Xuất các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 84 - 88)

- Mèo Vạc là huyện có trình độ dân trí còn thấp do vậy cần phải coi trọng việc nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật cho nông dân trong những điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với các hệ thống canh tác (truyền thống, chuyển tiếp hay hiện đại).

+ Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật về sản xuất đến tận thôn, bản của huyện như: cách thức trồng, chăm sóc các giống lúa, ngô mới cho năng suất cao, liều lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho cây trồng và kỹ năng lao động cho nông dân.

+ Công tác thông tin truyền thông và tuyên truyền phải thực hiện tốt hơn: thường xuyên đưa những bản tin về nhà nông làm giàu, chăm sóc cây trồng vật nuôi qua báo chí, đài phát thanh của huyện,xã; cán bộ khuyến nông của huyện kết hợp với các xã xuống tận từng hộ dân để thăm ruộng đồng, truyền tải các kiến thức, kỹ năng sản xuất mới đến nông dân giúp người dân địa phương tiếp cận được những cái mới trong sản xuất nông nghiệp và từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậụ

- Vì hiện nay ở huyện Mèo Vạc, một số nơi người dân địa phương vẫn canh tác theo truyền thống trồng 1 vụ trên đất rồi bỏ hoang nên có nhiều lao động nông nhàn. Vì vậy cần bố trí cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ hợp lý phát triển trồng 2 vụ/ năm nhằm sử dụng tốt nguồn lực lao động quanh năm. Những nơi vùng thấp, có điều kiện thuận lợi về canh tác và lực lượng lao động cần lựa chọn các loại hình sử dụng đất nhiều lao động như: lúa xuân-lúa mùa, ngô đông xuân- lúa mùa, chuyên rau; những nơi vùng cao, đất canh tác ít dân cư thưa thớt thì nên chọn những loại hình sử dụng đất cần lao động ở mức trung bình và thấp.

•Giải pháp về khoa học kỹ thuật, thị trường

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để xóa bỏ dần sự lạc hậu của nông nghiệp và nông thôn: Ở những vùng núi đất, địa hình tương đối bằng phẳng ở 1 số xã như: Niêm Sơn, Niêm Tòng có thể sử dụng máy móc nông nghiệp loại nhỏ thì cần cơ giới hóa thay sức trâu, bò kéo nhằm cải thiện điều kiện lao động cho người dân, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Từ đó giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Xây dựng các mô hình làm mẫu cho nông dân sản xuất ở 1 số hộ đạt năng suất cao rồi sau đó nhân rộng trên diện rộng.

ngô cũ cho năng suất thấp thì thay thế bằng giống mới có năng suất cao hơn, một số kiểu sử dụng đất hiệu quả kém chuyển sang những kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao ( như chuyển kiểu sử dụng đất lúa mùa 1 vụ sang kiểu sử dụng đất ngô đông xuân-lúa mùa, ngô đông xuân-đậu tương hè thu).

- Trong thời gian tới, trồng thử nghiệm và phát triển những cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện ví dụ như cây cải dầu, một số cây dược liệu có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt ở huyện. Bên cạnh đó huyện có biện pháp bảo tồn các giống cây trồng bản địa có chất lượng cao được thị trường ưa dùng.

- Bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động ở vùng thung lũng.

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác trên đất dốc để giữ và cải tạo độ phì của đất như: làm ruộng bậc thang , trồng cây theo đường đồng mức, sử dụng phương thức nông lâm kết hợp, tăng độ che phủ cho đất bằng thảm thực vật sống, xen canh gối vụ.

- Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp để cung cấp thuận lợi vật tư nông nghiệp cho nông dân về giống, phân bón.

- Thông qua hợp tác xã, các tổ chức, doanh nghiệp để thu mua nông sản cho người dân giúp cho người dân địa phương tiêu thụ sản phẩm ổn định nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho bà con ở huyện.

•Giải pháp về vốn

Mèo Vạc là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, trong những năm gần đây nhờ sự đầu tư và quan tâm của trung ương, tỉnh và trong huyện nên sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nông nghiệp chưa đồng đều, còn chậm và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư cần thiết.

Để phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường vốn đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, từ tỉnh, trung ương. Đa số các hộ nông dân trong huyện có mức sống trung bình và nghèo nên rất thiếu vốn cho đầu tư sản xuất nông nghiệp, do vậy cần có các chính sách tín

dụng ưu đãi cho các hộ vay và mở rộng hình thức tín dụng dành cho nông dân để họ có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Cần phải xác định thời điểm cho vay, gắn việc cho vay vốn với các thời điểm gieo trồng của các vụ trong năm để tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, gây lãng phí. Ngoài việc cho vay bằng tiền có thể chuyển sang cho vay vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn như các hộ sống rải rác, hộ phải di chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở... thì ưu tiên hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng miễn phí.

Hỗ trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản, xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng và thế mạnh.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 84 - 88)