Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 38)

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN MÈO VẠC 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Mèo Vạc là một huyện vùng núi đá, phía Đơng Bắc của tỉnh Hà Giang nằm cách thị xã Hà Giang 164 km, nằm trong khoảng từ 23002' đến 23019' độ vĩ Bắc, từ 105012' đến 105024' độ kinh Đơng. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Đơng và Đơng Bắc giáp biên giới Trung Quốc. - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đồng Văn.

- Phía Nam giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Là một huyện có đường biên giới chung với 2 huyện của Trung Quốc là Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và Nà Pô, tỉnh Quảng Tây dài 43 km và có 1 cửa khẩu cấp Quốc gia Săm Pum - Điền Bồng, một hệ thống giao thơng tương đối hồn thiện nối liền với thành phố Hà Giang, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Pô của Trung Quốc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển du lịch, quan hệ buôn bán quốc tế và phát triển nền kinh tế của huyện cũng như của tỉnh.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Mèo Vạc là một huyện có đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, đặc trưng cho địa hình Cacxtơ, có đỉnh núi cao nhất là Chín Sán 1.900m, thấp nhất là 275m, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.150m, đã tạo ra một khí hậu đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn tồn huyện.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Là một huyện vùng cao núi đá, địa hình chia cắt mạnh, Mèo Vạc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có nhiều sắc thái của khí hậu á nhiệt đới, mùa lạnh thường kéo dàị Mùa hè có mưa nhiều, đơi khi kéo theo giơng và mưa đá. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước và kết thúc khoảng tháng 4 năm

sau, vào mùa này có nhiều xã trên địa bàn huyện thiếu nước trầm trọng, gây nhiều khó khăn cho việc phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 15,70C

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.700 mm - Độ ẩm bình quân trong năm là 80%

- Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.427 - 1.500 giờ - Tổng nhiệt lượng hàng năm có khoảng 5.7250C

* Thủy văn

Chế độ thủy văn của Mèo Vạc chịu ảnh hưởng chủ yếu của con sông nhỏ là sông Nho Quế và sơng Nhiệm có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác gềnh, hiệu ích phục vụ sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt thấp. Vào mùa mưa, nước ở thượng nguồn 2 con sông trên đổ về gây ngập lụt cục bộ làm ách tắc giao thông, sạt lở đất sản xuất của một số xã. Vào mùa khô, nước của hệ thống sông này không đủ để cung cấp nên nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, nhất là những vùng núi đá.

Nhìn chung, nguồn thủy văn của hệ thống sơng ngịi, suối trên địa bàn huyện có lưu lượng khơng đều, độ dốc lớn tạo ra dịng chảy mạnh, gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông vào mùa mưa, đồng thời việc cung cấp nước vào mùa khô cho nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015, tổng diện tích tự nhiên huyện Mèo Vạc là 56.309,42 ha, trong đó: Sử dụng vào mục đích nơng nghiệp là 43.029,85 ha, chiếm 76,42%; sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp là 1.796,74 ha, chiếm 3,19%; đất chưa sử dụng cịn 11.482,83 ha chiếm 20,39% diện tích tự nhiên.

Theo số liệu nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và một số tài liệu khác cho thấy Tài nguyên Đất đai của huyện có 17 loại đất chính và được chia cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Diện tích các loại đất chính của huyện Mèo Vạc

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa chua glay nông 78 0,14

2 Đất đen cacbonat điển hình 55 0,1

3 Đất cacbonat đá sâu 108 0,19

4 Đất xám feralit điển hình 6917 12,28

5 Đất xám feralit đá nông 2714 4,82

6 Đất xám feralit đá sâu 7944 14,11

7 Đất xám feralit glây yếu 780 1,39

8 Đất xám mùn điển hình 1395 2,48 9 Đất xám mùn đá nông 3622 6,43 10 Đất xám mùn đá sâu 5453 9,68 11 Đất nâu đỏ điển hình 224 0,4 12 Đất nâu vàng điển hình 671 1,19 13 Đất nâu vàng đá nông 799 1,42 14 Đất nâu vàng đá sâu 706 1,25 15 Đất mùn vàng đỏ điển hình 3302 5,86 16 Đất mùn vàng đỏ đá nông 1236 2,2 17 Đất mùn vàng đỏ đá sâu 3756 6,67

Nguồn: Phịng Tài ngun mơi trường huyện Mèo Vạc Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện rất đa dạng tạo nên một hệ thống thực vật khá phong phú, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá nhưng thường ở dạng cây trồng không hấp thụ được và địa hình chủ yếu là đất dốc nên việc canh tác, trồng rừng để đạt hiệu quả cao cần có những biện pháp canh tác thích hợp, áp dụng mơ hình trồng cây trên đất dốc, tăng cường trồng cây cải tạo đất để nâng cao độ phì và tránh hiện tượng xói mịn trên đất dốc.

