹ, độ dốc, địa hình, thảm thực vật che phủ rừng, hoặc vào dòng chảy của nước. Nhưng qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất để trồng trọt trong một thời gian dài thì đất bị suy thối nhanh chóng do hiện tượng xói mịn, rửa trơị Vì thế, nhiều những nhà khoa học đã nghiên cứu các cơng trình về các biện pháp chống xói mịn, bảo vệ đất dốc. Một số cơng trình nghiên cứu ở trên thế giới như: nghiên cứu của Volni năm 1970, nghiên cứu của các giáo sư trường đại học Pardin (Mỹ) năm 1951 đến 1958 và chương trình “Nghiên cứu quản lý bền vững đất dốc Châu Á để sử dụng nông nghiệp” của IBSRAM. Đến thế kỷ XX thì đã có rất nhiều những nghiên cứu về đất đồi núi và việc bảo vệ đất. Một trong những cách bảo vệ đất hiệu quả là sử dụng mơ hình nơng lâm kết hợp. Và theo ICRAF (1983) thì “Hệ thống nơng lâm kết hợp là hệ thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây công nghiệp hàng năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất đồng thời hay luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa hoặc duy trì sản xuất lâu bền do bảo vệ và tăng được độ màu mỡ của đất”.

- Ngày nay sử dụng đất đồi núi còn chú trọng đến việc phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững.

2.3.4.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp vùng đồi núi ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, đất đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất tự nhiên. Đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả. Những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ rừng ở nước ta khoảng 45%, đến những năm 80 chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên khoảng 32%. Tuy nhiên, diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn khoảng 10 triệu hạ Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của cả nước nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên.( Lê Quốc Doanh và cs., 2005).

Tổng diện tích đất đồi núi ở Việt Nam là 23.969.600 ha (chiếm 72,8% diện tích tự nhiên tồn quốc). Trong đó sử dụng cho mục đích nơng nghiệp là 4.413.700 ha (chiếm 18,4%), cho lâm nghiệp là 11.802.700 ha (49,3%). Và khả năng mở rộng diện tích đất canh tác cho cây lâu năm trên đất đồi núi là 561.300 ha (Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, 2005).

Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 150 (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 150 đến 250 chiếm khoảng 14,6%, cịn lại là đất có độ dốc lớn hơn 250 ( chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 250 nên chịu xói mịn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hóa ( Lê Quốc Doanh và cs., 2005).

Đặc điểm thuận lợi của vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng, đa dạng hóa cây trồng. Nhưng trở ngại nổi bật là do địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn nên dễ bị xói mịn, rửa trơị Do đó đã kéo theo hàng loạt các vấn đề như kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn ( Nguyễn Thế Đặng và cs., 2003).

Đã có các chương trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi như các dự án đánh giá đất và xây dựng các mơ hình sản xuất như hệ thống nơng lâm kết hợp, hệ thống vườn ao chuồng rừng, trang trại sản xuất vườn đồi, rừng đồi… Các chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng… là những hoạt động quan trọng và hữu hiệu góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi một cách hợp lý.

Từ năm 1990 đến nay, nước ta đã có nhiều những nghiên cứu do Viện Thổ nhưỡng nơng hóa (1999) phối hợp với một số tổ chức quốc tế như: phối hợp nghiên cứu sử dụng đất chua vùng đồi núi với Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia và IBSRAM, phối hợp nghiên cứu và áp dụng tiến bộ canh tác trên đất dốc với Viện nông nghiệp Canada, phối hợp nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ về quản lý đất dốc trồng sắn với Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đớị Ngoài ra cịn có những nghiên cứu được triển khai trong nước, tiến hành các thí nghiệm dài hạn với sự tham gia của người dân trên đất của các nông hộ sau khi được giao đất, giao rừng, xây dựng mơ hình canh tác trên đất dốc, áp dụng tiến bộ công nghệ canh tác trên đất dốc; kết hợp

với các tổ chức Khuyến nông, Sở nơng nghiệp, Phịng nơng nghiệp tại địa phương để mở các lớp huấn luyện, tổ chức các hộ nghị, hội thảo chuyên đề.

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp đã có những nghiên cứu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất hiệu quả và lâu bền. Đó là những cơng trình nghiên cứu về xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất, đánh giá hiện trạng, đề xuất, định hướng, phát triển, quy hoạch và phân vùng sinh thái cho các loại cây trồng hàng hóa vùng đồi núi và các loại cây đặc sản vùng đồi núi; đề xuất các biện pháp cải tạo, sử dụng đất vùng đồi núị Ngoài ra nhà nước cũng đưa ra nhiều những chính sách như: định canh, định cư, chống phát nương đốt rẫy, làm ruộng bậc thang, trồng cây phân xanh, cây phủ đất giữ ẩm… để góp phần vào việc sử dụng đất đồi núi một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

2.3.5. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc

Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn xã hộị Nguồn lực sản xuất xã hội ngày trở nên khan hiếm thì việc nâng cao hiệu quả là địi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nơng nghiệp bền vững cũng chính là xu thế tất yếu của mọi quốc giạ Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần phải được sử dụng hiệu quả và hợp lý. Trên thực tế, Đảng và nhà nước ta cũng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Nơng nghiệp huyện Mèo Vạc có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã tăng qua các năm, cơ cấu nơng nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển đổi theo hướng tích cực.

Ngành nông nghiệp của huyện đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu tiêu dùng trong huyện. Tỷ trong các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực đã có sự chuyển biến tích cực; chăn ni cũng phát triển đềụ

Nền kinh tế của huyện là nền kinh tế thuần nông. Từ trước đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào có quy mơ lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Huyện cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trước mắt và lâu dàị

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các loại hình sử dụng đất, các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội liên quan đến q trình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn của huyện.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài giới hạn tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn 2 xã đại diện cho 2 tiểu vùng của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

+) Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Xác định vị trí vùng nghiên cứụ - Điều tra đất đai: Nơng hố thổ nhưỡng, địa hình.

- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng,...

+) Điều kiện kinh tế- xã hội: Dân số, lao động, việc làm, trình độ dân trí,

tình hình quản lý và sử dụng đất đai, cơ cấu các ngành nghề. Tình hình kinh tế nơng nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác, các loại hình sử dụng đất, ...

+) Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 26)