Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GVT trong các đại học và học viện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học (Trang 34 - 38)

học và học viện ở Việt Nam

1.2.2.1. Cơ chế, chính sách về NCKH

Cơ chế, chính sách về NCKH là những quy định mang tính nguyên tắc về phương diện tổ chức, điều hành hoạt động, hướng dẫn, kiểm tra NCKH, các quy định cụ thể hóa của cơ quan quản lý khoa học trực tiếp về quy trình hoạt động và quản lý con người.

Cơ chế quản lý về NCKH trong trường đại học và học viện được hiểu theo trạng thái động nên không thể không đề cập tới con người vận hành. Trong quá trình thực hiện vận hành của cơ chế NCKH thì đội ngũ quản lý và GV vừa là đối tượng của quản lý trong cơ chế, song vừa là chủ thể trong mỗi hoạt động nghiên cứu.

Cần nhấn mạnh rằng cơ chế quản lý về NCKH chỉ có thể vận hành theo mục tiêu phát triển GD&ĐT do Nhà nước quy định, khi mỗi thành tố trong đó phải phát huy được thế mạnh trong cơ chế. Nếu một trong số các thành tố tạo nên chất lượng, hiệu quả trong NCKH khơng được kích thích, quan tâm đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chung của quốc gia về phát triển NCKH. Việc ban hành cơ chế quản lý về NCKH sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện triển khai, quản lý có khả năng phát hiện và loại trừ những yếu tố ảnh hưởng không phù hợp.

1.2.2.2. Nguồn nhân lực NCKH

Nguồn nhân lực KH&CN có thể được định nghĩa: là tồn bộ những người tham gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN trong một tổ chức hoặc dịch vụ. Số nhận lực này phải bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, cán bộ trung học kỹ thuật, nhân viên phụ trợ và cả đội ngũ cộng tác viên trong nghiên cứu. Có hai loại nhân lực KH&CN là chính nhiệm và kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV của các trường đại học đều thuộc đội ngũ nhân lực KH&CN kiêm nhiệm, thực hiện các hoạt động NCKH như một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh và liên quan trực tiếp với nhiệm vụ chính trị chính yếu là thực hiện cơng tác GD&ĐT của nhà trường [97, tr.19].

Nhân lực NCKH trong các trường đại học và học viện là các cá nhân, nhóm nghiên cứu, tổ chun mơn, hội đồng khoa học, có vai trị tiên quyết trong bảo đảm chất lượng nghiên cứu, là nguồn lực chất xám của các trường đại học, học viện và ở

các cơ sở nghiên cứu. Ở các trường đại học và học viện, đội ngũ GV và cộng tác viên sẽ đóng vai trị chủ chốt trong việc quyết định chất lượng đào tạo nghiên cứu của nhà trường.

1.2.2.3. Điều kiện, phương tiện phục vụ NCKH Đầu tư tài chính:

Tài chính là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển KH&CN. Đầu tư cho KH&CN không thể tách rời điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đầu tư tài chính cho KH&CN là một quá trình phức tạp bao gồm từ xác định mục tiêu, phương hướng, tạo nguồn vốn, phân bổ và cân đối, thực hiện cấp phát tài chính theo kế hoạch.

Nguồn tài chính cho NCKH của các trường đại học và học viện hiện nay chủ yếu là nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Ngồi ra cịn có nguồn kinh phí hỗ trợ được huy động từ các hợp đồng nghiên cứu triển khai, các tổ chức doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư,...

Cơ sở vật chất phục vụ cho NCKH:

Nguồn lực vật chất cho NCKH bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, v.v... của trường đại học, học viện và của các cơ sở khác bên ngồi nhà trường có thể huy động vào việc thực hiện các nhiệm vụ NCKH.

Môi trường NCKH:

Môi trường NCKH gồm môi trường vật chất, môi trường tinh thần. Trước hết quản lý cần chăm lo về mơi trường học thuật và bầu khơng khí tâm lý trong NCKH ở các trường. Điều kiện về thời gian trong NCKH là rất quan trọng và cần thiết để triển khai nghiên cứu. Trường đại học và học viện cần quan tâm đến môi trường sinh hoạt học thuật gồm: sinh hoạt chuyên môn, tổ chức seminar, báo cáo chuyên đề, trao đổi, thông tin,... Các khoa, tổ chun mơn có kế hoạch sinh hoạt chuyên môn định kỳ, để đội ngũ GV sinh hoạt, báo cáo kết quả nghiên cứu, đăng ký đề tài, trao đổi thông tin,...

Nguồn lực thông tin:

Nguồn lực thông tin cho hoạt động NCKH là thông tin khoa học bao gồm những thông tin, tư liệu, số liệu đa dạng, cần thiết, chúng được phân tích, xử lý và

sử dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động NCKH. Nguồn lực thông tin đã và đang mở rộng, việc khai thác nguồn thông tin được cập nhật một cách kịp thời là điều kiện đảm bảo thành cơng có chất lượng và hiệu quả của các hoạt động NCKH [97, tr. 20].

Tác động cơ chế thị trường:

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sản phẩm của giáo dục địi hỏi phải có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, có sức cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Tạo quan hệ với đối tác và hợp tác quốc tế:

Trong xu thế hội nhập quốc tế, những giá trị chuẩn mực trong GD&ĐT, trong KH&CN đều phải đạt chuẩn và phấn đấu đạt chuẩn quốc tế, địi hỏi chất lượng đội ngũ nghiên cứu có năng lực hợp tác quốc tế trong NCKH, trao đổi chuyên môn, học thuật, chuyển giao kỹ thuật công nghệ...

1.2.2.4. Yếu tố quản lý

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống pháp luật. Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với NCKH ở các trường đại học và học viện. Công tác quản lý không trực tiếp làm ra chất lượng NCKH nhưng nó tác động đến các yếu tố khác để các yếu tố này phát huy được hiệu quả sử dụng, hiệu quả tổ chức trong hoạt động NCKH, để cho người nghiên cứu có điều kiện hồn thành tốt nhiệm vụ NCKH của mình.

Tóm lại, trong hoạt động NCKH ở trường đại học và học viện cần quan tâm đến 4 yếu tố chủ yếu trên có ảnh hưởng đến hoạt động NCKH, từ đó để có các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng NCKH của các trường đại học và học viện.

Kết luận chƣơng 1:

Hoạt động NCKH ở các trường đại học, học viện nói chung và hoạt động NCKH của GVT nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng, đóng vai trị quyết định trong chất lượng giảng dạy.

Luận văn đã phân tích có hệ thống cơ sở lý luận gồm các khái niệm Chính sách, Chính sách KH&CN, Khuyến khích, Chính sách khuyến khích, Khoa học, NCKH, GV, GVT đồng thời phân tích vai trị của NCKH trong trường đại học, học viện và đối với GVT; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NCKH trong trường đại học và học viện.

Luận văn cũng chỉ ra thực trạng hoạt động NCKH của các trường đại học, học viện và của GVT hiện nay; phân tích những điều kiện cần có để một GVT thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH cũng như những khó khăn trong thực tế mà họ đang gặp phải.

Chương 2 của luận văn tiếp tục phân tích rõ hơn về thực trạng hoạt động NCKH của GVT qua nghiên cứu trường hợp Học viện CT - HC KVI.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)