4.1.1.5. Tài ngun nước

- Nước mặt:

Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Mèo Vạc có rất nhiều khe suốị Các khe suối này hầu như có nước quanh năm nhưng do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, lịng suối thấp nên khả năng phục vụ cho thâm canh cây trồng và sinh hoạt cịn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu nhờ vào nước trờị

Mèo Vạc có hệ thống 2 sơng nhỏ là sơng Nho Quế và sơng Nhiệm nằm ở phía Nam huyện, chảy theo hướng Tây Nam, lưu vực nhỏ, độc dốc lớn, nhiều thác gềnh, hiệu ích phục vụ sản nơng nghiệp và sinh hoạt thấp. Nhìn chung, lưu lượng nước của 2 con sông và hệ thống suối phân bổ khơng đều, chỉ phục vụ một số ít vùng thuộc hạ lưu, cịn lại là chưa đáp ứng các nhu cầu phục vụ cho nhân dân.

- Nước ngầm: Do địa hình đồi núi, chủ yếu là núi đá vơi, có độ dốc lớn, lượng mưa ở mức trung bình nên nước ngầm rất khan hiếm và việc đầu tư khai thác thường kém hiệu quả.

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện, đất lâm nghiệp có 24.198,64 ha, chiếm 42,97% so với tổng diện tích tự nhiên tồn huyện, trong đó đất rừng sản xuất 7.125,42 ha chiếm 29,45% tổng diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phịng hộ 17.073,22 ha, chiếm 70,55 % tổng diện tích đất lâm nghiệp.

Diện tích rừng trong những năm qua có xu hướng tăng lên nhưng không tăng mạnh bởi điều kiện địa hình phức tạp và thiên nhiên khắc nghiệt nên gây nhiều khó khăn cho cơng tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Những năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước nên diện tích rừng của Mèo Vạc đã tăng đáng kể. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng cịn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đốt nương làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ...nên chất lượng rừng thấp, chưa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của huyện.

4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Là một huyện vùng núi cao được hình thành trong thời gian dài do quá trình kiến tạo địa chất nên Tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng như:

Ăngtimon, bôxit kẽm và bôxit nhơm. Hiện nay, trong huyện đã có một số dự án khai thác quặng Ăngtimon nằm tập trung chủ yếu tại xã Xín Cái, Khâu Vai và Sơn Vĩ. Bên cạnh đó, huyện cịn có nhiều sa khống nằm rải rác ở một số xã trên địa bàn huyện và một số tài nguyên khác như đá, cát, sỏị.. Đây là một tiềm năng để huyện phát triển ngành cơng nghiệp khai khống, tạo điều kiện tăng thu nhập của huyện, tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển.

4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn, du lịch

Là một huyện nằm trong khu du lịch Cao nguyên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều phong tục, tập quán và các nền văn hóa khác nhau được hình thành lâu đời trong quá trình phát triển, một số dân tộc có lễ hội rất sinh động như chợ tình Khâu Vaị Ngồi ra, huyện cịn có lễ hội của tộc người Lô Lô, bao gồm lễ hội cầu mưa, các điệu múa độc đáo như múa vui được mùa hay cịn gọi là múa hái ngơ, múa kiếm, múa kéo nhị; dân tộc Giáy có điệu múa trống đặc sắc, các điệu múa trên hấp dẫn các du khách khi đến du lịch Mèo Vạc.

Sự đa dạng về dân tộc tạo nên nhiều sắc thái riêng cho nền văn hoá của huyện nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho việc quản lý do sự khác biệt về phong tục và ngôn ngữ.

4.1.1.9. Cảnh quan môi trường

Là một huyện có, địa hình hiểm trở, khí hậu tuy khắc nghiệt song lại pha trộn sắc thái ơn đới nên cũng có nhiều điều kiện thiên nhiêu ưu đãi tạo ra một cảnh quan, môi trường độc đáo, với những dãy núi đá tai mèo, đường Quốc lộ 4C có đỉnh Mã Pì Lèng, dưới là sơng Nho Quế và chợ tình Khâu Vai là nơi hấp dẫn khách thăm quan du lịch, nghiên cứu các bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện có tua du lịch Hà Giang - núi đôi Quản Bạ, nhà họ Vương tại Sà Phìn, Mã Pì Lèng dọc theo quốc lộ 4C sang đến Bảo Lạc, Cao Bằng. Đồng thời trên địa bàn huyện có 2 làng văn hố du lịch cộng đồng của 2 tộc người đó là xóm Sủng Pả A, thị trấn Mèo Vạc của tộc người Lơ Lơ và xóm Nà Trào, xã Tát Ngà của tộc người Giấỵ

Với đặc thù là huyện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thối đất do xói mịn, bạc mầu diễn ra trên địa bàn tồn huyện. Trong một thời gian dài rừng bị tàn phá, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhân dân canh tác nương rẫy trên đất dốc, các biện pháp canh tác không hợp lý nên vào mùa mưa đất bị rửa trôi làm trơ sỏi đá và gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay do chưa có điều

kiện nên việc đánh giá và lập bản đồ về hiện trạng suy thoái đất chưa được thực hiện để đánh giá chính xác mức độ suy thối đất trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên trên địa bàn huyện có một số vấn đề về mơi trường đáng được quan tâm như sau:

