Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 44)

Hạng mục 2011 2013 2014 TH 2015 phát triển % Tốc độ

(2011 - 2015) 1. Dân số (người) 60.793 65.571 70.576 71.914

2. Tổng GDP (tỷ đồng) 61,55 109,18 133,39 178,63 23,75

- Nông lâm nghiệp 35,70 47,49 51,29 59,34 10,70

- Công nghiệp - xây dựng 9,85 25,92 38,04 57,20 42,17

- Dịch vụ 16,00 35,77 44,06 62,09 31,15

3. Tổng GDP (tỷ đồng, giá hh) 136,78 242,61 296,42 396,96

- Nông lâm nghiệp 79,33 105,54 113,97 131,87 10,70

- Công nghiệp - xây dựng 21,89 57,60 84,54 127,11 42,17

- Dịch vụ 35,56 79,48 97,91 137,98 31,15

4. Cơ cấu các ngành kinh tế

(%) 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông lâm nghiệp 58,00 43,50 38,45 33,22

- Công nghiệp - xây dựng 16,00 23,74 28,52 32,02

- Dịch vụ 26,00 32,76 33,03 34,76

5. Thu nhập bq/người (Triệu

đồng, giá hh) 2,25 3,70 4,20 5,52

Thời kỳ 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 23,75%. Trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp tăng 10,7%, công nghiệp - xây dựng tăng 42,17% và ngành thương mại - dịch vụ tăng 31,15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nơng - lâm nghiệp chiếm 33,22%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 32,02% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 34,76% trong tổng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế của huyện có bước tiến vượt bậc, nâng cao tổng thu ngân sách trên địa bàn là 495.860 triệu đồng, tạo điều kiện tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập bình quân đầu người đạt 5,52 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, nhờ những chính sách khuyến khích của Đảng và Chính phủ về đầu tư cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp nên đã nâng tỷ lệ che phủ rừng lên đến 30,06%, đưa tổng sản lượng lương thực của toàn huyện đạt 26.792,6 tấn; đảm bảo cho an tồn lương thực, bình qn lương thực trên đầu người đạt 373,56 kg/người/năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đi đáng kể, đến năm 2015 giảm xuống còn 28,17% (4.272 hộ).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

ạ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Trong những năm qua, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo, nghiên cứu cơ cấu cây trồng, vật ni phù hợp với từng tiểu vùng, tích cực ứng dụng Khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng hệ số sử dụng đất, thu hút lao động trong mùa nơng nhàn, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo đà cho nông nghiệp phát triển toàn diện.

Tổng Giá trị gia tăng của ngành Nông - Lâm nghiệp (giá hiện hành) đến 2015 đạt 131,87 tỷ đồng, tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong ngành kinh tế chiếm 33,22%.

Sản xuất Nơng - Lâm nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu cây trồng, vật ni, diện tích thâm canh tăng mạnh, ngơ từ 50% năm 2010 tăng lên 75% vào năm 2015 trong đó giống mới từ 15,75% năm 2010 lên 45,75% vào năm 2015, Lúa lai tăng từ 75% vào năm 2010 lên 96% vào năm 2015, các chỉ tiêu về thâm canh đều vượt chỉ tiêu từ 5-6%. Tổng diện tích gieo trồng đến 2015 là 16.804 ha so với năm 2013 tăng 1,1 lần (15.222,8ha), do phát triển mạnh gieo trồng 2 vụ và diện tích gieo trồng vụ đơng tăng, đặc biệt là diện tích đậu tương vụ hè thu, ngô hè thu, một số vùng chuyên trồng rau ở Niêm Sơn, Nậm Ban, Tát Ngà.

Về cơ cấu trong nội bộ ngành nơng nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 52,5% năm 2010 xuống cịn 50,5% trong khi đó ngành chăn ni tăng từ 47% năm 2010 lên 49% vào năm 2015.

* Trồng trọt:

Năm 2015, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 131,87 tỷ đồng (giá hiện hành) đạt tốc độ tăng trưởng 10,7% giai đoạn 2011 - 2015, cao hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 (giai đoạn này đạt 2,15%/năm). Các sản phẩm của ngành trồng trọt trên địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú, trong đó các sản phẩm chủ yếu của huyện bao gồm lúa, ngô, chè búp tươi, đậu tương... Kết quả của ngành trồng trọt giai đoạn 2013 - 2015 đạt được như sau:

- Cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây hàng năm đến năm 2015 đạt 21.311 ha; sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt: 22.756,7 tấn, bình qn lương thực trên đầu người đạt 347,05 kg/người/năm; đến năm 2015 sản lượng lương thực có hạt đạt: 26.792,6 tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 372,56kg/người/năm.

Đến năm 2015, các loại cây lương thực đạt được những kết quả như sau: + Diện tích lúa xn có 142,2 ha, năng suất bình quân 43,63 tạ/ha, sản lượng đạt 620,42 tấn.

+ Diện tích lúa mùa có 1.160,5 ha, năng suất bình quân 51,6 tạ/ha, sản lượng đạt 5.988,18 tấn.