- Môi trường khu vực nông thôn: Trong khu vực nông thôn nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất là rất khan hiếm nhất là vào mùa khô ở các huyện vùng caọ Rừng đã bị tàn phá dẫn đến khả năng giữ nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân không đảm bảọ Điều kiện vệ sinh mơi trường hàng ngày của nhân dân cịn nhiều bất cập, nhà vệ sinh nhiều nơi chưa có hoặc tạm bợ gây ô nhiễm môi trường, gia súc gia cầm nuôi thả rông làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt, các cơng trình chuồng trại chưa được bố trí hợp lý… nhiều tập tục lạc hậu trong đời sống không hợp vệ sinh vẫn tồn tạị

- Môi trường đô thị: Tại trung tâm huyện và thị trấn, rác thải sinh hoạt được thu gom khá tốt, tuy nhiên rác thải chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường. Chất thải y tế tại trung tâm y tế các huyện, y tế xã chưa được xử lý triệt để sẽ là nguồn phát sinh ô nhiễm và dịch bệnh.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của huyện Mèo Vạc * Thuận lợi

Tuy cách xa thủ đô Hà Nội khoảng 464 km nhưng Mèo Vạc lại là nơi có đỉnh Mã Pì Lèng được mệnh danh là đệ nhất hùng quan phía cực Bắc, thu hút du khách vì có làng văn hóa du lịch Sảng Pả A, di chỉ khảo cổ học Mèo Vạc, chợ bò Mèo Vạc và những lễ hội truyền thống như: lễ cầu mưa của người Lô Lô, lễ hội Lồng Tồng của người Giáy, người Tày, chợ tình Khâu Vaị.. Ngồi ra, Mèo Vạc cịn hấp dẫn du khách nhờ những món đặc sản như: Thịt bị khơ, đậu xi, chè xanh Tát Ngà, rượu ngơ Ha Ía và các loại thuốc biệt dược q mua ở chợ Khâu Vaị Đây là tiềm năng du lịch rất lớn, nếu biết khai thác hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện trong thời gian tớị

Bên cạnh đó, quỹ đất chưa sử dụng của Mèo Vạc (trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng) còn tương đối lớn, cùng với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước, là điều kiện để Mèo Vạc tăng diện tích trồng rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho huyện.

* Những khó khăn, hạn chế

- Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điều kiện sản xuất tồn đất dốc khơng sử dụng được cơ giới, xuất phát điểm đi lên thấp, là huyện miền núi vùng sâu vùng xa, địa hình khó khăn phức tạp, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn, điều kiện canh tác rất khó khăn. Trình độ sản xuất của nhân dân cịn thấp, tập quán canh tác lạc hậụ..

- Cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ, cịn phân tán, một số chính sách chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, chưa được điều chỉnh kịp thời; việc huy động nguồn lực cịn gặp nhiều khó khăn.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Mèo Vạc

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước và tỉnh Hà Gang, trong những năm qua, mặc dù xuất phát điểm kinh tế của huyện cịn thấp, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu và cơ sở hạ tầng... cịn rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và tồn thể nhân dân trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn nên những năm gần đây nền kinh tế của Mèo Vạc cũng có bước phát triển khả quan.

Bảng 4.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 Hạng mục 2011 2013 2014 TH 2015 phát triển % Tốc độ Hạng mục 2011 2013 2014 TH 2015 phát triển % Tốc độ

(2011 - 2015) 1. Dân số (người) 60.793 65.571 70.576 71.914

2. Tổng GDP (tỷ đồng) 61,55 109,18 133,39 178,63 23,75

- Nông lâm nghiệp 35,70 47,49 51,29 59,34 10,70

- Công nghiệp - xây dựng 9,85 25,92 38,04 57,20 42,17

- Dịch vụ 16,00 35,77 44,06 62,09 31,15

3. Tổng GDP (tỷ đồng, giá hh) 136,78 242,61 296,42 396,96

- Nông lâm nghiệp 79,33 105,54 113,97 131,87 10,70

- Công nghiệp - xây dựng 21,89 57,60 84,54 127,11 42,17

- Dịch vụ 35,56 79,48 97,91 137,98 31,15

4. Cơ cấu các ngành kinh tế

(%) 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông lâm nghiệp 58,00 43,50 38,45 33,22

- Công nghiệp - xây dựng 16,00 23,74 28,52 32,02

- Dịch vụ 26,00 32,76 33,03 34,76

5. Thu nhập bq/người (Triệu

đồng, giá hh) 2,25 3,70 4,20 5,52

Thời kỳ 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đạt 23,75%. Trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp tăng 10,7%, công nghiệp - xây dựng tăng 42,17% và ngành thương mại - dịch vụ tăng 31,15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nơng - lâm nghiệp chiếm 33,22%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 32,02% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 34,76% trong tổng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế của huyện có bước tiến vượt bậc, nâng cao tổng thu ngân sách trên địa bàn là 495.860 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 38)