+ Diện tích lúa nương có 60 ha, năng suất bình qn 12,6 tạ/ha, sản lượng 75,6 tấn.

+ Diện tích ngơ có 7.507 ha, năng suất bình quân 26,8 tạ/ha, sản lượng 20.086,23 tấn.

- Cây thực phẩm: Diện tích rau đậu các loại năm 2014 là 3.557,80 ha, sản lượng đạt 13.463,34 tấn; đến năm 2015 thực hiện gieo trồng được 4.345,98 ha, sản lượng đạt 8.505,89 tấn (trong đó: rau các loại có 1.899,81 ha, sản lượng đạt 6.896,31 tấn; đậu các loại có 2.446,17 ha, sản lượng đạt 1.609,58 tấn).

- Cây công nghiệp lâu năm: Các loại cây công nghiệp lâu năm (như chè …) tiếp tục phát triển. Tổng diện tích chè hiện có là 147,74 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 59 ha, sản lượng đạt 100 tấn.

- Cây ăn quả: Một số loại cây ăn quả chính của huyện: Lê, mận, táọ Đến năm 2015 diện tích cây ăn quả của huyện là 334,9 ha, năng suất trung bình đạt 36,77 tạ/hạ

- Cây công nghiệp hàng năm: Cây đậu tương là cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở huyện Mèo Vạc. Diện tích cây đậu tương là 3.500 ha, năng suất bình quân 8,32 tạ/ha, sản lượng đạt 2.912 tấn.

- Trong những năm gần đây, việc phát triển trồng tam giác mạch đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.. Đây là cây trồng có giá trị về mặt du lịch thu hút khách phương xa đến tham quan, chụp ảnh khi mùa hoa nở rộ. Do vậy việc đầu tư cây trồng hợp lý sẽ tạo ra nhiều sản phẩm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống của người dân.

Chăn nuôi ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành sản xuất chính trong ngành nơng nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi chiếm gần 50% trong sản xuất nông nghiệp. Thu nhập của hộ gia đình thu từ sản phẩm của chăn nuôi chiếm 50% và trở thành nguồn thu chính trong nhiều gia đình. Tổng các đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện năm 2015 có:

+ Đàn trâu: 4.312 con, bình quân 0,33 con/hộ, tăng 25,71% so với 2014. + Đàn bị: 35.001 con, bình qn 2,67 con/hộ, tăng 45,79% so với 2014. + Đàn lợn: 27.164 con, bình quân 2,07 con/hộ, tăng 7,76% so với 2014. + Đàn dê: 28.791 con, bình quân 2,20 con/hộ, tăng 8,09% so với 2014. + Đàn ngựa: 350 con, giảm 15,66% so với năm 2014 (Đàn Ngựa có xu hướng giảm dần).

+ Đàn gia cầm: Tổng đàn có 228.561 con, chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hố, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân vì đây là phương thức đơn giản, dễ ni và vốn đầu tư ít có thể phát triển thành trang trại gia cầm, thuỷ cầm.

* Sản xuất lâm nghiệp

Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi, núi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Và sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh cùng với sự đầu tư hỗ trợ gạo, nguồn vốn hợp lý, kịp thời của Nhà nước đã làm thay

đổi cơ bản nhận thức của nhân dân, phong trào thi đua trồng, cải tạo và chăm sóc rừng tại huyện Mèo Vạc ngày càng chuyển biến mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ của các Dự án, đặc biệt là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Thực trạng diện tích hiện có của rừng là 24.198,64 ha, trong đó: rừng sản xuất là 7.125,42 ha, rừng phòng hộ là 17.073,22 hạ Độ che phủ rừng năm 2015 là 30,06 %

Nhìn chung, khu vực kinh tế nơng, lâm nghiệp của huyện mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhưng trong những năm gần đây đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni theo hướng sản xuất hàng hố, việc bố trí cơ cấu mùa vụ tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên, bắt đầu hình thành các vùng chun canh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững ổn định sản lượng lương thực, tạo tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện Mèo Vạc trong những năm qua đã có những bước phát triển thích hợp và thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóạ

Thời kỳ 2011-2015, ngành công nghiệp, xây dựng có tốc độ phát triển bình quân khá cao 42,17%, giá trị sản xuất của ngành đạt 127,11 ) tỷ đồng (giá hiện hành). Một số sản phẩm chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, nông cụ cầm tay các loại, gạch, ngói và xay sát gạo, ngơ... và một số khu khai thác quặng thô, sản xuất cơng nghiệp... Ngồi ra, huyện đang phát triển một số điểm khai thác đá làm vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, công nghiệp của huyện chủ yếu là quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, số cơ sở sản xuất tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, năm 2010 có 205 cơ sở đến 2015 có 250 cơ sở, tăng cả về số hộ sản xuất và số cơ sở Hợp tác xã khai thác vật liệu xây dựng. Năm 2011 đến 2015 phát triển thêm 06 cơ sở Hợp tác xã khai thác vật liệu xây dựng, có 06 Cơng ty TNHH một thành viên có liên quan đến sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, có 2 nhà máy đang xây dựng để luyện quặng Atimon và một Hợp tác xã 3/2 đã cho sản phẩm là kim loại Ăngtimon.

Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình phát triển mạnh đã thu hút số lao động có việc làm hàng năm bằng nghề tiểu thủ cơng nghiệp và khai khống, năm 2010 có 350 lao động thì đến 2015 đã tăng lên 1.150 lao động.

Phân bổ công nghiệp không đồng đều trên địa bàn huyện, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở trung tâm thị trấn Mèo Vạc, Sủng Máng, Sủng Trà, một số xã núi đá. Cơng nghiệp khai khống tập trung ở Xín Cái, Sơn Vĩ, Khâu Vai…

Ngành công nghiệp điện: Giai đoạn 2011 - 2015 phát triển mạnh công suất của 4 nhà máy trên địa bàn huyện trên. Hiện nay, các xã đều có điện đến trung tâm xã, mới có 90/199 xóm bản có điện, số hộ có điện đến 2015 mới đạt 40,6%.

Công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản: Đây là nhóm ngành cơng nghiệp mà huyện đang có thế mạnh, các điểm mỏ hiện nay đang đưa vào khai thác có 5 điểm mỏ quặng: Ăngtimon ở Bản Trang xã Xín Cái; Phe Thán, Lẻo Chá Phìn A xã Sơn Vĩ; Pơ Ma xã Khâu Vai; Sửa Nhè Lử xã Xín Cái; có hai nhà máy luyện quặng xã Sơn Vĩ, xã Khâu Vai và một Hợp tác xã 3/2 cơ sở sản xuất nhỏ. Ngồi các điểm mỏ trên cịn có các điểm mỏ chì, kẽm ở Sửa Nhè Lử xã Xín Cái, Bơ xít nhơm ở Thượng Phùng, Lũng Pù, các điểm có vàng ở Bản Tại xã Niêm Sơn, Niêm Tòng đang giao thăm dò trữ lượng. Các điểm mỏ có nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư tiến hành bỏ vốn khai thác tạo ra những cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng huyện Mèo Vạc còn gặp phải một số khó khăn như sau: Là một huyện nghèo thuộc vùng sâu vùng xa, ít tài ngun khống sản và nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp nên huyện cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư của các tổ chức và doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Trong những năm qua huyện đã có sự đầu tư tương đối lớn và toàn diện vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: xây dựng trung tâm huyện lỵ, các cơng trình điện giao thơng, thủy lợi, y tế, giáo dục…làm cho bộ mặt huyện ngày một khang trang hơn. Việc đầu tư phát triển các cơng trình hạ tầng thiết yếu đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương laị Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch trung tâm huyện, trung tâm cụm xã, các khu di tích danh lam thắng cảnh phục vụ văn hóa du lịch đã được chú trọng.

c. Dịch vụ - thương mại - du lịch

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành dịch vụ, thương mại năm 2015 có tốc độ tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng cao, giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 31,15%. Năm 2015, tỷ trọng của ngành chiếm 34,76% trong cơ cấu kinh tế của huyện, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 137,98 tỷ đồng (giá hiện hành). Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 0,5 tỷ đồng, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 0,5 triệu USD. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng và năng động hơn, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, thị trường tăng bình quân hàng năm 35 - 40% trở lên. Trên địa bàn huyện có 9 chợ trong đó có 3 chợ biên giới (trong đó có 2 chợ hoạt động đều), hệ thống chợ Mèo Vạc chủ yếu là chợ tạm hoặc chỉ là những điểm họp chợ nông thôn (như chợ Nậm Ban, Tát Ngà). Hoạt động của chợ chủ yếu là trao đổi mua bán những mặt hàng thiết yếu của bà con địa phương.

Trong những năm qua (giai đoạn 2011 - 2015) du lịch của huyện cũng đã có bước phát triển như hàng năm đã tổ chức tốt Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, gắn với hội chợ thương mại du lịch đã thu hút khách du lịch đến với Mèo Vạc, năm 2011 - 2015 đã có trên 3.500 lượt khách đến với Mèo Vạc. Về các điểm du lịch đã bắt đầu được đầu tư, các trạm dừng chân như đỉnh Mã Pì Lèng, nhà sàn Chợ tình Khâu Vai, tại trung tâm huyện đã có khách sạn Hoa Cương đạt tiêu chuẩn 1 sao, các nhà nghỉ đảm bảo chỗ nghỉ cho du khách.

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Mèo Vạc ngày càng tăng.

Tuy nhiên du lịch của Mèo Vạc còn tồn tại những bất cập như sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển một cách tự phát, việc phát triển du lịch mang tính liên kết vùng chưa thực hiện được, các điểm du lịch chưa được khai thác một cách tương xứng. Đây cũng là những nguyên nhân cơ bản khiến cho du lịch Mèo Vạc không lưu giữ được khách du lịch

4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

Năm 2015, tổng dân số của huyện là 71.914 người với 13.100 hộ, gồm 17 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc H'Mông chiếm đa số chiếm khoảng gần 80%, còn lại là một số các dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2015 là 2,2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 44)